HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ SẢN XUẤT THEO J.I.T VÀ SẢN XUẤT TINH GỌN - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

BÀI 6
HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ
SẢN XUẤT THEO J.I.T VÀ SẢN XUẤT TINH GỌN
các bạn thân mến! Hệ thống Hoạch định nhu cầu vật tư (Material Requirements Planning – MRP) trong sản xuất liên quan đến 3 yếu tố chính: điều độ sản xuất, mua hàng và kiểm tra tồn kho. Điều độ sản xuất xác định nhu cầu cho các hạng mục vật tư cần thiết cho kế hoạch sản xuất, tồn kho theo dõi các hạng mục vật tư cung cấp cho kế hoạch, và cho biết hạng mục vật tư nào thiếu hụt, chuyển thông tin này sang bộ phận mua hàng để đặt hàng nhà cung cấp bổ sung cho kế hoạch sản xuất.
Việc thực hiện hệ thống MRP không đơn giản, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách hoạt động. Hầu hết các bộ phận đều liên quan đến việc hoạch định, do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong chương này, chúng tui cũng đề cập đến một triết lý sản xuất theo kiểu Nhật bản, đó là kiểu sản xuất “vừa đúng lúc” (Just – In – Time: JIT) là hệ thống sản xuất chống lãng phí dựa trên nền tảng giảm tối đa mức tồn kho, điều này đòi hỏi sự liên hệ chặc chẽ giữa các bộ phận, và sự chính xác của kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, cũng dựa trên nền tảng chống lãng phí, một triết lý sản xuất mới đã được xây dựng và ứng dụng rộng rãi tại nhiều công ty trên toàn thế giới, đó là sản xuất tinh giản (sản xuất tiết kiệm) (lean manufacturing) cũng được giới thiệu trong chương này.


Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này sinh viên sẽ:
• Phân biệt được các hạng mục vật tư độc lập và phụ thuộc trong cấu trúc sản phẩm.
• Xây dựng được bảng danh sách vật tư cùng các yêu cầu cụ thể.
• Xây dựng bảng điều độ sản xuất chính và các lệnh sản xuất, kiểm tra trong từng giai đoạn của kế hoạch.
• Nắm được triết lý Just-in-Time, và sản xuất tinh giản.

Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học:
 Những khái niệm cơ bản :
– Bảng điều độ sản xuất chính: là kế hoạch sản xuất các đơn hàng theo kế hoạch giao hàng đã được định trước.
– Công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: chuyển kế hoạch từ bảng điều độ sản xuất chính sang kế hoạch nguyận vật liệu, và các bán thành phẩm trung gian.
– Hệ thống kéo (pull system): hệ thống sản xuất hoạt động trên nền tảng nhu cầu (demand feeding process). Khi không có nhu cầu, hệ thống sẽ ngưng hoạt động, khi có nhu cầu, nó sẽ kéo hệ thống hoạt động.
– KANBAN: theo tiếng Nhật có nghĩa là thẻ (card), thẻ này có các thông tin về lô hàng đang thực hiện, thẻ này hữu ích cho cả quá trình vận hành và kiểm soát sản xuất.
 Cách học: Ở bài này sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn là có thể nắm vững được tinh thần cốt lõi của bài. Các đề mục nội dung trong bài để sinh viên đọc để hiểu chứ không phải học thuộc lòng. Nếu sinh viên có cơ hội tham gia áp dụng một số phương pháp học tập như: trao đổi với giáo viên và bạn học, thảo luận vấn đề, thảo luận nhóm... sẽ thu hoạch thêm những điều mở rộng hơn.
Nội dung chính
1.Tổng quan
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là hoạch định số lượng và thời điểm nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất các đơn hàng. Hay nói cách khác, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là chuyển kế hoạch sản xuất các đơn hàng thành kế hoạch nguyên vật liệu và các bán thành phẩm trung gian. Sau khi có kế hoạch này, việc kiểm tra tồn kho được thực hiện, nếu nguyên vật liệu hay chi tiết nào không đủ đáp ứng, thì sẽ được chuyển sang bộ phận mua hàng, và các lệnh đặt hàng sẽ được thực hiện tương ứng. Như vậy, mục tiêu chính của hoạch định nhu cầu vật tư là đảm bảo nguyên vật liệu và các bán thành phẩm trung gian cho kế hoạch sản xuất không bị gián đoạn. Vai trò của của hoạch định này trong hình 9.1.


SxAu5A0U147s1pA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status