Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương



Lời mở đầu 1
Chương I 3
mộT Số VấN Đề Lý LUậN CHUNG 3
I. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển 3
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 3
2. Vai trò của đầu tư phát triển 5
2. 1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 5
2. 2. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 7
2. 3. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
2. 4. Đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ 9
2. 5. Đầu tư với sự phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 9
II. Nguồn vốn đầu tư. 10
1. Bản chất của nguồn vốn đầu tư. 10
1.1. Nguồn vốn huy động trong nước 11
1. 2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài 13
Bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp 13
1. 3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. 14
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư. 16
2.1 Sự phát triển của nền kinh tế. 16
2.2. Các nguồn lực và tiềm năng phát triển. 18
2.3. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. 20
2.4. Các chính sách khuyến khích đầu tư. 21
3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. 21
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp, có một số ít dự án từ nguồn ODA, JBIC...nhưng không nhiều. Trong nước bao gồm từ các nguồn như; nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, vốn huy động trong dân...Cơ cấu đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo nguồn vốn trong những năm qua như sau:
Bảng 3:
Cơ cấu vốn đầu tư vào Hải Dương phân theo nguồn vốn đầu tư
đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng vốn đầu tư
Vốn đầu tư
Cơ cấu (%)
Trong nước
Nước ngoài
Trong nước
Nước ngoài
1996
1.315.510
675.516
440.000
67,5
33,5
1997
1.826.530
1.064.350
780.000
57,3
42,7
1998
1.783.940
1.113.940
670.000
62,4
37,6
1999
4.036.980
1.924.280
2.112.000
47,7
52,3
2000
4.696.550
2.131.550
2.554.000
45,6
54,4,
2001
4.395.434
2.100.125
2.295.309
47,8
52,2
2002
3.404.805
1.446.449
1.958.356
42,5
57,5
Nguồn: Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000, UBND tỉnh Hải Dương.
Nhìn chung về cơ cấu đầu tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh, từ chỗ chỉ chiếm 33,5% vào năm 1996 đã tăng lên 57,5% năm 2002. Tính chung cho cả thời kì, đầu tư nước ngoài chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh- một tỉ lệ cao so với mức bình quân của cả nước. Xem xét cụ thể từng nguồn vốn như sau:
2.2.1.1 đầu tư trong nước.
Đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu từ nguồn ngân sách và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, sự tham gia của các nhà đầu tư riêng lẻ chủ yếu vẫn bị giới hạn ở các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thông qua bảng cơ cấu đầu tư trên, có thể thấy rằng tổng mức đầu tư luôn có mức tăng trưởng dương kể từ 1996 đến 2000. Đầu tư trong nước, đặc biệt là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Chỉ tính riêng 5 năm 1996-2000, toàn tỉnh đã giành gần 5000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và một số công trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay ở Hải Dương cũng đã có một số doanh nghiệp nhà nước lớn và làm ăn có hiệu quả như: Công ti vật tư chất đốt Hải Dương, công ti may II, nhà máy sản xuất và chế tạo bơm..., các doanh nghiệp này cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách hàng năm của tỉnh trong thơì gian qua. Xét về cơ cấu vốn đầu tư trong nước theo phân cấp quản lý có thể thấy được như sau:
Bảng 4:
Vốn đầu tư trong nước vào Hải Dương phân theo cấp quản lý
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Vốn đầu tư
Cơ cấu (%)
Năm
96-97
98-00
2001
2002
96-97
98-00
2001
2002
ĐP quản lý
894
2046
680
771
33,86
22,44
18,3
29,2
TWquản lý
1748
7072
3039
1959
66,14
77,56
81,7
71,8
Tổng số
2462
9118
3720
2730
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư theo Nghị quyết TW4 Khoá 8
Nhìn chung, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước trên địa bàn giai đoạn 1998 – 2000, 2001,2002 có mức tăng cao, so với năm 1997, tăng bình quân 39,4%/năm. Song lại có sự mất cân đối lớn về cơ cấu vốn đầu tư theo cấp quản lý, phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn trung ương (66,14% giai đoạn 1996 – 1997; 77,56% giai đoạn 1998 – 2000, 81,7% năm 2001 và 71,8% năm 2002), trong khi nguồn vốn địa phương hạn hẹp, huy động khó khăn, dẫn đến tình trạng bị động trong việc đầu tư xây dựng, cân đối vốn đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm, thiết yếu; nhân dân không có khả năng để bỏ vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, nhất là các vùng sâu, xa, kinh tế khó khăn.
Với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong thời gian qua, các doanh nghiệp của cả nhà nước và tư nhân đã tích cực đầu tư vào địa bàn Hải Dương. Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đòi hỏi vốn và công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, như: Công nghiệp may mặc,, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến hàng nông sản xuất khẩu... Chỉ tính riêng năm 2001, tổng số dự án của các doanh nghiệp trong nước đầu tư trên địa bàn tỉnh được chấp thuận đầu tư là 42 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 169.981 triệu đồng, các doanh nghiệp tư nhân là 130.040 triệu đồng.
Tuy với số vốn gần 40 tỉ đồng, song số dự án của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh chỉ là 3 dự án: Công ti vật tư chất đốt Hải Dương, công ti may II, viện nuôi trồng thuỷ sản I với số vốn lần lượt là 3.200, 12.741, 21.000 triệu đồng.
Các dự án của các doanh nghiệp tư nhân hầu hết là các dự án nhỏ, có số vốn từ 1-3 tỉ đồng, chỉ có một số dự án có số vốn lớn như: Công ti trách nhiệm Sơn Hà sản xuất hàng may thêu xuất khẩu với số vốn 21.390 triệu đồng, công ti trách nhiệm hữu hạn Thành Long, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp máy cơ khí nông nghiệp với số vốn 8.300 triệu đồng... Các doanh nghiệp này hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như: May mặc, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Ngành công nghiệp may mặc luôn là nơi thu hút nhiều lao động, giải quyết được một phần lớn lao động dôi dư tại các vùng nông thôn. Trong năm 2001, đã có 2 dự án thuộc ngành may mặc được chấp thuận đầu tư với số vốn 22.490 triệu đồng. Hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu hướng ra thị trường xuất khẩu, cùng với một số doanh nghiệp đã được hình thành từ trước trên địa bàn , tạo nên một trong những thế mạnh trong sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh, bao gồm các mặt hàng : Sản phẩm may mặc, quần áo, giày dép, vải tơ tằm xuất khẩu... Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án chủ yếu dừng lại ở mức vốn trên 3 tỉ đồng, đều là các dự án sản xuất xi măng và clinker.
Riêng đối với ngành nông sản thực phẩm, do Hải Dương là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng sản xuất tập trung nên các dự án đầu tư khá nhiều vào chế biến nông sản thực phẩm. Tuy quy mô của các dự án này chỉ trên dưới 2 tỉ đồng, song hiệu quả mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh không phải là nhỏ. Hình thức doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, sản xuất ở quy mô gia đình.
Về cơ cấu theo nguồn huy động vốn, bằng các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp để kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Giai đoạn 2001-2002, tổng nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế này đạt gần 2000 tỉ đồng, giai đoạn 1998- 2000 là 1.200 tỷ đồng (giai đoạn 1996- 1997 khoảng 542 tỷ đồng), trong đó, vốn tự có (vốn dân) 1.096 tỷ đồng, chiếm 53,7% nguồn vốn địa phương và bằng 12% so với tổng nguồn vốn đầu tư.
2.2.1.2. Đầu tư nước ngoài.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Dương trong kế hoạch 1996-2000 đạt 2140 tỉ đồng, trong đó giành 270 tỉ đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu vào hệ thống cấp thoát nước và bưu chính viễn thông, còn lại chủ yếu đầu tư vào cơ sở sản xuất kinh doanh. Về hình thức đầu tư, chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp, có một số ít dự án từ nguồn ODA, viện trợ của JBIC nhưng không đáng kể. Vì vậy, những tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội chủ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status