Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam



CHƯƠNG I 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH BIA 1
I - Khái niệm và nội dung của quản lý dự án 1
1. Khái niệm 1
2. Nội dung quản lý dự án 1
3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án 2
3.1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý 2
3.2- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 2
3.3- Hình thức chìa kháo trao tay 2
II. Chu kỳ của một dự án 2
1. Ý đồ về dự án 2
2. Chuẩn bị đầu tư 3
3. Thực hiện dự án đầu tư 3
4. Sản xuất kinh doanh 4
5. Giai đoạn kết thúc 4
III. Quá trình thực hiện dự án 5
1. Chuẩn bị đầu tư 5
2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư 5
2.1- Nghiên cứu lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng 6
2.2- Thiết kế thiết bị và dự toán thi công 6
2.3- Mua sắm thiết bị và xây lắp công trình 6
2.4- Đào tạo công nhân kỹ thuật 6
2.5- Vận hành thử, điều chỉnh 6
2.6- Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 6
3. Giai đoạn vận hành 7
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h. Người cổ ở Trung Quốc cũng làm ra thứ đồ uống này từ lúa mì, lúa mạch được gọi là "Kju". Bia từ đây mới truyền sang Châu Âu đến thế kỷ IX người ta mới bắt đầu dùng hoa Houblon và đến thế kỷ XV thì hoa Houblon mới được dùng chính thức để hương vị cho bia.
Năm 1870, người ta bắt đầu dùng máy lạnh trong công nghệ sản xuất bia. Năm 1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men. Từ đó chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người.
Bia được sản xuất từ nguyên liệu malt, hoa Houblon và nước. Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mỳ, gạo, đường, một số chất phụ gia khác và vật liệu khác.
Chương II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BIA VIỆT NAM
I. Sự phát triển về ngành bia Việt Nam
Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta vào cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn. Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công, do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor La Rue ở Sài Gòn lúc đó quản lý.
Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, các nhà kinh doanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển cuả các ngành kinh tế. Do đó chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi khắp cả nước.
Ngành bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì (nhựa, thuỷ tinh, giấy, kim loại...).
Ngành bia là một ngành thu ngân sách lớn cho Nhà nước. Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của doanh nghiệp quốc doanh Trung ương tích luỹ cho Nhà nước từ 4 - 6 tỷ đồng.
Ngành bia còn là ngành thu hút một lượng lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới.
Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hay khu vực như bia Hà Nội, bia Sài Gòn.
Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia là bia Sài Gòn và bia Hà Nội, thì nay cả nước có 469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít/năm. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng, dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao giá trị nông sản thực phẩm.
II. Đặc điểm thị trường bia Việt Nam
Sản xuất đồ uống là ngành có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới phát triển trên 100 năm. Đây là ngành sản xuất không những cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng, mà còn là ngành đem lại lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng đồ uống trên Thế gới vẫn có xu hướng tăng, thị trường không ngừng được mở rộng.
Đối với thị trường Việt Nam, từ những năm 90 trở lại đây, do nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng đồ uống tăng, đặc biệt là nhu cầu về bia ngày càng tăng, bình quân đầu người tiêu dùng trong cả nước khoảng 8 lít/người/năm. Các công ty lớn như Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Hà Nội của Nhà nước hay các Công ty liên doanh, có vốn đầu tư lớn sản xuất và chiếm lĩnh thị trường ở các vùng Thành phố đông dân, các khu công nghiệp lớn....
Xét thực tế thị trường hiện nay, ta thấy các công ty liên doanh sản xuất bia với nước ngoài chững lại, sản phẩm của họ đã chiếm được một phần thị trường, nhưng trong xu hướng hiện tại, sản phẩm của họ không còn nhiều người ưa dùng nữa. Bia Halida và bia Carlberg đã mất nhiều thị trường, bia BGI, San Miguel, Red Horse... chưa chiếm lĩnh được bao nhiêu thị trường, các loại bia liên doanh này đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ và sản xuất, riêng bia Tiger và bia Heineken vẫn còn giữ được thị trường, nhưng hiện tại cũng không còn sức mạnh như trước nữa và cũng bắt đầu gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Người ta cho rằng bia chai, bia lon là loại bia cao cấp đối với nhiều vùng nông thôn, giá quá cao so với túi tiền của người nông dân, nên các nhà máy sản xuất bia chỉ bán bia loại này cho dân thành phố là chủ yếu. Do vậy, bia hơi phát triển mạnh có:
Ưu điểm:
Cung cấp bia tại chỗ cho người tiêu dùng ở địa phương, thị xã, thị trấn, nông thôn và những người có thu nhập thấp, không có điều kiện mua bia chai, bia lon.
Thiết bị công nghệ do tự chế tạo trong nước nên vốn đầu tư không lớn và triển khai thi công lắp đặt nhanh gọn.
Giá thành hạ do đầu tư không lớn, quy trình công nghệ không cao, yêu cầu chất lượng có mức độ và không tốn kém bao nhiêu về bao bì, vận chuyển.
Tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Tạo thói quen tiêu dùng cho người lao động, bia trở thành giải khát thông dụng, phổ biến.
Nhược điểm:
Do thiết bị công nghệ tự chế tạo nên nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, môi trường vi phạm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Trốn lậu thuế nên làm thất thu ngân sách, nhiều cơ sở chỉ nộp khoảng 10 - 20% mức quy định hay khai báo sản lượng để nộp thuế khoán. Sự trốn lậu thuế là nguyên nhân quan trọng để bán giá thấp, tạo lợi thế cạnh trên thị trường với các nhà máy vừa và lớn có sản xuất bia hơi chất lượng tốt nhưng bị trà trộn tiêu thụ.
Phát triển tràn lan không theo quy hoạch, gây lộn xộn về tổ chức quản lý ngành và các cơ quan quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.
Theo nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, người ta kết luận rằng: sản xuất bia hơi 100 mới đúng "gu" của người Việt Nam. Ở các nước phương Tây, người ta sản xuất bia 120 là chính, còn ở Việt Nam bia hơi 120 sẽ bán được ít do người nhậu cũng chóng xỉn hơn mà giá thành thường lại cao.
Tóm lại, do nhu cầu thị trường và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hàng loạt các nhà máy và các cơ sở sản xuất bia được xây dựng, lắp đặt theo nhiều quy mô khác nhau: từ vài trăm nghìn lít/năm đến hàng chục triệu lít/năm. Địa điểm được phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều hãng bia nước ngoài đầu tư liên doanh sản xuất bia ở Việt Nam. Do đó mức tăng trưởng sản xuất bia ở Việt Nam tăng nhanh - cụ thể sau: (trang sau).
Từ số liệu thống kê cho thấy: từ năm 1994 - 1998 sản lượng bia của nước ta đạt mức tăng trưởng cao, ở thời kỳ này hàng loạt các nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng đi vào sản xuất. Từ năm 1999 đến 2000 sản lượng bia có mức độ tăng trưởng chậm lại, nguyên nhân chính là do hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, việc quản lý các dự án không được tiến hành triệt để.
Bảng 5 : Mức tăng trưởng sản lượng Bia của Việt N...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status