Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội



Lời nói đầu 4
Phần I: Khảo sát nguồn tài trợ của Công ty 5
I. Giới thiệu về Công ty Dệt 19/5 Hà Nội 5
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 5
1.1 Sơ lược các giai đoạn phát triển 5
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 9
1.3 Vị trí của Công ty 9
1.4. Mô hình bộ máy quản trị của Công ty 9
2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đảm bảo
nguồn tài trợ của Công ty 10
2.1 Chính sách tài trợ của Công ty 10
2.2 Quy mô của Công ty 11
2.3 Hiệu quả đầu tư của Công ty 11
2.4 Uy tín của Công ty đối với các chủ nợ 11
2.5 Môi trường kinh doanh 12
2.6 Hình thức pháp lý 13
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ăm 2002
Vay ngân hàng
18769145236
33270953223
48251539420
Tín dụng TM
26316351480
12653719578
8367004169
Nợ tích luỹ
1527442225
-18107610
753376972
Nợ khác
2094594864
25820821488
23166429639
Nợ nội bộ
559881834
539707584
463968224
Tổng vốn nợ
49267416649
85944080654
85427154300
Vốn NSNN
14302624740
14540276384
23540276384
Vốn tự bổ sung
316033645
155875949
341152304
Vốn quỹ
2143740924
2251864875
205806443
Tổng vốn chủ
16762399309
16948017190
24087235131
Tổng vốn
66029815958
102892097844
109514389431
1.2. Chi phí vốn.
Để huy động vốn để tài trợ cho các tài sản , phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, Công ty phải chi phí một lượng tiền nhất định gọi là chi phí vốn.
Vốn mà Công ty sử dụng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, và chi phí đối với mỗi nguồn cũng không giống nhau. Để đạt được chi phí sử dụng vốn thấp thì Công ty phải tìm ra một cơ cấu vốn hợp lý.
Sau đây là chi phí ứng với từng nguồn tài trợ của Công ty.
ă Chi phí vốn chủ sở hữu :
Như ta đã biết, vốn chủ của Công ty gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp , vốn tự bổ sung và nguồn vốn quỹ. Nhìn vào bề ngoài, khi sử dụng vốn chủ Công ty chỉ phải nộp một khoản goại là thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với tỷ lệ 1,8%/năm, khoản này lấy từ lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy mà hiện nay người ta cho rằng chi phí vốn chủ đối với doanh nghiệp Nhà nước là thu về sử dụng vốn. Nhưng theo em, quan điểm đó là sai lầm, bởi vì thực chất chi phí vốn là số lợi nhuận cần đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mà đối với doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chính là chủ sở hữu, còn ban lãnh đạo Công ty chỉ thay mặt cho Nhà nước, được Nhà nước trao quyền quản lý điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vậy, thu về sử dụng vốn có là bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn thuộc sở hữu Nhà nước , nó không phải là chi phí sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Cũng phải nói thêm rằng, chính từ việc dùng thuật ngữ không chuẩn trong các văn bản quy định về tài chính đã khiến người ta lầm tưởng thu về sử dụng vốn (trong báo cáo tài chính gọi là thu trên vốn) là chi phí sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Thu về sử dụng vốn được trích từ lợi nhuận sau thuế, vẫn thuộc sở hữu Nhà nước nên ta phải gọi nó là khoản trích nộp lợi nhuận mới chuẩn.
Như vậy chi phí vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước không phải là thu về sử dụng vốn( hay theo em là khoản trích nộp lợi nhuận), mà nó liên quan đến chi phí cơ hội đối với nguồn vốn đó. Nếu gói chi phí đó là Ks thì nếu doanh nghiệp không đảm bảo đạt được mức lợi nhuận Ks trên phần vốn này thì doanh nghiệp có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác để thoả mãn lãi suất mong đợi Ks đó. Theo cách hiểu như vậy, Ks được xác định như sau:Ks=Krf+RP.
Trong đó: -Ks: Chi phí vốn chủ sở hữu.
-Krf: Lợi tức từ tài sản không có rủi ro, thường lấy là lãi suất trái phiếu kho bạc.
- RP: Là phần thưởng rủi ro(theo các nước trên thế giới thì RP thương từ 3%->5%).
Lãi suất trái phiếu kho bạcvào khoảng7%/năm, và giả sử rằng phàn thưởng rủi ro RP=0.4%/năm, thì chi phí vốn chủ của Công ty là : Ks=7%+4%=11%/năm.
Như vậy lượng chi phí sử dụng vốn chủ của Công ty 3 năm qua như sau:
Năm 2000: 16 762 399 309 *11%=1 843 863 924 VND
Năm 2001: 16 948 117 190*11%=1 864 281 891 VND
Năm 2002: 24 087 235 131*11%=2 649 595 864 VND
Tuy nhiên, khoản chi phí trên là vô hình, khó nhận biết nhưng nó rất quan trọng , phản ánh đúng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty.
ăChi phí sử dụng vốn nợ của Công ty.
Ngoài vốn chủ sở hữu,Doanh nghiệp còn sử dụng nợ thông qua phát hành trái phiếu, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tin dụng khác.
Chi phí sử dụng vốn nợ của Doanh nghiệp là thu nhập mà các chủ nợ yêu cầu đối với các khoản vay mới của Doanh nghiệp hay đó chính là lãi suất mà Doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng khoản vây mới của mình. Chẳng hạn khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì chi phí nợ và lãi suất yêu cầu của thị trường (hay của trái chủ ) đối với món nợ của doanh nghiệp (tương ứng với số lượng trái phiêu nhân với lãi suất một trái phiếu). Lãi suất này phải là lãi suất quan sát được trên thị trường vốn. Cần phân biệt lãi suất yêu cầu của thị trường với lãi suất coupon, bởi lãi suất coupon chỉ là chi phí nợ của doanh nghiệp trong quá khứ tại thời điểm trái phiếu được phát hành chứ không phải là chi phí nợ hiện tại. Tại thời điểm hiện tại thì có nhiều yếu tố thay đổi (lam phát, tỷ giá ...) làm cho lãi suất yêu cầu có thể thấp hơn hay cao hơn lãi suất coupon. Và chỉ có lãi suất yêu cầu mới có ý nghĩa trong việc phân tích chi phí vốn của doanh nghiệp
ă Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng.
Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng được tính căn cứ vào lãi suất mà doanh nghiệp phải trả, tức là doanh nghiệp phải đạt được số lợi nhuận trên nguồn vốn này để không làm giảm lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Tuy nhiên vì lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ trước thuế nên chi phí vốn vay bằng chi phí lãi vay trừ đi khoản tiết kiệm nhờ thuế. Như vậy chi phí vốn vay ngân hàng được xác định bằng: Kdb(1-T), trong đó Kdb là lãi suất vay ngân hàng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chính vì doanh nghiệp được hưởng khoản tiết kiệm nhờ thuế nên đièu đó giải thích tại sao các doanh nghiệp có khuynh hướng thích sử dụng nợ hơn, nhất là khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao.
Đối với Công ty, chi phí vốn vay ngân hàngtrong 3 năm qua như sau:
*Với vay ngắn hạn:
Năm 2000: 9(1-0.32)=6.12%.
Năm 2001: 8.4(1-0.32)=5.71%.
Năm 2002: 8.4(1-0.32)=5.71%.
Với lãi suất đó Công ty phải trả lãi (sau thuế) các năm như sau:
Năm 2000:6.12%*18 369 145 236=1 124 191 688 VND
Năm 2001:22 451 060 980*5.71%=1 281 955 582 VND
Năm 2002:26 703 539 420*5.71%=1 524 772 101 VND
*Với vốn vay dài hạn.
Năm 2000: 9.6(1-0.32)=6.53%
Năm 2001: 9(1-0.32)=6.12%.
Năm 2002: 9(1-0.32)=6.12%.
Lượng lãi sau thuế mà Công ty phải trả:
Năm 2000: 400 000 000*6.53%=2 612 000 VND.
Năm 2001: 10 719 846 253*6.12%=6 560 545 905 VND
Năm 2002: 21 548 000 000*6.12 %=1 318 737 600 VND
* Nguồn tín dụng thương mại.
Thực chất huy động vốn tín dụng thương mại cũng phải bỏ ra chi phí. Chi phí của nguồn vốn này có thể ẩn dưới hình thức nhà cung cấp thay đổi mức giá hay tính lãi suất tín dụng cho phần Công ty trả chậm, hoắc chiết khâu hàng bán...nếu giả sử việc mua bán theo giá thị trường thì chi phí sử dụng nguồn vốn này bằng 0.
* Nguồn vốn vay khác.
Cũng theo cách tính như vay ngân hàng, lãi suất trung bình của khoản vay khác của Công ty vào khoảng 0.8%/tháng hay 9.6%/năm, như vậy chi phí sau thuế của nguồn này là 9.6(1-0.32)=6.53% . Và Công ty phải trả chi phí nguồn vốn này ( sau thuế )3 năm qua như sau:
Năm 2000:2094594864*6.53%=136 777 032 VND.
Năm 2001:25820821488*6.53%=1 686 099 643 VND
Năm 2002:23166429639*6.53%=1 512 767 855 VND.
* Chi phí vốn nợ tích luỹ và nợ các đơn vị nội bộ:
Thực chất vốn nợ tích luỹ và nợ các đơn vị nội bộ là vốn mà Công ty chiệm dụng của các đơn vị nội bộ , của công nhân viên trong Công ty... Đối với Công ty chi phí nguồn vốn này...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status