Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An



Chương I- Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. 3
I - Khái niệm và vai trò của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 3
1- Các khái niệm cơ bản. 4
1.1- Khái niệm lao động. 4
1.2- Khái niệm nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 5
1.3- Khái niệm dân số hoạt động kinh tế. 5
1.4- Khái niệm dân số không hoạt động kinh tế. 5
1.5- Khái niệm việc làm. 6
1.6- Khái niệm tạo việc làm. 6
1.7- Khái niệm người có việc làm. 7
1.8- Khái niệm thất nghiệp. 7
1.9- Khái niệm hệ số sử dụng thời gian lao động. 8
2- Vai trò của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 8
2.1- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân. 8
2.2- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm. 9
2.3- Lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 9
2.4- Lao động nông nghiệp, nông thôn 10
3- Hậu quả kinh tế xã hội của thất nghiệp và thiếu việc làm. 10
3.1- Hậu quả kinh tế. 10
3.2- Hậu quả tâm lý xã hội của thất nghiệp. 11
II- Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12
1- Đặc điểm của nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12
1.1- Lao động nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có tính thời vụ. 12
1.2- Chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn thấp. 12
1.3- Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn lớn và có xu hướng tăng về số lượng nhưng kết cấu phức tạp và không đồng nhất. 13
2- Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của lao động nông nghiệp, nông thôn. 13
2.1- Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 13
2.2- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 14
III- Các chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. 16
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ịnh của tỉnh Đảng bộ, của UBND tỉnh như:
- Nghị quyết 17 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trong đó đã đề ra những phương hướng và giải pháp cụ thể về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
- Nghị quyết 06/NQTU của Ban chấp hành tỉnh uỷ khoá XV về phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề.
- Nghị quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2005.
- Quyết định của UBND về việc phê duyệt phương án đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Nghệ An đến năm 2005.
- Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “ Xây dựng làng nghề mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ dệt lụa, dệt thổ cẩm. Mộc dân dụng và mỹ nghệ, đá mỹ nghệ tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001-2005.”
III- Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
1. Về nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
1.1- Cơ cấu.
Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, dân số càng cao thì nguồn lao động càng lớn. Qua các năm từ các năm 1996 đến 2001 dân số trung bình của Nghệ An không ngừng tăng lên, điều này dẫn tới nguồn lao động của tỉnh cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận. Trong khu vực nông nghiệp, nông thôn mặc dù dân số trong các năm qua có xu hướng giảm xuống nhưng lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn vẫn không ngừng tăng lên.
Biểu 1: Nguồn lao động nông thôn tỉnh Nghệ An.
(Năm 1996 - 2001)
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Dân số nông thôn trung bình
2657249
2636233
2630700
2566574
2537896
2498756
2. Lực lượng lao động nông thôn
1131899
1179056
1153176
1168196
1183430
1192043
3. Tỷ trọng LĐNT/DSTB (%)
42,60
44,73
43,84
45,55
46,63
47,71
4. Tốc độ tăng LLLĐNT (lần)
-------
0,99
1,02
1,01
1,01
1,01
Nguồn: Cục thống kê Nghệ An.
Theo số liệu điều tra dân số, năm 1996 nông thôn Nghệ An có 2.657.249 người trong đó số người trong lực lượng lao động nông thôn là 1.131.899 người, đến năm 1999 con số này là 2.566.574 người, trong đó lực lượng lao động nông thôn là 1.168.196 người và đến năm 2001 thì dân số ở khu vực nông thôn của tỉnh Nghệ An là 2.498.756 người với số người trong lực lượng lao động là 1.192.043 người.
Sở dĩ có thực tế đó là do trong các năm qua tốc độ đô thị hoá không ngừng tăng lên, cùng với sự phát triển của y tế, các hoạt động thể dục thể thao và sự cải thiện về các điều kiện chăm sóc sức khoẻ do thu nhập tăng, đã làm cho thể lực con người được nâng cao, số người tàn tật, mất sức lao động giảm, độ dài thời gian lao động, số năm làm việc thực tế tăng, dẫn đến lực lượng lao động không ngừng tăng lên trong khi dân số trong khu vực nông thôn có xu hướng giảm xuống.
1.2- Cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
1.2.1- Cơ cấu nguồn lao động nông thôn theo nhóm tuổi và giới tính.
Tuổi và giới tính là những biến quan trọng trong phân tích nguồn lao động cũng như dân số.
Do đặc điểm về giới nữ thích hợp với các ngành nghề đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ buôn bán... Ngược lại, nam giới thường lao động trong lĩnh vực đòi hỏi phải có sức khoẻ như công nghiệp, khai thác... vì vậy, cơ cấu nguồn lao động theo tuổi và giới tính là chỉ tiêu quan trọng giúp các nhà hoạch định xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lao động hợp lý và có hiệu quả cao.
Biểu 2: Lực lượng lao động nông thôn tỉnh Nghệ An chia theo tuổi và giới tính.
Đơn vị: người
Nhóm tuổi
Năm 1999
Năm 2001
Tổng
Tỷ lệ
%
Trong đó
Tổng
Tỷ lệ
%
Trong đó
Nữ
%
Nữ
%
15-24
236665
20,3
133720
21,6
239601
20,1
135287
21,4
25-54
860206
73,6
454002
73,3
878536
73,7
462758
73,2
55-60
36202
3,1
16715
2,7
38145
3,2
18333
2,9
Trên 60
35123
3,0
15100
2,4
35761
3,0
15805
2,5
Tổng
1168196
100
619537
100
1192043
100
632183
100
Nguồn: Cục thống kê Nghệ An.
Biểu2 cho thấy lực lượng lao động nông thôn Nghệ An chủ yếu ở độ tuổi 25-54 (73,6% năm 1999 và 73,7% năm 2001) và độ tuổi 15-24 (20,35 năm 1999 và 20,1% năm 2001), chứng tỏ lực lượng lao động Nghệ An chủ yếu là trẻ và vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Đây là thuận lợi và cũng là khó khăn cho tỉnh trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Vì hầu hết lao động trong độ tuổi này là học sinh, sinh viên theo học các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học…Phần lớn lực lượng này chưa tham gia hoạt động xã hội, số còn lại nếu có tham gia thì năng suất lao động còn thấp vì trình độ chuyên môn, tay nghề còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là lực lượng lao động hứa hẹn nhiều khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nếu được đào tạo một cách bài bản, toàn diện.
1.2.2. Cơ cấu nguồn lao động nông thôn Nghệ An theo trình độ văn hoá.
Cơ cấu nguồn lao động nông thôn theo trình độ văn hoá có thể cho chúng ta biết chất lượng của nguồn lao động và thông qua cơ cấu nguồn lao động theo trình độ văn hoá những người hoạch định chính sách có thể đưa ra được những chính sách, chương trình, dự án phù hợp với trình độ người lao động, tránh tình trạng khi các nhà máy xí nghiệp được xây dựng rồi mới đi đào tạo lao động.
Biểu 3: Lực lượng lao động nông thôn Nghệ An chia theo trình độ văn hoá.
Đơn vị:người
Trình độ văn hoá
Năm 1996
Năm 1998
Năm 2000
Năm 2002
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1. Chưa biết chữ
19959
1,8
10234
0,9
3628
0,3
1788
0,15
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học
102704
9,1
70869
6,1
45100
3,8
24443
2,05
3. Tốt nghiệp tiểu học
225000
19,9
221776
19,2
219787
18,6
228925
19,2
4. Tốt nghiệp THCS
616212
54,4
660311
57,3
693055
58,6
709429
59,5
5. Tốt nghiệp THPT
186024
14,8
189986
16,5
221860
18,7
227733
19,1
6. Tổng
1131899
100
1153176
100
1183430
100
1192318
100
Nguồn: Cục thống kê Nghệ An.
Qua bảng số liệu 3 chúng ta có thể thấy được chất lượng nguồn lao động của nông thôn Nghệ an còn thấp, tỷ lệ chưa biết chữ còn cao. Mặc dù số người lao động nông thôn chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của tỉnh Nghệ An trong thời gian vừa qua đã có xu hướng giảm xuống về số tương đối lẫn tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ giảm vẫn còn chậm và vẫn còn ở mức cao. Năm 1996 tỷ lệ này chiếm lần lượt là 1,8 và 9,1%; đến năm 2000 con số này là 0,3% và 3,8% lực lượng lao động. Số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học tập trung chủ yếu ở các xã, các huyện miền núi, các khu vực có số hộ cùng kiệt nhiều nên họ chưa chú trọng đến vấn đề học tập của con em mình.
Vấn đề cần đặt ra cho các ngành, các cấp của tỉnh Nghệ An là phải bằng mọi cách giảm tới mức tối thiểu lượng người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học theo chương trình phổ cập tiểu học, nâng dần tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông trung học. Vì thực tế cho thấy, lao động có trình độ phổ thông trung học có năng suất lao động cao hơn gấp 2 hay 3 lần so với lao động chưa tốt nghiệp tiểu học.
1.2.3- Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Bên cạnh chỉ tiêu về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành đánh giá mức sống của người dân ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status