Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ mặt hàng nhựa xốp tại Công ty Điện tử Sao Mai - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ mặt hàng nhựa xốp tại Công ty Điện tử Sao Mai



Lời nói đầu
Chương I. Những lý luận cơ bản về quản trị tiêu thụ hàng hóa
 trong doanh nghiệp thương mại.
I. DNTM VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DNTM.
1. DNTM và đặc trưng của DNTM. 2
1.1- Khái niệm doanh nghiệp. 2
1.2- DNTM và đặc trưng cơ bản của DNTM. 3
2. Môi trường kinh doanh của DNTM. 4
2.1- Môi trường kinh doanh bên ngoài. 4
2.2- Môi trường kinh doanh bên trong. 6
3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. 7
II. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ DNTM.
1. Khái niệm quản trị và quản trị DNTM. 8
2. Đặc điểm quản trị DNTM. 9
3. Các quan điểm về quản trị DNTM. 10
4. Các chức năng cơ bản của quản trị DNTM. 10
III. QUẢN TRỊ TIÊU THỤ VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DNTM.
1. Khái niệm quản trị và quản trị DNTM. 11
2. Vai trò của quản trị tiêu thụ hàng hoá. 12
3. Những nội dung cơ bản của quản trị tiêu thụ hàng hoá trong DNTM 12
3.1- Quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng. 12
3.2- Quản trị tiêu thụ hàng hoá theo thương vụ bán. 16
4. Các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả của công tác tiêu thụ
 hàng hóa trong DNTM. 18
4.1- Chất lượng của công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. 18
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa được nâng cao sẽ đem lại những lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế như sau:
Góp phần đẩy nhanh chu kì sản xuất kinh doanh. Ta biết rằng tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kì sản xuất kinh doanh, song nó là khâu quan trọng nhất. Nhờ việc tiêu thụ hàng hóa mà toàn bộ chi phí trong sản xuất kinh doanh được bù đắp, tái tạo lại sức lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Chất lượng quản trị tiêu thụ được nâng cao tỷc là chi phí bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu giảm đi, tiết kiệm được chi phí trong khâu thực hiện giá trị cho toàn bộ nền kinh tế, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước.
Đem lại lợi ích về kinh tế cho tất cả các đối tượng trong xã hội như: người sản xuất, Nhà nước, người phân phối, người tiêu dùng.
2.2- Sự cần thiết đối với bản thân doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh gay gắt, phải tự hạch toán kinh doanh. Các sản phẩm dù có chất lượng tốt, giá cả hợp lý nhưng công tác tổ chức tiêu thụ kém thì khách hàng ít biết đến sản phẩm. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ là rất cần thiết sao cho hàng hoá tới tay người tiêu dùng nhanh nhất, chi phí thấp nhất, có như vậy các mục tiêu của doanh nghiệp mới được thực hiện.
Do điều kiện vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, và do đó nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo. Các sản phẩm Ngoài chức năng, công dụng cao, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng nhưng tổ chức mạng lưới tiêu thụ không hợp lý, công tác hoạch định tiêu thụ không sát thực tế, việc phân bổ nhân sự không đáp ứng cho việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ hay việc kiểm soát các hoạt động tiêu thụ lỏng lẻo..., thì việc tiêu thụ cũng không đạt kết quả mong muốn.
Do sự phát triển của KHKT cùng với việc bùng nổ thông tin sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp thương mại nhiều cơ hội cũng như các mối đe dọa trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu công tác quản trị tiêu thụ tốt thì nhiều cơ hội sẽ mở ra cho doanh nghiệp.
Với những lý do như vậy, với tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hoá thì việc nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá là điều tất yếu đối với doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt hơn nhu cầu thị trường, tổ chức tiêu thụ hàng hoá có hiệu qủa hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đạt được các mục tiêu đề ra.
3. Những phương hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Qua việc nghiên cứu những lý luận cơ bản của quản trị tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại ta thấy rằng: để làm tốt công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục, thông suốt, các doanh nghiệp thương mại có thể tiến hành cải thiện chất lượng công tác theo một số phương hướng sau:
Về phía nhà quản trị: phải nâng cao năng lực quản trị của các nhà quản trị bằng cách đào tạo, bồi dưỡng thêm về trình độ quản lý, khả năng kết nối các hoạt động, kết nối các cá nhân trong doanh nghiệp của họ. Bản thân mỗi nhà quản trị phải không ngừng học hỏi, rèn luyên để nâng cao trình độ của mình tạo cho mình một phong cách lãnh đạo vừa có khả năng quyết đoán, vừa phát huy hết được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền. Một doanh nghiệp có các nhà quản trị am hiểu về công việc, am hiểu về thị trường, có khả năng đoán trước được những biến động của thị trường thì những quyết định quản trị mà họ đưa ra sẽ hợp lý hay nói cách khác hoạt động quản trị tiêu thụ đạt chất lượng cao.
Về việc tổ chức qúa trình quản trị tiêu thụ: theo cách tiếp cận quá trình ta nhận thấy rằng quản trị tiêu thụ là một quá trình gồm 4 giai đoạn: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Cả 4 giai đoạn này vừa có tính độc lập vừa đan xen lẫn nhau. Toàn bộ hoạt động quản trị sẽ không đạt được kết quả khi bất kì một giai đoạn quản trị nào không được thực hiện tốt. Điều này đòi hỏi phải tổ chức quá trình quản trị tiêu thụ một cách khoa học vừa dựa trên cơ sở lý thuyết vừa không xa rời điều kiện cụ thể. Từ đó, tạo được tính hợp lý trong mọi hoạt động quản trị. Các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị tiêu thụ nói riêng không được phép bỏ qua hay xem nhẹ bất kì một giai đoạn nào trong quá trình quản trị này, nếu không mọi nỗ lực quản trị đều không thể đem lại kết quả gì.
Một phương hướng nữa là phải tạo ra môi trường tốt cho các nhà quản trị. Bất kì cá nhân nào trong xã hội khi tiến hành các hoạt động đều nhằm thoả mãn những nhu cầu của cá nhân mình. Vì vậy, muốn các nhà quản trị tiêu thụ hoàn thành tốt công việc của mình thì doanh nghiệp cần đưa ra những chế độ ưu đãi phù hợp với mong muốn của họ mà cụ thể là những ưu đãi về vật chất và tinh thần trong quá trình làm việc của họ. Doanh nghiệp phải gắn được lợi ích cá nhân họ với lợi ích của doanh nghiệp thì mới làm cho họ toàn tâm toàn ý vào công việc kinh doanh chung, qua đó, phục vụ lợi ích của bản thân mình cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc thuận lợi, đầy đủ điều kiện vật chất cần thiết với các chính sách, nội quy, quy tắc chặt chẽ cũng là một điều ràng buộc đối với các nhà quản trị tiêu thụ, năng lực của họ sẽ được phát huy cao nhất trong điều kiện làm việc đó.
Chương II. Khảo sát thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Điện tử Sao Mai.
I. Khái quát về Công ty Điện tử Sao Mai.
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.
Xí nghiệp điện tử (BQP), tiền thân của Công ty Điện tử Sao Mai, ra đời ngày 15/09/1979 trên cơ sở quyết định số 329/CP của Hội đồng Chính phủ.
Trong những năm 1979-1989, Xí nghiệp đã tham gia nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm điện tử phục vụ quốc phòng, kinh tế và hợp tác quốc tế.
Từ 1990 trở lại đây, do tình hình Đông Âu biến động, thị trường xuất khẩu sang Đông Âu bị cắt đứt, việc xuất khẩu sang thị trường này không thể tiếp tục. Từ những yêu cầu khách quan và chủ quan trong việc phát triển của Xí nghiệp, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã ra quyết định số 293/QĐ-QĐ đổi tên Xí nghiệp thành Liên hiệp khoa học sản xuất bán dẫn Sao Mai. Liên hiệp là đơn vị kết hợp nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, kể cả tài khoản ngoại tệ, được trực tiếp xuất nhập khẩu. Liên hiệp đã cố gắng phát huy tốt mọi nguồn lực để trở thành doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Do điều kiện thay đổi, ngày 18/04/1996, Bộ quốc phòng ra quyết định số 504/QĐ-QP sát nhập 6 công ty và 3 xí nghiệp trực thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng thành Công ty Điện tử Sao Mai.
Tên đầy đủ của công ty: Công ty Điện tử Sao Mai
Tên giao dịch quốc tế: Morning Star Electronic Corporation
Tên viết tắt: MSC
Trụ sở chính: Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status