Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá



Chương I : Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 2
I- Đầu tư, đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển 2
1/ Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển 2
2/ Vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển : 3
II - Hoạt động đầu tư đối với quá trình phát triển ngành thuỷ sản 9
1/ Vai trò và đặc điểm của ngành thuỷ sản 9
1.1/ Khái quát về ngành thuỷ sản 9
1.2/ Đặc điểm của ngành thuỷ sản: 12
1.3/ Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân: 14
2/ Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển ngành thuỷ sản 20
2.1/ Đặc điểm của các hoạt động đầu tư trong ngành thuỷ sản 20
2.2/ Các lĩnh vực đầu tư trong ngành thuỷ sản 22
2.3 Vai trò của đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 24
Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá (Thời gian 1996 – 2002 ) 30
I- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội ảnh hưởng tới đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá 30
1/ Điều kiện tự nhiên 30
1.1. Về địa lý: 30
1.2. Về tiềm năng phát triển thuỷ sản 31
2/ Đặc điểm kinh tế - xã hội : 34
2.1 Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. 34
2.2./ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện tình hình đầu tư chung tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế . 37
2.3/ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa hợp lý . 41
2.4/ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện việc làm và mức sống dân cư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. 42
II- Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản thời gian 1996 – 2002 45
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h hoá sẽ không phát triển nhanh trong thời gian dài bên cạnh đó lại gặp phải vấn đề là phải tập trung đầu tư phát triển nhanh ngành công nghiệp , dịch vụ và đầu tư cho xuất khẩu trong khi phải đảm bảo đầu tư cho sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Với nguồn vốn đầu tư eo hẹp trong khi muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh tất yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư cho ngành thuỷ sản.
Trước tình hình đó yêu cầu là phải sử dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản bằng cách sản xuất các mặt hàng xuất khâủ, các mặt hàng có giá trị kinh tế cao và có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế chung ( tác động tới ngành công nghiệp và dịch vụ , giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội…)
Để theo kịp bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước ngành thuỷ sản phải tập chung đầu tư nhiều hơn nhưng cho công nghiệp chế biến , cơ khí dịch vụ hậu cần, trang bị khác , nuôi trồng hiện đại theo hướng CNH- HĐH để ngành thuỷ sản đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như đã xác định trong nghị quyết XV-XVI- đại hội đảng bộ tỉnh Thanh hoá .
2.4/ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện việc làm và mức sống dân cư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.
Dân số thanh hoá là dân số trẻ , tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn cao(năm 2001 là 1,319%), do đó lực lượng lao động khá dồi dào. từ những năm 1988 do việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN nên hàng loạt xí nghiệp , hợp tác xã không phù hợp cơ chế mới , hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả buộc phải giải thể. Hàng vạn lao động của các ngành công nghiệp, xây dựng , thương nghiệp …trở về nông thôn sản xuất nông nghiệp để sinh sống. Vì vậy mục tiêu giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống không thực hiện được mà còn có xu hướng ngược lại. Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp hiện nay chiếm tỷ trọng lớn cùng với quỹ thời gian nhàn rỗi còn nhiều ( từ 25 – 30% ) là điều cần quan tâm trong quá trình đầu tư phát triển trong ngành này. Trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư nhằm giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lực tại chỗ với trình độ , quy mô sản xuất hợp lý cho nên cũng đã giải quyết việc làm cho cho hàng chục vạn lao động trong vòng 5 năm 1996 – 2000 tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất là nguồn lực thiếu, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Về chất lượng lao động: năm 1994 số lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh so với nguồn lao động mới đạt 12,18%; trong đó: đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ: 7,13%, công nhân kỹ thuật có tay nghề : 5,05%. Đến năm 2000 lực lượng lao động có trình độ chuyên môn của tỉnh đã tăng lên 19,18%; tróng đó: đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 9%, công nhân kỹ thật: 10,18%. Nói chung chất lượng lao động chỉ ở mức trung bình.
Có một thực tế là lao dộng có trình độ kỹ thuật cao trong ngnàh thuỷ sản Thanh hoá chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng CNH – HĐH của ngành . Chẳng hạn theo cuộc điều tra dân số và lao động 1 – 4 – 1999 ngành thuỷ sản Thanh hoá chỉ có 38 người có trình đại học, 10 người trình độ cao đẳng trong tổng số hơn 40.000 lao động trong ngành.
Mặc dù việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, trợ giúp xã hội cho xoá đói giảm cùng kiệt đã được tiến hành tích cực, tập trung được các nguồn vốn đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư nước ngoài cho các vùng đặc biệt khó khăn, nhưng mới là bước đầu nên sự phát triển của các vùng này vẫn còn nhiều bất cập. Tính ổn định của việc làm và có thu nhập đều đặn chưa được khẳng định; tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn còn cao đang là một áp lực lớn; chất lượng lao động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế và cạnh tranh trên thị trường sức lao động. Công tác đào tạo nghề chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, hình thức chất lượng và hiệu quả, phần lớn các trường dạy nghề chỉ đào tạo được một số nghề, không thể đáp ứng được đa ngành, đa nghề mà xã hội yêu cầu .
Về mức sống của dân cư:
Mức sống chung của dân cư trong tỉnh tính theo thu nhập bình quân đầu người hiện tại đạt mức trung bình của cả nước (năm 2002 : 342$ so với 420$ của cả nước ) , Thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư, giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng đồng bằng và miền núi có khoảng cách chênh lệch khá lớn. Năm 1996 toàn tỉnh có 176.451 hộ đói cùng kiệt ( 789.000 khẩu ), chiếm tỷ lệ 23,77% so với tổng số hộ. Tỷ lệ hộ đói cùng kiệt chủ yếu ở nông thôn và các huyện miền núi ( chiếm tới 36,46% số hộ miền núi). Thực hiện chương trình xoá đói giảm cùng kiệt đến cuối năm 2000 tỷ lệ hộ đói cùng kiệt giảm xuống còn 14% (giảm 9,7% so với năm 1996).
Tổng kết tình hình về lao động, việc làm và mức sóng dân cư ta thấy có một số điểm ảnh hưởng tới đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá như sau :
+ Do áp lực của việc giải quyết việc làm và xoá đói giảm cùng kiệt hiện nay cho nên nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư phải ưu tiên cho vấn đề này do đó nó có ảnh hưởng tới hướng phân bổ và sử dụng vốn cho ngành thuỷ sản.
+ Do chất lượng lao động còn ở mức trung bình kém trong khi quá thừa thãi lao động loại này cho nên việc đầu tư phải tính toán đến quy mô, công nghệ hợp lý sao cho vừa giải quyết việc làm cho nhiều người vừa phù hợp với tay nghề lao động hiện nay. Do dó đặt ra yêu cầu là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành thuỷ sản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Trong điều kiện mức sống dân cư chưa cao thì việc huy động nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển còn rất nhiều hạn chế . Đặc biệt là nhân dân các xã , làng có nghề cá, với họ sản xuất trong ngành mang tính thủ công, manh mún, không đầu tư phát triển cho nên tình hình không khấm khá hơn nhiều so với trước, ví dụ như ở các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương , Hậu Lộc, Nga Sơn đang còn trong tình trạng cùng kiệt đói ở nhiều xã tuy những năm gần đây đã được cải thiện. Do đó hoạt động tạo vốn và các hoạt động đầu tư chủ yếu là do sự khởi xướng của Nhà nước, chứ thực tế dựa vào dân cư sản xuất thuỷ sản thì chưa được là bao, đó là một đặc điểm trong quá trình đầu tư phát triển thuỷ sản cần tính tới.
II- Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản thời gian 1996 – 2002
1- Tổng hợp vốn đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá ( thời gian 1996-2002)
1.1/ Tình hình thu hút vốn đầu tư:
Trong thời gian qua tốc độ đầu tư của ngành thuỷ sản có những chuyển biến đáng kể, điều đó được thể hiện ở bảng 6
Bảng 6: Tình hình đầu tư cho ngành thuỷ sản Thanh hoá
(giai đoạn 1996-2002 - giá hiện hành )
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1- Đóng góp vào GDP
200,3
256,1
281,3
316,9
355,8
400,0
470,8
2- Vốn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status