Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt nam: Thực trạng và giải pháp



Lời mở đầu.
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP.
I. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm.
1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm.
2. Tính tất yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm.
3. Vai trò vị trí của tiêu thụ sản phẩm.
4. Kinh tế thị trường và những yêu cầu đặt ra cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
II. Nội dung tiêu thụ sản phẩm.
1. Điều tra nghiên cứu thị trường.
2. Lựa chọn sản phẩm thích ứng, tiến hành tổ chức sản xuất.
3. Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hoá về kho thành phẩm để chuẩn bị tiêu thụ.
4. Giá bán và thông báo giá.
5. Phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối.
6. Xúc tiến bán.
7. Kĩ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u tư chủ yếu là Hàn Quốc, Malayxia, Đài Loan.
Máy móc thiết bị của ngành dệt may hầu hết là những thiết bị lạc hậu cần được sửa chữa thay thế. Tuy nhiên thiết bị bị trong ngành may được đánh giá là hiện đại hơn.
Năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam được tính bằng giá trị gia tăng theo lao động là rất thấp nhưng gần đây đã có tiến bộ theo kịp Trung Quốc.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tăng lên mạnh mẽ, điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ cải cách với kết quả xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 43triệu USD trong năm 1988 lên 1,3 tỉ USD vào năm 1996, và 1,45 tỉ USD vào năm 1998. May mặc là ngành quan trọng hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt khoảng 6 lần trong những năm 1990. tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt cũng đã tăng đặc biệt từ những năm 91. Ngành dệt may vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu : năm 1996 chiếm 1/5 tổng kim ngạch, năm 1998 chiếm 15,5%,. Hiện nay hàng dệt may là mặt có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng của Việt Nam.
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản, hai thị trường này chiếm tới 43% và 42%tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1996. Mĩ là thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hoá với khối lượng lớn, đó là thị trường mở không phức tạp. năm 1997xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật chiếm 24%, năm 1998 là 22%. Ngoài ra còn có Đài Loan, Hàn Quốc, úc, Cộng hoà liên bang Nga, Thuỵ Sĩ, BaLan, Na Uy, Canađa. dự báo có sự chuyển dịch sang các nước Âu Mỹ, Châu Phi, Tây á, Nam á.
Thị trường tiêu thụ nội địa:
Những thành tựu đạt được .
Theo đánh giá của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong suốt chặng đường dài phát triển của mình ngành dệt may đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung. Bước đầu nghành đã thực hiện đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành dệt may những năm gần đây có nhiều thuận lợi (giá bông trên thị trường thế giới xuống thấp, giá sợi giảm không tương xứng.
Theo đánh giá của tổng công ty dệt may Việt Nam trong suốt chặng đường dài phát triển của mình, ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung. Bước đầu, ngành đã thực hiện đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm gần đây nhờ các hoạt động xúc tiến thươmg mại củng cố mạng lưới tiêu thụ nội địa đã mang lại kết quả tốt doanh thu bán nội địa của các Doanh nghiệp may năm 1999tăng 42,3% so với năm 1998.
Tổng công ty đã có chủ trương chính sách khai thác thị trường nội địa, coi đây là yếu tố đáng quan tâm khai thác đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tổ chức tốt công tác hội chợ triển lãm hàng dệt may và thiết bị dệt may tại các thành phố trong nước như ở Thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Tổng công ty còn tổ chức hội nghị bàn về công tác thị trường, tiến hành triển khai từng bước các biện pháp đề ra tại hội nghị để nắm bắt tình hình thị trường nội bộ, nhằm xây dựng qui chế thị trường trong Tổng công ty.
Hiện nay, chúng ta đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa tại hầu khắp các thành phố, thị xã trong cả nước để bán hàng, quảng cáo sản phẩm.
Theo tổng công ty dệt may Việt nam khu vực thị trường nội địa đã được chú trọng qua các con đường tiếp thị, quảng cáo, triển lãm, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp hiện mở hàng trăm cửa hàng và đại lý bán giới thiệu sản phẩm ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như: Việt thắng 65 cửa hàng và đại lý; Nhà Bè 50 cửa hàng và đại lý; May 10 có 50 cửa hàng và đại lý... liên kết các chợ đầu mối để tiêu thụ và tăng doanh thu. Doanh thu nội địa năm 98 của các công ty dệt là 2909 tỷ đồng, các công ty may là 87 tỷ đồng, năm 99 doanh thu xuất khẩu may tăng 17,5% so với năm 98, doanh thu bán nội địa của các doanh nghiệp may tăng 42,3% so với năm 98. Nhìn chung, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa( khoảng trên 70% tổng doanh thu) dưới dạng nguyên liệu như sợi vải.
Trong năm 1999, viện mẫu thời trang đã sáng tạo nhiều mẫu mã mới, trong đó có nhiều mẫu mã trên nền vải nội địa được người tiêu dùng ưa thích và chấp nhận.
2. Những hạn chế còn tồn tại:
Tuy nhiên, sản phẩm dệt may chưa thành công trên thị trường nội địa. Tiêu thụ nội địa đang gặp khó khăn do sức mua suy giảm. Ngành dệt may chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Thị trường trong nước bị bỏ trống và thả nổi.
Thị trường trong nước với số dân hơn 70 triệu và khoảng 100 triệu vào năm 2010,là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng hiện tại, nước ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng tương đối lớn bao gồm vải và quần áo may sẵn, trong tương lai, xu hướng này ngày tăng. Trong khi đó, sản phẩm dệt may của ta sản xuất ra tiêu thụ vẫn chậm. Theo số liệu cơ quan nhà nước năm 1994 cả đường mậu dịch và phi mậu dịch ta đã nhập khẩu 56,5 triệu mét vải,8 triệu sản phẩm quần áo may sẵn và khoảng 200 triệu mét vải cho may xuất khẩu. Năm 98 kim ngạch nhập khẩu hàng dệt với số lượng lớn vẫn chẩy đều vào Việt Nam . Tính đến 20/6/98 lượng bông vải nhập khẩu trị giá 364 triệu USD, đng lưu ý là trị giá vải nhập khẩu cho gia công là 226 triệu USD gấp 17,8 lần trị giá vải nhập khẩu trong kinh doanh.
Theo Tổng công ty dệt may Việt Nam tiêu thụ nội địa năm 1996 chỉ đạt 53 tỉ khoảng 8,2% ngành may còn ngành dệt đạt khoảng 1700 tỉ.
Theo ước tính thì doanh số phục vụ thị trường nội địa 1700tỉ thì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Rõ ràng phần thiếu hụt này sẽ được bù đắp bằng phần nhập khẩu.
Trên thị trường dệt may nội địa hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt do có sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc đủ các thành phần kinh tế. Đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc (chủ yếu là nhập lậu với giá rẻ phù hợp với sức mua của đại bộ phận người dân sống ở nông thôn) đang tràn ngập thị trường là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng và phát triển thị phần tại thị trường Việt Nam.
Ngịch lí buồn cho sản phẩm dệt may Việt Nam là hầu hết các mặt hàng dệt tiêu thụ nội địa đều mang nhãn ngoại mặc dù chất lượng không thua kém gì hàng ngoại. Lý giải chuyện này chỉ có thể do người tiêu dùng sính hàng ngoại, một phần do các nhà sản xuất chưa tin vào những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường.
Trước đây trong cơ chế bao cấp việc tiêu thụ dệt may nội địa được thực hiện thông qua chế độ mua bán tem phiếu, nhưng đến nay với chính sách kinh tế mở cửa, hầu hết sản phẩm hàng dệt may đều được sản xuất ra nhằm mục đích xuất khẩu nên thị trường trong nước bị bỏ trống. Hai nguồn cung cấp chủ yếu và lớn nhất cho nhu cầu may mặc trong nước của thời bao cấp nay sang kinh tế thị trường thì một đã hướng ngoại, một thì bị thu hẹp, giảm hẳn khả năng cung ứng cho người tiêu dùng. Từ đây thị trường may mặc nội địa bắt đầu sắp xếp lại mọt cách tự phát. Có thể nói trên một bình diện lớn, trên thị trường hàng vải sợi may mặc trong nước có sự phân hoá rõ rệt khu vực nông thôn miền núi bị bỏ không, quyền lợi mua sắm tiêu dùng bị vi phạm. bên cạnh đó, thị trường thành thị có sức mua phát triển song không thể nói là lành mạnh. Thị trường vải sợi – may mặc ở thành thị không bị bỏ trống như ở nông thôn, miền núi nhưng lại bị bỏ vào một thái cực khác, bị thả nổi.
Trên thị trường nội địa hàng dệt may mặc ngoại tràn ngập thị trường, cạnh tranh với sản phẩm nội địa về chất lượng, kiểu dáng, đặc biệt là giá cả làm cho khó khăn của toàn ngành tăng lên gấp bội. Đến thời điểm này chưa có một doanh nghiệp nào coi đây là một thị trường ổn định. Các công ty đầu đàn trong ngành đều tập trung vào việc gia công xuất khẩu còn hàng dành cho thị trường nội địa có chăng chỉ là sản phẩm xuất khẩu tồn dư với kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam. Mặt khác khi các doanh nghiệp tham gia vào hội chợ triển lãm đều nhằm giải quyết hàng tồn kho lạc mốt gây tâm lý không tót cho người tiêu dùng.
Thống kê với tỉ lệ hàng dành cho thị trường nội địa, càng các công ty danh tiếng thì tỉ lệ này càng nhỏ :
Công ty
Tỉ lệ
(so với doanh thu %)
May Hữu Nghị
May Bình Minh
May Phương Đông
May Đồng Nai
May Đức Giang
May Hưng Yên
May Chiến Thắng
May Nam Định
1,95
1,52
3,55
4,91
6,75
7,21
7,48
12,48
Doanh thu tiêu thụ nội địa năm 1996 của các công ty may theo biểu đồ như sau (đơn vị : tỉ đồng)
Lý giải điều trên chỉ có thể một phần do người tiêu dùng còn sính ngoại, một phần do sản phẩm chưa có chất lượng giá cả phù hợp. Tiêu thụ nội bộ chỉ đạt 8,7% doanh thu công nghiệp năm 1998 còn năm 1999 đạt khoảng 9,5%.
3. Nguyên nhân:
Sở dĩ doanh thu của ngành may đạt hiệu quả thấp có nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, ngành may hướng vào xuất khẩu, máy móc thiết bị đầu tư tương đối hiện đại, đồng bộ nếu tập trung khai thác thị trường nội địa sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Như thế có nghĩa là các doanh nghiệp dệt may không những không có tích luỹ mà còn rơi vào tình trạng thua lỗ.
Thứ hai, do chính sách thu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status