Thực trạng của vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng của vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu



Lời nói đầu
PHẦN I : VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2
1/ Đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế 2
2/ Đóng góp của xuất khẩu vào nâng cao chất lượng sản phẩm 3
3/ Đóng góp của xuất khẩu vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4
4/ Đóng góp của xuất khẩu vào giải quyết công văn việc làm 5
5/ Xuất khẩu là cơ sở thúc đẩy, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại 6
6/ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 6
PHẦN II : TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VÀO HOẠT ĐỘNG
 XUẤT KHẨU 7
I. Tác động của các yếu tố trong nước 7
1/ Môi trường kinh tế 7
2/ Môi trường Chính trị xã hội 8
II. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 9
1/ Mặt thuận lợi 9
2/ Mặt khó khăn 10
III. Vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu 11
IV. Thực trạng của vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu 15
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rả bằng cách này hay cách khác để nhập khẩu nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nhập khẩu.
Trong thời kỳ 1986 - 1990 nguồn thu của nước ta về xuất khẩu chiếm 3/4 tổng nguồn thu ngoại tệ, năm 1994 thu từ xuất khẩu đã đảm bảo được 80% nhập khẩu so với 24,6% năm 1986.
Phần II
Tác động của một số yếu tố vào
hoạt động xuất khẩu
I. Tác động của các yếu tố trong nước :
1. Môi trường kinh tế :
Trước hết Việt Nam tự hào về nguồn khoáng sản giàu có và đa dạng, còn ít được khai thác, chủ yếu là dầu lửa, quặng sắt, bô xít và các khoáng sản quý hiếm khác. Nguồn khoáng sản này tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu đặc biệt là việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên việc khai thác tất cả các nguồn tài nguyên này đòi hỏi một số vốn lớn với công nghệ thích hợp, khả năng tổ chức sản xuất và quản lý tốt. Đây là một trong những khó khăn cho việc phát triển sản xuất trong nước thông qua đó nó có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu làm kìm hãm hoạt động xuất khẩu.
Khí hậu và các nguồn tài nguyên đất đai, sinh vật và du lịch giúp tạo khả năng tốt cho sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp đặc biệt đối với cây công nghiệp nhiệt đới, hoa quả tươi và rau xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng... chính yếu tố này là nhân tố quyết định đến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của nước ta làm cho kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của nước ta không ngừng tăng lên : xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ 2 trên toàn thế giới, xuất khẩu ca phê vối đứng vị trí thứ 2 trên thế giới...
Vị trí địa lý mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển hoạt động ngoại thương nói riêng vì Việt Nam nằm ở khu vực có nhiều đường hàng không và hàng hải, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ vận tải quốc tế và xây dựng các trung tâm thương mại, tuy nhiên điều này đòi hỏi đầu tư vốn lớn vào kết cấu hạ tầng tức là phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển nhưng thực trạng của hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay hết sức lạc hậu điều này đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Lực lượng lao động phong phú và dồi dào là tiềm năng lớn của đất nước, mức lương quá thấp cũng là một lợi thế đáng kể trong việc hạ giá thành sản phẩm để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá của nước ta. Từ đó mà nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại, đứng vững và phát triển của hàng nước ta trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới, tức là nó là nhân tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, lực lượng lao động của nước ta có chất lượng thấp cần đẩy mạnh đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và quản lý, mặt khác lực lượng lao động của nước ta còn chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Cẩn phải khai thác có hiệu quả hơn để tạo lợi thế so với các nước khác trong việc phát triển sản xuất nói chung và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Mặt khác thông qua quá trình đổi mới thì nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bước phát triển nhất định, tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, môi trường kinh tế ổn định,..... đã tác động góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng trung bình 22%/ năm.
2. Môi trường Chính trị - xã hội
Cùng với quá trình mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trưởng phát triển hoạt động ngoại thương theo hướng
- Nhà nước quản lý thống nhất đối với hoạt động ngoại thương theo chính sách và pháp luật, đồng thời mở rộng quyền hạn cho các ngành, các địa phương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
- Mọi doanh nghiệp đều được phép kinh doanh xuất khẩu trực khi có đủ các điều kiện theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện chính sách đa phương hoá thị trường : những thị trường quan trọng của Việt Nam là ASEAN, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc và tương lai là Mỹ.
Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đâỷ hoạt động ngoại thương phát triển và nó là tiền đề cho việc phát triển liên tục với tốc độ cao ( 22%/ năm ) trong thời gian qua.
II. tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc tế
1. Mặt thuận lợi :
Thông qua xu hướng toàn cầu hoá thì môi trường kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất khẩu của nước ta nói riêng.
Toàn cầu hoá nền kinh tế đã đưa đến hệ quả tất yếu đó là các quốc gia phải mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia và xu thế này, từng bước ký kết các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương. Đến nay nước ta đã là thành viên của tổ chức khu vực thương mại tự do ASEA ( AFTA ), và diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương ( APEC), đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), quan hệ thương mại với Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc.... đang tiếp tục mở rộng.
Là một nước đang phát triển tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nước ta có thêm nhiều cơ hội mới để phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu thực hiện đầy đủ các cam kết trong AFTA thì đến năm 2006 hàng công nghiệp chế biến có xuất xứ từ nước ta sẽ được tiêu thụ trên tất cả thị trường các nước ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP trên 700 tỷ USD. Nếu sau khi nước ta ra nhập WTO thì sẽ được hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo quy chế tối huệ quốc trong quan hệ với 132 nước thành viên của tổ chức này do vậy hàng hoá của nước ta xuất khẩu vào các nước đó được dễ dàng hơn, từ năm 2020 hàng rào thuế quan của các nước APEC sẽ được dỡ bỏ. Đây cũng là cơ hội để nước ta xuất khẩu hàng hoá vào các nước thành viên APEC.
Toàn cầu hoá đã và đang tạo điều kiện, cơ hội cho nước ta đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác triệt để lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên của nước ta để phát triển sản xuất trong nước thông qua đó đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
2. Mặt khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì thông qua quá trình toàn cầu hoá thì môi trường thế giới cũng đặt ra cho hoạt động xuất khẩu của nước ta không ít những khó khăn và thách thức.
Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để đi đến tự do hoá thương mại tức là chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng với các nước khác, nhưng hiện nay nước ta vẫn còn bị tụt hậu khá xa về kinh tế ( nhất là trình độ công nghệ và thu nhập bình quân đầu người ) vì vậy chất lượng hàng hoá của nước ta còn kém xa các nước khác do đó mà sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta còn kém xa sức cạnh tranh của hàng hoá các nước khác.
Vì vậy hàng hoá của nước ta phải cạnh tranh ngang bằng với hàng hoá nước khác thì đó là một khó khăn rất lớn cho hàng hoá nước ta tồn tại, đứng vững, phát triển được trên thị trường trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá các nước khác.
Trên thị trường thế giới nước ta mới xuất khẩu chủ yếu là các nguyên liệu và sản phẩm sơ chế, như dầu thô, gạo, cà phê, chè, cao su. Còn các sản phẩm công nghiệp chế biến nhất là sản phẩm chất lượng cao còn ít, sức cạnh tranh yếu. Trong khi đó giá cả các mặt hàng nguyên liệu và sơ chế lại bấp bênh hay bị tác động xấu bất lợi cho nước xuất khẩu.
Ngoài ra, môi trường quốc tế còn đặt ra cho hoạt động xuất khẩu của nước ta nhiều khó khăn bất lợi như tình trạng mất ổn định của nền kinh tế thế giới và khu vực, hệ thống hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra, tình trạng gian lận thương mại..... là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến thị trường, giá cả của hàng hoá xuất khẩu của nước ta, do đó mà môi trường quốc tế có tính quyết định đến sự tồn tại, đứng vững và phát triển của hàng hoá nước ta.
III. Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu
1. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu
Thành công đáng kể trong công tác thuế đẩy xuất khẩu trong thời gian qua là đã vượt qua được cơn sốc xảy ra năm 1991 - 1992 do sự biến đổi chính trị của các nước XHCN, Đông Âu và Liên Xô cũ. Việc mất đi thị trường lớn này đã kích thích nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm và khai thác các thị trường mới. Bằng cách nỗ lực ngoại giao và chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn nhằm mở đường và kích thích quan hệ buôn bán của các doanh nghiệp, chính phủ Việt Nam đã ký trên 70 hiệp định thương mại và hiện nay có quan hệ buôn bán với trên 110 nước trong đó đáng chú ý là hiệp địn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status