Thực trạng và những giảI pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và những giảI pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình



Để xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý, trước hết Công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Một chính sách sản phẩm được coi là đúng đắn khi nó giúp Công ty sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho Công ty có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của Công ty.
 Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo gỡ khó khăn, khai thác triệt để các thuận lợi. Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì cần có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Do thời gian nghiên cứu có hạn và do sự hiểu biết hạn chế nên tui chỉ xin nêu một số giải pháp trong chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thượng Đình trong giai đoạn hiện nay:
 
 a. Công ty phải không ngừng thay đổi mẫu mã của hàng hoá sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở từng khu vực. Chẳng hạn, khách hàng ở Châu Âu thích những sản phẩm cao cấp dùng đơn giản nhẹ nhàng nhưng lại nhưng lại đòi hỏi nguyên liệu cao cấp và quá trình sản xuất có hàm lượng công nghệ cao





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


năm đầu thập kỷ 70, giầy sản xuất chỉ đạt 70% loại A thì nay đã lên đến 85%. Nhưng đó chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu chất lượng sản phẩm của công ty năm trong khẩu hiêu: “ Chất lượng sống còn”.
Thời kỳ 1990 dến nay
Ngày 8/7/1993, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đôngý cho xí nghiệp mở rộng phạm vi chức năng. Xí nghiệp sẽ trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy dép cũng như các nguyên liệu, máy móc phục vụ nó. Ngoài ra, xí nghiệp còn được phép kinh doanh cả dich vụ và du lich. Chính vì vậy, xí nghiệp được đổi tên thanh công ty giầy Thượng Đình.
Hiệu quả kinh tế cao thể hiện rõ những năm hợp tác chính la kết quả của việc đầu tư thiết bị, mở rộng thị trường tăng trưởng sản xuất.
Không chi coi trọng xuất khẩu, công ty luôn chú ý đến sản xuất nội địa để vừa đảm bảo có sản phẩm tiêu thụ trong nước vừa đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân lúc trái vụ. Do làm tốt công tác chất lượng giầy nội địa nên công ty đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Công ty cóậng lưới đại lý rộng khắp trong cả nước, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và giành được nhiều giải thưởng về chất lượng.
Năm 1999, công ty là nơi đầu tiên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9002 trong ngành da giầy phía Bắc. Hiện nay, toàn công ty đang phấn đấu để trở thành doanh nghiệp đầu ngành trong ngành da giầy Việt Nam.
* Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Từ khi được thành lập năm 1992, nhiêm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất giầy vải xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước. Từ năm 1993, công ty mở rộng chức năng và nhiệm vụ chính thành sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép, dich vụ và khách sạn.
Với lĩnh vực kinh doanh rộng như vậy, công ty luôn chú trọng tới công tác xây dựng các mục tiêu chiến lược và định hướng mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Về kinh doanh: công ty phấn đấu đạt:
-Kim ngạch xuất khẩu tăng 15%/năm.
-Giảm chi phí, hạ thấp giá thành, đảm bảo chất lượng để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
-Lợi nhuận tăng 10%/năm.
Đồng thời, nhận thức rõ vai trò của chất lượng trong việc quyết định thành lập nên công ty giầy Thượng Đình đã đưa ra mục tiêu xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo yêu câu của ISO9002.
2.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty – Tỷ phần của công ty.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh trong công ty. Trên cơ sở các đơn hàng và định mức có sẵn, phòng Kế hoạch - Vật tư sẽ phân công công việc đến các bộ phận, các phân xưởng trong công ty.
Bảng tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Sản lượng kế hoạch
Triệu đôi
4
3.95
4.2
Sản lượng thực hiện
Triệu đôi
3.909
4.046
4.15
Giá trị SXCN kế hoạch
Tỷ đồng
95
100
106
Giá trị SXCN thực hiện
Tỷ đồng
90
95.15
104.5
% hoàn thành kế hoạch sản xuất so với thực hiện
%
94.7
95.15
98.6
So sánh sản lượng sản xuất năm sau so với năm trước
%
103.5
102.6
So sánh giá trị SXCN sản xuất năm sau so với năm trước
%
105.7
103.6
Nhìn bảng trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng dần, từ 90 tỷ đồng năm 2000 lên 95,15 tỷ năm 2001 và 104,5 tỷ năm 2002. Nó chứng tỏ khả năng sản xuất của công ty ngày càng tăng. Năm 2001 tăng 5,7% so với năm 1998, năm 2002 tăng thêm 9,8% so với năm 2001.
Sản lượng giầy sản xuất ra ngày càng tăng. Điều này thể hiện hiệu quả của quá trình đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ.
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ngày càng tốt chứng tỏ sự tiến bộ trong công tác lập kế hoạch sản xuất. Điều này càng thể hiện sự trưởng thành và vai trò của phòng kế hoạch vật tư trong công ty.
Phòng kế hoạch vật tư dựa trên cơ sở cân đối các nguồn lực để lên kế hoạch sản xuất. Đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch sản xuất sẽ giúp việc tận dụng các nguồn lực sẵn có, tiết liệm chi phí trong sản xuất, giúp cho việc sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2001, nhận thức được ảnh hưởng của cuộc khủng hoang tài chính năm 1997, công ty đã thay đối kế hoạch sản xuất để phù hợp với thị trường.
Không chạy theo sản lượng, Thượng Đình hết sức quan tâm đến chất lượng. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng cao.
Bảng thống kê chất lượng sản phẩm của công ty.
Sản phẩm và phẩm cấp
Đơn vị
2002
2003
2004
Giầy xuất khẩu: Loại A
%
99.96
99.98
99.985
Giầy nội địa: Loại A
%
99.87
99.90
99.94
Tỷ lệ sản phẩm loại A ngày càng cao chứng tỏ những nỗ lực trong cải tiến dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đã đem lại kết quả không nhỏ. Sản phẩm sản xuất ra với chất lượng tốt là cách thức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh... như vậy nó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thượng Đình.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ
Sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ. Có như vậy công ty mới bù đắp được chi phí, thu được lợi nhuận, mới thể hiện sực cạnh tranh trên thị trường.
Mức tiêu thụ nội địa của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Sản lượng tiêu thụ nội địa
Triệu đôi
2.5
2.56
2.7
Doanh thu nội địa
Triệu đôi
45.6
41.2
49
Sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2001, tăng 0,06 triệu đôi so với năm 2000. năm 2002 tăng 0,2 triệu đôi chứng tỏ sự vững mạnh dần của công ty trong thị trường nội địa, thị trường mà trước đây công ty chưa phát hiện hết thế mạnh.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ nội địa không tăng nhiều nhưng doanh thu từ nội địa tăng nhiều. Điều này có nghĩa là những sản phẩm có chất lượng cao cũng bắt đầu được thị trường chấp nhận. Do sản xuất theo đơn hàng, sản xuất được phòng Kế hoạch vật tư lên chương trình rõ ràng nên sản phẩm của giầy Thượng đình tồn kho không nhiều. Thế nhưng, trong hai năm gần đây, lượng tồn kho tăng giảm ngược chiều với doanh thu tiêu thụ. Năm 2000, thành phẩm tồn kho giảm 4200 triệu đồng, doanh thu tăng 19500 triệu đồng. Năm 2001, thành phẩm tồn kho tăng 1323 triệu đồng trong khi doanh thu giảm 12500 triệu đồng. Đến năm 2002, thành phẩm tồn kho tăng 1225 triệu đồng trong khi doanh thu tăng 12500 triệu đồng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do công ty chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, trong khi thời gian này tình hình xuất khẩu của công ty cũng bị tác động đáng kể.
Kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Triệu USD
6.36
4.31
5.2
So với năm 2000, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm 2,05 triêu USD tức là 32,23%. Đây thực sự là một thiệt hại nặng nề đối với công ty. Nó còn cho thấy sự chưa ổn định của công ty trong việc tìm kiếm và liên kết kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Do kim ngạch xuất khẩu giảm nên doanh thu của công ty trong năm này bị giảm đi. Sang năm 2002, doanh thu từ xuất khẩu đã tăng lên 5,2 triệu USD tức là đã tăng 0,89 triệu USD hay 20,6% so với năm 2001. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu năm 2002 vẫn chưa đạt bằng so với mức của năm 2000.
Như vậy, trong thời gian tới, vấn đề tìm và mở rộng thị trường cho sản phẩm giầy là nhiệm vụ cấp bách đối với công ty giầy Thượng Đình.
Vấn đề mở rộng thị phần và phát triển thị trường.
Trong ngành da giầy, Thượng Đình có thể coi là một doanh nghiệp có truyền thống lâu dài, là doanh nghiệp đầu ngành. Trong các doanh nghiệp thuộc phía Bắc thì Thượng Đình là doanh nghiệp đầu ngành, thị phần của công ty qua các năm luôn tăng.
Thị phần của giầy Thượng Đình.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Công ty giầy Thượng Đình
%
9.1
9.7
10.5
Công ty giầy Thuỵ Khuê
%
7.9
8.1
9.0
Công ty giầy Thăng Long
%
6.3
6.9
7.2
Qua số liệu trên ta thấy thị phần của công ty giầy Thượng Đình năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 0,5% năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 0,8%. Như vậy tốc độ mở rộng thị trường của công ty năm sau tăng hơn so với năm trước. Nó chính là dấu hiệu thể hiện sức mạnh cạnh tranh của công ty. Là căn cứ để chứng tỏ các biện pháp công ty đề ra để thực hiện một cách phù hợp với thực tế.
Với thị trường nội địa công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty như: công ty giầy Thụy Khuê, giầy Thăng Long, giầy Hà Nội... Do vậy càng đòi hỏi Thượng Đình phải tăng cường thực thi những biện pháp nhằm giữ vững và mở rông thị phần.
Với năng lực sản xuất tăng cường, khả năng sản xuất của công ty ngày càng cao, do vậy sản phẩm sản xuất ra càng cần có thị trường tiêu thụ. Với thị trường trong nước, khả năng tiêu thụ vẫn còn thấp nên khả năng phát triển cũng rất khó. Vì thế, mở rộng thị trường nước ngoài mới chính là con đường để tăng thị trường tiêu thụ cho công ty. Sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình đã có mặt nhiều nơi trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như Pháp, Đức, Nhật Bản... Ngoài một số những đối tác quen thuộc đã có mối quan hệ lâu dài, Thượng Đình đang tích cực mở rộng các mối quan hệ với các thị trường mới như: châu Mỹ Latinh, Hoa Kì, các nước Trung Đông...
Như vậy, vấn đề mở rộng thị phần và phát triển thị trường là một công việc vô cùng quan trọng, thể hiện khả năng cạnh tranh của Thượng Đình. Chỉ có t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status