Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp bình chuẩn - Tỉnh bình dương đến năm 2020 - pdf 28

Download miễn phí Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp bình chuẩn - Tỉnh bình dương đến năm 2020



CHƯƠNG 1 -MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.6. NỘI DUNG CHÍNH 3
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC – THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2 _ TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 5
2.1. CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CỤM CÔNG NGHIỆP 5
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 6
2.2.1. Tình hình phát triển 6
2.2.2. Định hướng quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 8
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 9
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường 9
2.3.2. Hoạt động nhà nước về bảo vệ môi trường 10
2.3.3. Các vấn đề quản lý môi trường 11
2.3.4. Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường 11
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIệP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 12
2.4.1. Tác động đến cảnh quan xung quanh 12
2.4.2. Tác động đến môi trường vật lý 12
2.4.3. Tác động đến môi trường văn hóa xã hội 14
2.5. NHẬN ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH 14
2.5.1. Nước thải 14
2.5.2. Chất thải rắn 15
2.5.3. Khí thải 15
2.5.4. Mảng xanh 15
2.6. SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CÔNG NGHIỆP 16
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thải được xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu xử lý chất thải ngày càng tăng cao. Tất cả khối lượng chất thải đô thị, CTCN (loại trừ CTNH) đều tập trung về khu liêp hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương.
DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN ĐẾN NĂM 2020
Dự báo diễn biến chất lượng không khí
Trong quá trình CNH - HĐH, ngày càng có nhiều nhà máy được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một tỷ trọng cao. Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí. Nếu không có biện pháp thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh các nhà máy, các khu dân cư sẽ đứng trước nguy cơ bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ trực tiếp của nhân dân. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp vẫn đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong CCN Bình Chuẩn bao gồm: khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu, dầu vận hành lò nung, máy phát điện trong dây chuyền sản xuất; khí thải từ nhà máy gia công bề mặt kim loại. Ngoài những nguồn ô nhiễm chính nói trên có thể hầu hết các nhà máy công nghiệp đều gây ô nhiễm không khí với mức độ khác nhau.
Dựa vào hệ số ô nhiễm của WHO ta có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020.
Bảng 9-Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020
Năm
Diện tích quy hoạch (ha)
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm (kg/ha/ngày)
Bụi
SO2
NO2
CO
THC
Hệ số ô nhiễm
8.18
78.27
5.11
2.42
0.66
2015
45.9
375.462
3,592.593
23,454.9
111.078
30.294
2020
54
441.72
4,226058
275.94
130.68
35.64
(Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Bình Dương, 2005)
Dự báo diển biến chất lượng nước
Theo WHO một ha đất KCN/CCN sử dụng 40m3/ngày, trong đó 75% là nước thải công nghiệp (30m3/ha/ngày).
Dựa vào hệ số nồng độ các chất ô nhiễm tác giả đã ước tính nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 như sau:
Bảng 10-Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải công nghiệp sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020
Năm
Diện tích quy hoạch (ha)
Tải lượng các chất ô nhiễm NTCN (g/m3/ha/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm (g/m3)
SS
BOD5
COD
Phenol
Chì
Hệ số ô nhiễm
222
137
319
0.9
0.1
2015
45.9
305,694
188,649
439,263
1,239.3
137.7
2020
54
359,640
221,940
516,780
1,458
162
(Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Bình Dương, 2005)
Dự báo diễn biến chất thải rắn và chất thải nguy hại
Dự báo về tổng khối lượng CTRCN: phương pháp dự báo dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTR CN, CTNH tại TP.HCM” do Sở KHCN & MT kết hợp với Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC) thực hiện dưới sự quản lý của Sở KHCN&MT TP.HCM, trong đó đã xác định sử dụng hệ số tải lượng CTR trung bình tại một đơn vị KCN/CCN tiêu chuẩn là 320 tấn/ha/năm, trong đó bao gồm cả hàm lượng chất thải trung bình là 20%. Do vậy, có thể dự báo tổng khối lượng CTCN của CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 khoảng 17,280 tấn/năm., trong đó khối lượng CTNH chiếm khoảng 3,456 tấn/năm.
Tuy nhiên, kết quả dự báo này có thể sẽ cần điều chỉnh phù hợp các nhà máy sản xuất trong CCN tiến hành đổi mới và hiện đại hóa hệ thống công nghệ sản xuất hiện có (xu hướng giảm phát thải CTR), hay trên cơ sở thống kê hệ số phát thải trung bình thực tế của từng nhà máy sản xuất trong CCN. Thành phần CTRCN của CCN trong tương lai sẽ được xác định cụ thể theo kết quả thống kê, kiểm toán và phân loại CTR phát sinh tại từng đơn vị nhà máy/xí nghiệp.
_ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN – TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Sự phát triển công nghiệp TTMT sẽ góp phần nâng cao CLMT cũng như phát triển kinh tế – xã hội cho một khu vực và thêm vào đó, tạo một “cộng đồng doanh nghiệp” tương tác hổ trợ lẫn nhau cùng PTBV hơn. Sự phát triển CCN TTMT nhằm đạt:
Sử dụng một cách hiệu quả nguồn TNTN, nguyên vật liệu, nước và năng lượng và giảm chi phí sản xuất nhờ tăng cao hiệu quả;
Ap dụng các giải pháp SXSH như quản lý nội vi hiệu quả, giảm và thay thế vật liệu độc hại, kiểm soát phát thải khí ô nhiễm, phân loại phế phẩm hay vật liệu còn lại;
Sử dụng năng lượng và vật liệu có khả năng khôi phục được để thay thế cho nhiên liệu khoáng và các nguồn cung cấp nguyên liệu có hạn;
Tăng chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế của công đồng dân cư xung quanh thông qua các dự án giữa các nhà máy và chính quyền địa phương;
Quy hoạch và sử dụng hệ sinh thái khu vực trên cơ sở hiểu rõ khả năng tiếp nhận của môi trường không khí, nước, đất và bản chất của hệ sinh thái tự nhiên;
Hình thành EMS theo ISO 14000 với đối tượng và tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển CCN TTMT, không phải chỉ dừng ở mức độ đạt TCMT.
Những lợi ích và thách thức trong phát triển cụm công nghiệp thân thiện môi trường
Lợi ích môi trường
Các CCN TTMT sẽ giúp giảm nhiều nguồn gây ô nhiễm và chất thải, cũng như giảm nhu cầu khai thác TNTN. Các nhà máy tham gia CCN sẽ giảm được “gánh nặng môi trường” nhờ các giải pháp SXSH bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý hợp lý nguồn nước, thu hồi tài nguyên và các phương pháp quản lý và giải pháp công nghệ môi trường khác. Việc lựa chọn vị trí, cơ sở hạ tầng và các loại hình công nghiệp đầu tư trong CCN phải được xem xét bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm sinh thái của khu vực lựa chọn.
Mỗi mô hình CCN TTMT hình thành và phát triển sẽ là một bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý và đầu tư để cải tiến và hoàn thiện mô hình CCN đạt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Lợi ích về kinh tế
Các nhà máy tham gia CCN TTMT sẽ có cơ hội giảm chi phí sản xuất nhờ tăng hiệu quả tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, tái sinh và tái chế chất thải, và hạn chế nguy cơ từng nhà máy bị phạt do không đảm bảo các yêu cầu BVMT. Sự gia tăng hiệu quả sản xuất cũng cho phép các nhà máy trong CCN tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn.
Thêm vào đó, các nhà máy trong cùng CCN còn có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ môi trường khác như quản lý chất thải, huấn luyện các hoạt động BVMT, tổ quản lý và ứng cứu sự cố, mua chung nguyên liệu, sử dụng chung hệ thống thông tin môi trường, và các dịch vụ hổ trợ khác. Như vậy từng doanh nghiệp tham gia CCN sẽ giảm được đầu tư cho các hoạt động này.
Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa thường gặp phải khó khăn về thông tin, tư vấn và cách thức thực hiện. Định hướng hợp nhất trong phát triển CCN TTMT sẽ hổ trợ các CSSX này vượt qua những trở ngại kể trên để cải thiện hiệu quả của chúng.
Lợi ích xã hội
Sự gia tăng hiệu quả kinh tế của từng nhà máy tham gia CCN làm cho CCN trở thành công cụ phát triển kinh tế mạnh mẽ đối với cộng đồng dân cư. CCN như vậy sẽ thu hút các nhà đầu tư hàng đầu và tạo cơ hội mở rộng những hoạt động kinh doanh hiện có cũng như phát triển các hình thức kinh doanh mới ở địa phương. Nhờ đó, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới ở những cơ sở sản xuất công nghiệp đảm bảo môi trường và vệ sinh tốt hơn nhiều. Các nhà máy sẽ có nhiều khách hàng hơn để phục vụ và mua sản phẩm của các doanh nghiệp mới trong CCN. Sự phát triển CCN TTMT sẽ tạo ra các chương trình mở rộng và nâng cao lợi ích kinh tế và môi trường cho các doanh nghiệp đồng thời hứa hẹn tạo ra CCN có môi trường không khí, đất nước trong sạch hơn, giảm đáng kể chất thải và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Một cách tổng quát các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của CCN TTMT được trình bày tóm tắt trong hình bên dưới.
LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN CCN TTMT
Giảm khai thác TNTN
Giảm nguồn gây ô nhiễm và chất thải
Giảm gánh nặng về môi trường nhờ áp dụng một cách hiệu quả các giải pháp BVMT
Nâng cao CLMT tự nhiên
Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên
Giảm chi phí vận chuyển
Giảm chi phí thải bỏ chất thải
Giảm chi phí đầu tư và vận hành HTXLCT
Giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng nhờ sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác
Giảm trường hợp bị phát do không tuân thủ quy định
Tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lượng
Tăng thu nhập từ phế phẩm, phế liệu và chất thải
Tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng và cộng đồng
Tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng
Tăng năng suất sản xuất của người lao động
Tăng cơ hội để tiếp cận thông tin và đầu tư
Giảm tình trạng mệt mỏi và chán nản của người lao động nhờ cải thiện môi trường làm việc và bảo đảm chất lượng môi trường xung quanh
Nâng cao mức sống của toàn xã hội
Thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề môi trường
Tạo thêm công việc làm trong một môi trường phát triển công nghiệp sạch hơn
Mô hình CCN TMT là cơ sở để Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các chình sách quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả BVMT cao hơn
MÔI TRƯỜNG
+
KINH TẾ
+
XÃ HỘI
+
+
Hình 7-Lợi ích phát triển CCN TTMT
Những thách thức khi phát ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status