đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện văn giang, tỉnh hưng yên - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3
1.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 7
1.2.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 7
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 8
1.2.3 Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 11
1.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 14
1.3.1 Khái quát những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới 14
1.3.2 Phương hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong tương lai 17
1.4 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất hàng hóa 19
1.4.1 Cơ sở lý luận 19
1.4.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.5 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 21
1.5.1 Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa 21
1.5.2 Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa
trên thế giới và Việt Nam 25
1.6 Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 28
1.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới 28
1.6.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 30
1.6.3 Những nghiên cứu ở tỉnh Hưng Yên 32
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng nghiên cứu 34
2.2 Phạm vi nghiên cứu 34
2.3 Nội dung nghiên cứu 34
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng nguồn
tài nguyên đất nông nghiệp ở huyện Văn Giang. 34
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 34
2.3.3 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất theo hướng sản
xuất hàng hóa 34
3.3.4 Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển các loại hình sử dụng
đất hàng hóa trên địa bàn huyện 35
2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Thu thập tư liệu, số liệu thứ cấp 35
2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp 35
2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 36
2.3.4 Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng đất 36
2.3.5 Phương pháp tham vấn chuyên gia 36
2.3.6 Phương pháp dự báo 36
2.3.7 Phương pháp so sánh 36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội của huyện Văn Giang 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 37
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 42
3.1.3 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 46
3.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 47
3.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Văn Giang 48 3.2 Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện 50
3.2.1 Tình hình chung 50
3.2.2 Tình hình sản xuất các loại cây trồng 53
3.2.3 Tình hình tiêu thụ nông sản 53
3.2.4 Các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn Huyện 56
3.3 Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất theo
hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang 58
3.3.1 Hiệu quả kinh tế 58
3.3.2 Hiệu quả xã hội 66
3.3.3 Hiệu quả môi trường 69
3.3.4 Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các kiểu sử dụng đất theo hướng
sản xuất hàng hóa 74
3.4 Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Giang
theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020. 75
3.4.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện 75
3.4.2 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Văn Giang
theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020. 77
3.4.3 Kết quả định hướng 77
3.4.4 Một số giải pháp thực hiện định hướng 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
Kết luận 83
Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả là một
trong những vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi vì đất đai là tài
nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế
được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công
trình kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai bao gồm các yếu
tố tự nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý xã hội và ý thức sử
dụng đất của mỗi con người. Đất đai có giới hạn về không gian nhưng vô hạn về
thời gian sử dụng.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất có lịch sử lâu đời nhất và cơ bản nhất
của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế
xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy
đó làm cơ sở phát triển các ngành khác. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ
đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đã làm cho diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp điều đó đòi hỏi việc sử dụng đất nông nghiệp phải
có hiệu quả hơn. Để sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả thì một trong những
hướng đi đã và đang được quan tâm đề cập nhiều là phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế ở một số địa phương, nông nghiệp đã phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đời sống
nhân dân được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên do nhận thức và hiểu biết của
nhiều người còn hạn chế nên việc khai thác đất nông nghiệp chưa thật hợp lý,
chưa phát huy hết tiềm năng, sức sản xuất của đất. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất
lao động và mức sống của người nông dân. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp một
cách đúng đắn và có hiệu quả là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay.
Văn Giang là một huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên.Trong
những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càng thu hẹp,
đất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu của nhân dân trong huyện. Sản xuất nông
nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá
mới chỉ mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và phương án giải quyết đầu ra
nên không phát huy hết các tiềm năng sẵn có. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp, đưa ra những loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng
đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, có tính hàng hoá và bền vững trên địa
bàn huyện là vấn đề rất cần thiết. Từ những vấn đề thực tiễn sản xuất đang diễn
ra ở huyện Văn Giang như đã trình bày ở trên, để góp phần thực hiện thành công
các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện và mục tiêu lâu dài nhằm khai
thác tốt nhất phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Để góp phần giải quyết vấn đề
này, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử
dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa ở huyện Văn Giang.
- Đề xuất định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
phục vụ hướng sản xuất hàng hóa cho địa bàn nghiên cứu.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
phù hợp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy kinh tế
sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Giang. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo
phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nuớc trên
thế giới.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường
quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác
nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết
quả như yêu cầu của công việc mang lại.
Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định rõ sự khác nhau và mối liên
hệ giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích
của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét
kết quả đó đuợc tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả
hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không
chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá
của hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả
phải là chi phí lao động xã hội. Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả
lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích
thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa
hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu
hạn (Thomas Petermann, 1996).
Bản chất của hiệu quả là tiết kiệm thời gian, Các Mác cho rằng quy luật
tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều
cách sản xuất, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó,
nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển
văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại. Ta có thể thấy


L1IRk2y099gor4x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status