Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn



MỤC LỤC
 Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VÀ TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG 3
1. Các học thuyết về quản lý và sử dụng lao động 3
1.1. Học thuyết của F.W.Taylor 3
1.2. Học thuyết của Henry Mayo 5
2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và tuyển chọn lao động 6
2.1. Vai trò 6
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và tuyển chọn lao động 7
3. Thu hút lao động 12
3.1. Nguồn nội bộ 12
3.2. Nguồn bên ngoài 13
4. Quy trình tuyển chọn lao động 18
4.1. Phỏng vấn sơ bộ 19
4.2. Xem xét mẫu đơn xin việc 19
4.3. Trắc nghiệm 20
4.4. Phỏng vấn sâu 26
4.5. Điều tra lý lịch 35
4.6. Khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng 37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VÀ TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN 38
1. Khái quát về Công ty Thạch Bàn 38
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 38
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 41
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trở lại đây 42
2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác thu hút và tuyển chọn lao động của Công ty 44
2.1. Đặc điểm bộ máy quản trị 44
2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm 49
2.3. Đặc điểm dây truyền sản xuất và tổ chức sản xuất 51
2.4. Đặc điểm về lao động 54
3. Thực trạng công tác thu hút và tuyển chọn lao động 59
3.1. Những khó khăn và thuận lợi của Công ty ảnh hưởng đến công tác thu hút và tuyển chọn lao động 59
3.2. Quy trình thu hút lao động 60
3.3. Quy trình tuyển chọn lao động 62
4. Những kết luận rút ra từ thực tiễn công tác thu hút và tuyển chọn lao động 67
4.1. Những ưu điểm và kết quả đạt được 67
4.2. Tồn tại 69
 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU HÚT VÀ TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN 70
1. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2005 70
1.1. Mục tiêu định hướng 70
2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác thu hút và tuyển chọn lao động 73
2.1. Sự quan tâm của lãnh đạo 73
2.2 Lập kế hoạch nhân lực cho năm 2002 và các năm tiếp theo 74
2.3. Giải pháp về thu hút lao động 76
2.4. Giải pháp về tuyển chọn lao động 78
2.5. Giải pháp về máy móc, trang thiết bị quản lý 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oẻ không phù hợp với công việc thì quy trình tuyển dụng sẽ trở nên vô ích. Chẳng hạn không thể để cho người bị bệnh đau phong thấp làm người giao hàng cũng như không thể cử người bị bệnh xuyễn làm chức vụ thay mặt thương mại.
Hiện nay ở Việt Nam cách thông dụng nhất là ứng viên phải nộp phiếu khám sức khoẻ tổng quát khi đến phỏng vấn.
Cuối cùng trước khi quyết định tuyển dụng công ty nên làm một bản tổng kết đánh giá tất cả các ứng viên qua các giai đoạn và quyết định xem ai là người sẽ được chọn vào làm việc.
Trên đây là toàn bộ lý luận về quy trình thu hút và tuyển chọn lao động. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác này công ty cần căn cứ vào đặc điểm của mình chứ không nên áp dụng quy trình này một cách máy móc, dập khuôn.
Chương II
Thực trạng công tác thu hút và tuyển chọn Lao động tại Công ty thạch bàn
1. Khái quát về Công ty Thạch Bàn.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.
Hiện này cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đã phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày một cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp lớn trong ngành vật liệu xây dựng, những năm qua Công ty Thạch Bàn đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển vật liệu xây dựng của Bộ xây dựng cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thạch Bàn không tách dời sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ xây dựng, của Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Đó cũng là thành quả từ qúa trình lao động hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tháng 10 năm 1958, Đảng uỷ và ban giám đốc Sở thương nghiệp Hà Nội đã lập tổ công tác đi điều tra thực địa để mở một Công ty sản xuất gạch phục vụ cho nhu cầu xây dựng của thủ đô. Sau một thời gian nghiên cứu tổ công tác đã chọn địa điểm mở công trường tại xã Thạch Bàn huyện Gia Lâm (khi đó còn thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Ngày 15-2-1959- UBHC Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội. Đồng chí Lê Văn Hiền là trưởng ban chỉ huy công trường. Thời kỳ này các khâu sản xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công. Công việc sản xuất gạch rất vất vả người thợ phải đóng gạch, phơi khô trên sân đất sau đó mới gánh gạch vào lò. Lò nung trong công trường khi đó là loại lò bầu công suất 3-4 vạn viên một mẻ.
Ngày 6-12-1962, với quyết định số 1893-BKT của bộ trưởng Bộ kiến trúc, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã chính thức ra đời, giám đốc xí nghiệp là đồng chí Vũ Đình Cừ. Những năm 1963, 1964 sản xuất của xí nghiệp vẫn là quy mô nhỏ và công cụ lao động đơn giản, sản lượng toàn xí nghiệp đạt 3-4 triệu sản phẩm / năm.
Tháng 7-1964 đồng chí Vũ Đức Bao nhận nhiệm vụ quyền giám đốc xí nghiệp đến tháng 2-1965 Bộ kiến trúc bổ nhiệm đồng chí Đinh Văn Roan làm giám đốc mới. Với tinh thần học hỏi và sáng tạo, giám đốc mới đã có những bước đi mạnh bạo trong sản xuất. Lần đầu tiên ở xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn, các máy chế biến tạo hình của nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) và sau đó là máy gạch của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội) được lắp đặt để đưa vào sản xuất. Các máy này có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực sản xuất của xí nghiệp. Đồng thời còn giảm bớt sự vất vả của người công nhân làm gạch. Từ đây quy trình sản xuất của xí nghiệp Thạch Bàn đã mang tính công nghiệp.
Từ 8-1968 đến 3-1991 với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy hút chân không Bangan - sấy Tuynel kiểu cũ 10 hầm nung đốt lò đứng có công suất là 8-10 vạn viên/ mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp đạt 14-16 triệu sản phẩm/năm. Thời gian này giám đốc xí nghiệp là đồng chí Vũ Đức Bao.
Từ 4-1991 đến 12-1994 với một quyết tâm cao, giám đốc mới của xí nghiệp là đồng chí Nguyễn Thế Cường đã có nhiều đổi mới và cải tiến quy trình sản xuất gạch. Lò Tuynel nung đốt kiểu mới rồi nhà kính phơi gạch đã được xây dựng. Những đổi mới này đã đưa công suất của xí nghiệp tăng lên 25 triệu sản phẩm/năm. Tháng 4-1993 Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định tách xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành một đơn vị trực thuộc Bộ. Sau đó đến 8-1994, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 480/Bộ Xây Dựng-TCLĐ đổi tên xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này sản lượng của Công ty đạt trên 30 triệu sản phẩm / năm, những sản phẩm này có chất lượng tốt và được thị trường chấp nhận.
Tháng 11-1995, được Nhà nước và Bộ xây dựng cho phép Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát Granite nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam, với công nghệ và thiết bị đồng bộ của Italia, công suất giai đoạn 1 là 1 triệu m2/ năm. Công trình hoàn tất vào tháng 11-1996 và đưa vào hoạt động tháng 12-1996. Cũng từ 1996 sản phẩm gạch đỏ của Công ty được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Nam á.
Tháng 4-1997 Bộ xây dựng quyết định sát nhập Công ty Thạch Bàn vào Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng theo chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp của nhà nước, năm 1998 Công ty Thạch Bàn đã hoàn tất việc cổ phần hoá một thành viên trực thuộc là nhà máy gạch ngói đất sét nung và từ 1-1-1999 Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn đã đi vào hoạt động độc lập. Mặc dù tách Công ty nhưng doanh thu cuả toàn Công ty vẫn đạt trên 100 tỷ đồng, với sản lượng trên 1 triệu m2 / năm. Hiện nay sản phẩm gạch của Công ty được tiêu thụ trên toàn quốc với các chi nhánh ở 3 miền, hơn 330 đại lý và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước Đông Nam á, Đông Âu.
Ngoài ra từ 1993-1999 Công ty còn tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò Tuynel cho hơn 30 nhà máy gạch trong cả nước. Các nhà máy gạch này đã đi vào sản xuất ổn định, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Có thể nói Công ty Thạch Bàn đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam, đưa kỹ thuật và công nghệ sản xuất gạch ngói ở nước ta lên vị trí cao trong khu vực.
Đồng thời để phù hợp với các chính sách kinh tế - xã hội và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, trong những năm gần đây, Công ty đã chú trọng đa dạng hoá ngành nghề và mặt hàng kinh doanh, cụ thể là:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất và thiết bị phục vụ ngành xây dựng.
- Thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Tư vấn đầu tư và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Xây lắp, chuyển giao công nghệ các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Cùng với việc đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng có hiệu quả (Hệ thống quản lý chất lượng) theo ISO 9002. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển Công ty Thạch Bàn đã từng bước tạo dựng, khẳng định vai trò của mình trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Trong nền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng, bất cứ một doanh nghiệp nào được thành lập cũng đều có một chức năng nhiệm vụ nhất định. Công ty Thạch Bàn cũng vậy Công ty cũng có chức năng nhiệm vụ của mình. Dưới đây là những chức năng nhiệm vụ của Công ty.
- Nhiệm vụ đầu tiên của Công ty đó là tổ chức thực hiện lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Đồng thời Công ty còn phải hoàn thành các nhiệm vụ và kế hoạch mà Bộ xây dựng và Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng giao cho. Để hoàn thành các nhiệm vụ này Công ty cần vạch ra cho mình những chiến lược cũng như tổ chức thực hiện các chiến lược này .
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra.
+ Tăng cường nghiên cứu khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, giảm thiểu tối đa các sự cố công nghệ, giảm tiêu hao vật tư nguyên, nhiên liệu trong sản xuất.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9002
+ Củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục mở rộng thị trường và tăng mức tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức hạch toán tài chính kế toán theo qui định của pháp luật.
+ Sử dụng có hiệu quả, bảo quản tốt và phát triển vốn cũng như mạng lưới cơ sở vật chất.
+ Hạch toán phân tích kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
- Chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
+ Thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước với người lao động về an toàn lao động và vệ sinh cá nhân, thực hiện tốt chế độ trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trở lại đây.
Là một doanh nghiệp đang trên đà phát triển, những năm gần đây bộ mặt Công ty đã có nhiều thay đổi lớn. Quy mô sản xuất luôn được mở rộng, doanh thu tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Bảng 3: Kết quả sản xuất kin...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status