Tài liệu Luận văn " Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam " - Pdf 10

Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG
PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC
VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM O Sinh viên thực hiện : Lê Thùy Dương
Lớp : Anh 6 - K38B
Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Kim Oanh


III. Thực tiễn hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong những năm gần đây 24
1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu 24
2. Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 26
3. Về cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 29
IV. Tác động của ngoại thương Trung Quốc đối với nền kinh tế quốc dân 32
1. Ngoại thương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 32
2. Ngoại thương giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong nước34
3. Ngoại thương góp phần cải tạo cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa 34
4. Ngoại thương góp phần giải quyết vấn đề việc làm 35
V. Triển vọng hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong thời gian tới 36
1. Các nhân tố thuận lợi 36
2. Các nhân tố bất lợi 38
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT
TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC 40
I. Một số bài học thành công 40
1. Thực hiện chiến lược mở cửa theo nhiều phương vị, nhiều tầng nấc 40
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  3

2. Chủ động thu hút FDI vào phát triển ngoại thương 44
3. Kiên trì cải cách thể chế quản lý ngoại thương 59
4. Chính sách hợp lý trong đa dạng hóa sản phẩm và thị trường 67
5. Chủ động tạo môi trường cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế thông
qua việc hội nhập các liên kết kinh tế khu vực và thế giới 72
6. Coi trọng công tác xúc tiến thương mại 76
7. Một số kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề sau khi gia nhập WTO 77
II. Một số bài học không thành công 79
1. Quan điểm lấy lượng thay cho chất đã làm giảm hiệu quả kinh doanh ngoại thương81
2. Chính sách bảo hộ quá mức trong một số ngành đã ngăn cản việc cải thiện

Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  5
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh
mẽ, là hiện tượng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất ở khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Sau hơn 20 năm (1979-2003) thực hiện cải
cách mở cửa, bộ mặt kinh tế xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc.Về nhiều mặt,
Trung Quốc đang chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng
đầu về tốc độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ. Đặc biệt là trong
lĩnh vực ngoại thương, trải qua gần một phần tư thế kỷ, ngoại thương Trung Quốc
đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất
nhập khẩu (năm 1978) đến nay Trung Quốc đã là cường quốc ngoại thương lớn thứ
5 trên thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 620,8 tỷ USD năm 2002
(tăng gấp 30 lần so với năm 1978). Hơn thế nữa, vị thế và ảnh hưởng của Trung
Quốc trong thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, ngoại thương Trung
Quốc đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển tốt đẹp hơn, đặc biệt là sau
sự kiện Trung Quốc đã trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức thương mại thế
giới ngay vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI.
Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên,
dân cư, chế độ chính trị xã hội và cả về kinh tế với Trung Quốc. Cũng giống như
Trung Quốc, Việt Nam đang tiến hành đổi mới đất nước, hướng tới việc xây dựng
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Việt Nam tiến
hành mở cửa, đổi mới đất nước sau Trung Quốc 8 năm và cho đến nay thì những
thành tựu kinh tế, thành tựu phát triển ngoại thương vẫn còn là khiêm tốn so với
những thành quả to lớn của nước bạn và còn chưa xứng với tiềm năng của chính
Việt Nam. Vì vậy, để thành công hơn nữa trong công cuộc phát triển ngoại thương

Lê Thùy Dương
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  7

Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  8

CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC TỪ 1979
ĐẾN NAY
I. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trung Quốc là một đất nước có diện tích rộng lớn nằm ở nửa phía Bắc của Đông
bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á-Âu, phía Đông của Châu Á và phía Tây Thái
Bình Dương, có đường biên giới đất liền dài khoảng 22.000 km tiếp giáp với 15 quốc
gia, có vùng biển rộng lớn với tuyến bờ biển dài và rất nhiều đảo, đường biên giới trên
biển dài khoảng 18.000 km. Diện tích Trung Quốc là 960 vạn km
2
, là nước lớn nhất
Châu Á, thứ 3 trên thế giới về diện tích lãnh thổ [22].
Với vị trí địa lý rất thuận lợi cùng với diện tích đất đai rộng lớn đã tạo ra cho
Trung Quốc những điều kiện dễ dàng phát triển mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan

; dao động từ 1,5 người ở vùng tự trị Tây Tạng đến 400-500 người/km
2

các vùng đồng bằng phía Đông, nhiều nơi lên đến 1000-1500 người/km
2
như ở vùng
Bắc và Đông Bắc [7].
Tiềm năng về nguồn nhân lực của Trung Quốc là rất lớn và lâu dài. Số người
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 61% tổng dân số, trong số này có 60% là lao
động nông nghiệp. Năm 1990, Trung Quốc có lực lượng lao động là 756, 6 triệu người
(từ 15-64 tuổi). Theo tính toán, trung bình mỗi năm Trung Quốc có thêm 21 triệu
người bước vào độ tuổi lao động [7].Nguồn nhân lực dồi dào này cùng với truyền
thống lao động cần cù, sáng tạo và công tác giáo dục ở đây rất được coi trọng nên chất
lượng lao động ngày càng tăng lên. Đó là tài sản vô giá và là nhân tố quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước này.
3. Đặc điểm chính trị - xã hội
Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 01/10/1949.
Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo
Cách mạng Trung Quốc đi vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. Trong
giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, Trung Quốc đã có nhiều va vấp, thất bại.
Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 Đảng cộng sản Trung Quốc (1978) đã đề ra
đường lối cải cách mở cửa “Một trung tâm, hai điểm cơ bản” (xây dựng kinh tế là
trung tâm, 2 điểm cơ bản là kiên trì cải cách mở cửa và kiên trì 4 nguyên tắc: Con
đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng, tư
tưởng Mao Trạch Đông). Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lý luận “Xây dựng xã hội chủ
nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” với nội dung cơ bản là “Giải phóng tư tưởng, thực
sự cầu thị” tức là đi theo chủ nghĩa Mác nhưng phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc.
Từ đó đến nay, Trung Quốc luôn luôn kiên trì công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng
chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, đưa đất nước chuyển sang một thời đại

tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Trung Quốc cũng chững
lại, và có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc đã lấy lại được xu
thế tăng trưởng.
Năm 2000 là năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển kinh tế xã hội lần thứ
chín ( 1996-2000), cũng là năm đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nền
kinh tế Trung Quốc. Với những cố gắng gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cải cách xí nghiệp quốc doanh, thúc đẩy phát triển
khoa học công nghệ, cải cách cơ bản về nông nghiệp và mở rộng nhu cầu nội địa,
Trung Quốc đã đảo ngược xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài liên
tục trong 3 năm qua. Năm 2000, với GDP đạt 8.928 tỷ NDT - tương đương 1.072 tỷ
USD, với mức tăng GDP là 8,3% (theo Cục thống kê quốc gia) [33], theo số liệu của
IMF con số này là 7,5%, GDP bình quân đầu người đạt 850 USD, Trung Quốc đã
hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của năm
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  11

1980 (200 USD). Với kết quả này, Trung Quốc đã lần đầu tiên đặt chân vào hàng ngũ
các quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD [34].
Bước sang thế kỷ 21, năm 2001 được đánh dấu bằng sự kiện lớn, việc Trung
Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO (vào ngày 11 tháng 11) sau
15 năm nỗ lực và cố gắng là một bước tiến lớn của nền kinh tế Trung Quốc theo
hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu. Sự kiện này cũng đã mở ra những cơ hội và thách
thức mới đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế
giới 2001, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm
kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới song Trung Quốc vẫn duy trì được mục tiêu tăng
trưởng. Theo đánh giá của IMF, năm 2001, GDP của Trung Quốc đạt 9593,3 NDT
tương đương khoảng 1100 tỷ USD, tăng 7,3%, thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra
(7,5%).
Năm 2002, GDP của Trung Quốc lần đầu tiên phá mốc 10 nghìn tỷ NDT, đạt

ngành nghề cơ sở và chế tạo làm hỗ trợ…” cũng không nằm ngoài mục tiêu xây dựng
một nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp hiện đại. Trong mấy thập kỷ tiến hành
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cho tới nay, có thể thấy mục tiêu của các kỳ đại hội
đang từng bước được thực hiện. Trong vòng 20 năm từ 1978-1997, tốc độ tăng trưởng
bình quân của công nghiệp Trung Quốc là 12%, giá trị sản lượng của các xí nghiệp
công nghiệp từ cấp xã trở lên tăng gấp 14 lần [7]. Năm 2000, Trung Quốc đạt sản
lượng 163 triệu tấn dầu thô, 131 triệu tấn quặng sắt, 1000 triệu tấn than, 128,5 triệu
tấn thép thô, 1355,6 tỷ kwh điện [22]. Đến năm 2001, sản lượng các ngành công
nghiệp này đều tăng lên mức 165 triệu tấn dầu thô, 145,4 triệu tấn quặng sắt, 1110
triệu tấn than, 152,66 triệu tấn thép thô và 1478 tỷ kwh điện [37]. Năm 2002, giá trị
gia tăng của công nghiệp cả năm đạt 4593,5 tỷ NDT, tăng 10,2% so với 2001; giá trị
sản phẩm mới cả năm tăng 24% so với 2001; tổng lượng phát điện cả năm đạt 1654 tỷ
Kwh, tăng 11,7% so với năm 2001; sản lượng than đạt 1380 triệu tấn,tăng 18,9%; sản
lượng dầu thô đạt 167 triệu tấn, tăng 1,8% [21].
Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi theo hướng tăng
cường phát triển các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao như điện tử, vi tính, ô tô,
công nghệ viễn thông…
Vào giai đoạn chuyển giao thế kỷ, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất
hàng công nghiệp của thế giới, từ các ngành có hàm lượng lao động cao như dệt may,
giày dép đến các ngành dùng nhiều tư bản và công nghệ cao. Thực tế, Trung Quốc đã
trở thành nước có sản lượng công nghiệp lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau có Mỹ,
Nhật Bản và Đức.
Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm trên 20% sản lượng thế giới trong các ngành đồ
điện gia dụng cao cấp như đầu máy video, DVD, máy điều hoà không khí, tivi màu…
Trong ngành điện thoại di động và máy tính cá nhân, Trung Quốc cũng sản xuất trên
10% sản lượng thế giới [25].
* Về nông nghiệp
Với dân số 1,3 tỷ người - đông nhất trên thế giới - vấn đề lương thực luôn luôn
đứng ở vị trí được coi trọng hàng đầu đối với người dân Trung Quốc. Cuộc cải cách
do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, bên cạnh chủ trương thúc đẩy phát triển công nghiệp,

ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế ở đất nước này.
* Về du lịch
Nói đến kinh tế Trung Quốc, không thể bỏ qua du lịch - “ngành công nghiệp
không khói” của đất nước này. Mỗi năm, Trung Quốc thu hàng tỷ USD với hàng chục
triệu lượt người đến tham quan. Năm 1995, số khách du lịch là 46,39 triệu lượt người,
doanh thu đạt 8,7 tỷ USD. Năm 2000, con số này là 698 triệu lượt người, tăng 50 triệu
lượt người so với năm 1999. Riêng năm 2001, tổng doanh thu ngành du lịch đạt
khoảng 59 tỷ USD (496 tỷ NDT), tăng 9,76% so với năm 2000 [22]. Năm 2002, số
người du lịch trong nước cả năm đạt 877,82 triệu lượt người, thu nhập du lịch trong
nước đạt 387,8 tỷ NDT, tăng 10,1%; thu nhập ngoại tệ du lịch quốc tế đạt 20,4 tỷ
USD, tăng 14,6% [21].
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  14

Qua hơn 20 năm cải cách, đất nước Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng
trầm, chuyển biến, nền kinh tế Trung Quốc vừa phải đối mặt với những khó
khăn, thách thức nhưng cũng gặt hái được rất nhiều thành tựu. Sự phát triển kỳ
diệu của Trung Quốc là nhờ đâu nếu không phải từ sự nỗ lực hết mình của người
dân Trung Quốc trong công cuộc xây dựng đất nước với mục tiêu đưa Trung
Quốc từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, từng bước trở thành một cường
quốc kinh tế lớn mạnh. Chắc chắn rằng trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ
vẫn còn tiếp tục phát triển, nền kinh tế sẽ ngày càng hội nhập, trở thành bộ phận
quan trọng của nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế Trung Quốc trong hơn 20 năm qua phát triển rất sôi động, nhưng
đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương thì những chuyển biến lại càng diễn ra
nhanh hơn, mạnh hơn. Có thể nói ngoại thương là “đầu tàu” trong phát triển kinh
tế Trung Quốc trong giai đoạn cải cách mở cửa hiện nay. Trong lĩnh vực này,
Trung Quốc đã có những bước tiến thành công, gặt hái nhiều thành tựu. Tuy nhiên
để làm được điều đó thì ngoại thương Trung Quốc đã phải trải qua nhiều giai đoạn

mà tình hình thế giới vào cuối thập kỷ 70 cũng tạo điều kiện cho sự thay đổi sâu sắc và
toàn diện diễn ra ở Trung Quốc. Đặc biệt vào cuối thập kỷ 70, xu thế đa phương hóa
và chuyên môn hóa, quốc gia hóa trong nền kinh tế thế giới trở nên vô cùng sôi động,
làm cho mối quan hệ giao lưu trao đổi và mậu dịch quốc tế ngày càng được mở rộng
và phát triển mạnh mẽ. Đứng trước tình hình này, hoạt động ngoại thương chủ yếu dựa
vào quyền lực của thể chế kinh tế truyền thống tập trung, tự cấp tự túc, bế quan tự thủ
của Trung Quốc đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả, không thể phù hợp với xu thế mở
rộng quan hệ đối ngoại, hòa nhập kinh tế, tăng cường mậu dịch và hợp tác trên đà phát
triển sôi động trong các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, những thách thức của những tiến bộ khoa học kỹ thuật như vũ bão
và cuộc cách mạng ngành nghề mới trên phạm vi toàn cầu, của phát triển giao lưu và
quốc tế hóa kinh tế cao độ cũng buộc Trung Quốc phải tự xét lại mình, tự đổi mới, tiếp
thu thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là khoa học kỹ thuật trở thành sức sản xuất trực
tiếp, trí tuệ đóng vai trò trọng tâm tạo ra những hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trước
kia. Con người không những tác động đến đối tượng sản xuất mà còn có khả năng tạo
ra cả đối tượng sản xuất, những năng lượng mới, những vật liệu mới. Công nghệ mới,
lao động chất xám đã làm cho năng suất lao động phát triển lên đến mức vô cùng to
lớn, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa sản xuất. Nền kinh tế quốc gia đã vượt ra
ngoài phạm vi một nước để tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là xu thế
phát triển của thế giới.
Sự phát triển với tốc độ cao của một số nước Châu Á-Thái Bình Dương cũng là
một sức ép góp phần thúc đẩy Trung Quốc mở cửa. Tất cả các nước NICs và các nước
ASEAN do nhận thấy xu thế toàn cầu hóa của nền sản xuất, cho nên đã điều hướng
sản xuất của mình chuyển từ chỗ thay thế nhập khẩu sang chỗ hướng về xuất khẩu,
tham gia mạnh mẽ vào nền thương mại thế giới. Rõ ràng là họ đã trước sau thoát khỏi
tình trạng đóng cửa, vươn mạnh ra bên ngoài, khắc phục tư tưởng sợ phụ thuộc vào
nước ngoài, Chính điều này đã làm cho các nước này có tốc độ tăng trưởng đáng ngạc
nhiên, đặc biệt là Nam Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu trong những
năm 60 và 70 là 35% và 27%, trong khi đó thì thương mại thế giới chỉ tăng tương ứng

doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất kiêm xuất nhập khẩu trực
thuộc các Bộ được tổng hợp lại trong tài chính của Chính phủ trung ương. Các doanh
nghiệp lớn có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được kiểm toán một cách độc lập.
Các chính quyền địa phương về mặt nguyên tắc có trách nhiệm với mọi khoản lỗ lãi
trong các hoạt động xuất nhập khẩu mà họ tham gia.
- Cải cách chế độ hoạt động ngoại thương, bao gồm chuyển từ chế độ kinh doanh
một kênh sang chế độ kinh doanh nhiều kênh, chuyển từ chế độ kinh doanh một chức
năng sang chế độ sản xuất kiêm kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép các doanh
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  17

nghiệp tham gia vào ngoại thương kinh doanh xuất nhập khẩu một cách độc lập và áp
dụng chế độ đại lý đối với một số loại hàng hóa.
- Thực hiện chế độ giữ lại ngoại hối. Để khuyến khích các chính quyền địa
phương, các bộ và các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu một cách tích cực,
chế độ giữ lại ngoại hối được áp dụng năm 1979. Nói cách khác, trên cơ sở Nhà nước
thống nhất quản lý ngoại hối và đảm bảo cho những nhu cầu quan trọng của các dự án
quan trọng, các doanh nghiệp có quyền giữ lại một phần ngoại tệ mà họ kiếm được và
có quyền tự quyết đối với việc sử dụng số ngoại tệ này. Họ có thể tham gia vào thị
trường ngoại hối và có thể bán số ngoại hối không sử dụng cho các doanh nghiệp cần
mua.
Với những cải cách bước đầu trong hoạt động ngoại thương, từ sau năm 1978, hoạt động ngoại thương của
Trung Quốc diễn ra khá sôi động. Kim ngạch ngoại thương năm 1979 mới chỉ đạt 29,33 tỷ USD thì đến năm 1987 đã
đạt 82,652 tỷ USD nghĩa là tăng 2,8 lần so với năm 1979. Trong thời gian này, ngoại thương Trung Quốc phát triển
với tốc độ trung bình là 14,2% một năm, đưa Trung Quốc từ chỗ xếp thứ 28 trên thế giới về tổng khối lượng buôn
bán lên vị trí thứ 12, về xuất khẩu từ thứ 32 lên thứ 14, về nhập khẩu từ thứ 27 lên thứ 11. Số mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu trên 100 triệu USD từ 20 chủng loại tăng lên tới 48 chủng loại. Thị trường ngoại thương quốc tế cũng
được mở mang mọi mặt từ chỗ có quan hệ ngoại thương với trên 140 nước trong năm 1979 lên 180 nước và khu vực
vào năm 1987 [23].

chính quyền địa phương và tách ra khỏi ngân sách của Chính phủ trung ương.
- Chế độ quản lý ngoại thương đã được tiếp tục cải cách dưới hệ thống mới này
nhằm xác định lại quyền quản lý các hoạt động thương mại. Từ tháng 10/1988, chức
năng của Bộ ngoại thương cũng đã được đổi mới: ngoài việc nghiên cứu xác định
chiến lược phát triển ngoại thương, quản lý giấy phép, hạn ngạch xuất nhập khẩu, còn
chịu trách nhiệm kế toán ngoại hối, tăng cường giám sát quản lý công tác thống kê, chỉ
đạo công tác kinh doanh và kế toán tài vụ của các xí nghiệp ngoại thương, tham gia
điều tiết mức thuế và cân đối công tác ngoại thương giữa các khu vực.
- Việc thi hành hệ thống hợp đồng trách nhiệm theo hướng cân đối trách nhiệm,
quyền hạn và lợi nhuận của các công ty ngoại thương có tác dụng giải quyết các vấn
đề khác nhau của địa phương, các ngành, các công ty ngoại thương và các xí nghiệp
sản xuất, đồng thời còn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phương thức hoạt động bên
trong của các xí nghiệp, đó là nguyên nhân tạo ra được lợi nhuận và mở rộng ngoại
thương.
Giai đoạn này chỉ kéo dài có 3 năm nhưng ngoại thương Trung Quốc đã có
những bước tiến lớn. Vào năm 1990 kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đạt
115,4 tỷ USD so với 102,784 tỷ USD năm 1988 tăng lên 12%. Điểm đặc biệt là sau
một thời gian dài nhập siêu đến năm 1990 Trung Quốc đã xuất siêu với thặng dư là
8,746 tỷ USD. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm hơn 100 triệu USD từ
48 loại vào năm 1987 đã lên đến 83 loại vào năm 1990. Tỷ trọng hàng công nghiệp
xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu chiếm 74,5%. Đối với hoạt động nhập khẩu, vào
năm 1989, những thiết bị đồng bộ và kỹ thuật tiên tiến được nhập vào khoảng 4,39 tỷ
USD, đổi mới 400 xí nghiệp trọng điểm và đã sản xuất ra hơn 6000 loại sản phẩm
mới, trong đó một số lượng khá lớn đạt được tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới có sức
cạnh tranh mạnh mẽ. Đến năm 1990, Trung Quốc đã thiết lập được quan hệ thương
mại với 200 nước và khu vực [23].
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  19


độc lập, công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất kiêm xuất nhập
khẩu các loại hàng hóa chuyên ngành nhất định cũng như với các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu khác. Các hợp đồng đó quy định hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch thu ngoại
hối và hạn ngạch ngoại hối phải nộp cho Chính phủ. Các hạn ngạch trong mỗi hợp
đồng được đánh giá và điều chỉnh theo từng năm.
Nhìn chung, những cải cách trong giai đoạn này đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng
quyền hạn, chủ động sản xuất kinh doanh ngoại thương; khơi dậy tính tích cực, năng
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  20

động sáng tạo cho các xí nghiệp sản xuất và các công ty xuất nhập khẩu; đẩy mạnh
việc mở rộng kênh lưu thông, tiêu thụ hàng hóa ra thị trường thế giới; tăng cường sức
cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
4. Năm 2001 Trung Quốc trở thành thành viên của WTO - một dấu
mốc quan trọng trong phát triển ngoại thương nói riêng và kinh tế nói
chung
4.1. Sự cần thiết gia nhập WTO của Trung Quốc
Xét từ góc độ tiềm lực phát triển của kinh tế Trung Quốc cũng như từ cơ
chế hoạt động toàn cầu của WTO, việc Trung Quốc gia nhập WTO là phù hợp
với nhu cầu của cả hai bên.
* Về phía Trung Quốc:
Trong hơn hai thập kỷ qua, công cuộc cải cách và mở của của Trung Quốc
được tiến hành trong bối cảnh quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Toàn cầu hoá đã mang lại cho Trung Quốc cả những cơ hội lẫn những thách
thức. Cho đến nay, sự phát triển và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc khá
nhiều vào các mối liên kết của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy,
gia nhập WTO là nhu cầu thiết thực để Trung Quốc:
- Tiếp tục đi sâu cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa

tắc của WTO, phạm vi ứng dụng của những nguyên tắc ấy chắc chắn sẽ hạn chế.
- Không có sự tham gia của một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, thị
trường quốc tế khó có thể là thống nhất.
Có thể thấy, Trung Quốc cần WTO và WTO cần Trung Quốc, việc Trung
Quốc gia nhập WTO là phù hợp với lợi ích của cả Trung Quốc và các nước trên
thế giới. Điều đó đã được chứng minh một cách thuyết phục thông qua sự hợp tác
thành công và những thành tựu to lớn mà các bên đạt được trong nhiều năm qua.
4.2. Tóm tắt quá trình đàm phán và gia nhập WTO của Trung Quốc
4.2.1. Tiến trình gia nhập
1948 - Trung Hoa Dân Quốc là một trong số 23 thành viên sáng lập của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại GATT (tiền thân của WTO)
1950 - Một năm sau ngày thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, nước
này tuyên bố rút khỏi GATT với lý do GATT chỉ là hội của những nước tư bản.
1986 - Trung Quốc đệ đơn gia nhập GATT
1987 - GATT đã thành lập “Nhóm công tác về địa vị nước tham gia ký kết hiệp
định chung của Trung Quốc”
1989 - Các cuộc đàm phán bị hoãn lại sau sự kiện Thiên An Môn. Nhiều chương
trình tự do hoá kinh tế đã trở nên sai lệch với mục tiêu của các cuộc đàm phàn.
1994 - Trung Quốc thực hiện nhiều cố gắng, nhanh chóng tự do hoá thương mại
để cố gia nhập WTO vào cuối năm nhưng nội bộ vẫn chưa thông suốt và chế độ bảo
hộ còn cao
1995
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  22

01/1995 - WTO thay thế cho GATT
07/1995 - Trung Quốc được công nhận là quan sát viên của WTO
11/1995 - Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tự do hoá thương mại lớn nhất từ trước
tới nay, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong vòng 16 năm nhằm lôi kéo sự ủng hộ

Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  23

10/10/2000 - Tổng thống Bill Clinton ký Quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn sau khi được sự thông qua của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ
2001
01/2001 - Trung Quốc đã tiến hành một chuỗi các vòng đàm phán đa phương hết
sức gay go với nhiều nước thành viên trong WTO. Sở dĩ thời gian đàm phán kéo dài là
do nhiều nước đã không nhất trí với Trung Quốc về vấn đề trợ cấp nông sản
09/06/2001 - Trung Quốc và Mỹ nhất trí việc Trung Quốc gia nhập WTO kể cả
vấn đề trợ cấp nông sản.
20/06/2001 - EU tuyên bố tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc về
việc nước này gia nhập WTO
03/07/2001 - Trưởng đoàn đàm phán Bộ thương mại Trung Quốc-ông Long Vĩnh
Đồ- nói rằng “tất cả những vấn đề mấu chốt” đã được giải quyết bằng thương lượng
với các thành viên WTO
13/09/2001 - Trung Quốc và Mêhicô kết thúc đàm phán song phương, hoàn
thành xong cuộc đàm phán thứ 37 cũng là cuộc đàm phán cuối cùng trước khi Trung
Quốc gia nhập WTO.
14/09/2001 - Các thành viên WTO nhất trí điều khoản Trung Quốc gia nhập
WTO tại một cuộc họp bất thường.
17/09/2001 - Trung Quốc cùng các đối tác thương mại chủ yếu ký hiệp định
chính thức về việc Trung Quốc gia nhập WTO.
11/11/2001 - Tại Hội nghị các bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) diễn ra ở Doha-Quata, Trung Quốc đã hoàn tất thủ tục gia nhập WTO sau 15
năm thương lượng và chính thức trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức này.
4.2.2. Quá trình đàm phán
Đàm phán gia nhập WTO được Trung Quốc tiến hành theo hai phương thức
song song và bổ sung cho nhau. Trong suốt 15 năm, cùng với nhiều cố gắng khác,

Quốc liên tục 6 lần cắt giảm thuế quan, hạ mức bình quân từ 43,1% xuống còn
17%.
- Hai là, từng bước mở cửa thị trường trong nước và cam kết trao đổi tự do
đồng Nhân dân tệ ở các hạng mục thông thường .
- Ba là, mở cửa một phần thị trường tiền tệ và bảo hiểm trong nước, cho
phép vốn nước ngoài có điều kiện tự do hơn khi xâm nhập thị trường vốn trong
nước. Cuối năm 1998 đã có 150 ngân hàng nước ngoài kinh doanh ở Trung Quốc.
- Bốn là, trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vừa qua, Trung Quốc đã
thực hiện cam kết không phá giá đồng Nhân dân tệ, đồng thời còn tham gia viện
trợ cho vay đối với các nước Thái Lan và Inđônesia để làm dịu và góp phần phục
hồi cuộc khủng hoảng này.
Như vậy, bằng những nỗ lực cải cách và mở cửa cho phù hợp với những cam
kết với các đối tác đàm phán, Trung Quốc đã tiến hành thành công gần 30 lần hội
nghị Nhóm công tác đa phương, chính thức hoá những cam kết đã đạt trong
những đàm phán đa phương.
4.2.2.2. Đàm phán song phương
Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với
Việt Nam
Lê Thùy Dương – Anh 6 K38 KTNT  25

* Hiệp định thương mại Trung-Mỹ
- Quá trình đi đến ký kết:
Để đi đến ký kết hiệp định thương mại Trung–Mỹ, hai bên đã có một quá trình
đàm phán lâu dài đầy khó khăn. Trong những năm 1986-1989, hai bên đã thực hiện 10
lần đàm phán có tiến triển và đạt được nhiều thoả thuận. Nhưng năm 1989, do sự kiện
Thiên An Môn đàm phán bị hoãn lại. Năm 1992 sau khi Đặng Tiểu Bình đi thị sát các
tỉnh Miền Nam Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc cần học tập kinh nghiệm của Chủ
nghĩa tư bản, thổi luồng gió mới cho những cải cách táo bạo thì hai bên nối lại hội
đàm. Trong thời kỳ 1992-1995, Trung Quốc thực hiện nhiều cố gắng để gia nhập
WTO vào cuối năm 1994 nhưng Mỹ đưa ra yêu cầu cao nên Trung Quốc không chấp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status