Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 26 - Pdf 10



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 26
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành
một phong trào tự giác? Vì sao?
Câu II (3,0 điểm)
Vì sao đến năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Việt Nam độc lập
đồng minh hội (Việt Minh)? Hãy cho biết những chuyển biến của cách mạng nước ta kể từ khi Mặt
trận Việt Minh ra đời đến tháng 6 - 1945.
Câu III (3,0 điểm)
Trình bày những thắng lợi nổi bật của quân và dân ta trên lĩnh vực chính trị trong cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Nêu ý nghĩa của thắng lợi này.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh”chấm
dứt. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công
cuộc đổi mới đất nước?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và
địa vị quốc tế của hai nước này.


+ Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất;

+ Có một đường lối cách mạng đúng đắn; + Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử
của mình.

II
(3 điểm)
Vì sao đến năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập
Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh)? Hãy cho biết những chuyển
biến của cách mạng nước ta kể từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời đến tháng
6 - 1945.
a) Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh :
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm
phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng
xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị cuộc chiến tranh Thái Bình Dương
Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương
đàn áp phong trào dân chủ , thi hành chính sách kinh tế chỉ huy. Từ khi
Nhật vào Đông Dương (9 - 1940), nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai
tròng làm cho quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật.
Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.

- Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và
tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc
được đặt ra vô cùng cấp thiết. Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc Đông
Dương là một bộ phận của Mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới


Minh ra đời đến tháng 3 - 1945 :- Các tổ chức Cứu quốc phát triển ở căn cứ địa Cao Bằng. Năm 1942, có
3 “châu hoàn toàn”. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng liên tỉnh Cao – Bắc
– Lạng được thành lập. Ở miền Bắc và miền Trung, các Hội cứu quốc
được thành lập.

- Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại
căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống
nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (2 - 1941), phát động chiến
tranh du kích trong 8 tháng Ngày 15 - 9 - 1941, Trung đội Cứu quốc
quân số II ra đời.

- Năm 1943, Đảng Cộng sản Dương đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt
Nam” và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối
1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận
Việt Minh

- Tháng 2 - 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương họp vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang.
Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội
Cứu quốc được xây dựng và củng cố.

- Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời

(2 - 1944). Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành
lập. Năm 1943, 19 ban xung phong “Nam tiến” được lập ra

- Tháng 5 - 1944, trước tình hình thế giới và trong những những biến

thắng lợi này.

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa
vào sức mình là chính của nhân dân ta, đấu tranh chính trị là một trong
những mặt trận quan trọng nhất. Trên mặt trận này, cách mạng nước ta đã

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang
122
được những thắng lợi to lớn. Chính quyền cách mạng không ngừng được
củng cố từ trung ương đến địa phương với thành quả bầu cử Quốc hội
khóa I ( 6 - 1 - 1946) và sự thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến của
nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ (3 - 1946). Chính quyền địa phương
không ngừng được củng cố qua các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy
ban hành chính các cấp được thành lập. Hiến pháp 1946 được ban bố.
- Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được mở rộng. Ngoài mặt trận
Việt Minh, tháng 5 - 1946, Hội Liên Việt được thành lập để tăng cường
khối đoàn kết toàn dân. Trên cơ sở này, ngày 3 - 3 - 1951,Việt Minh và
Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt tâp hợp đông đảo các tầng
lớp nhân dân yêu nước.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được củng cố. Tháng 2 - 1951,
Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành Đại hội Đảng lần thứ II để đề ra
đường lối cách mạng nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến
thắng lợi và ra hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam


Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến
lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.


Ba là, giới cầm quyền Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn
cực” để làm bá chủ thế giới.


Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội
chiến, xung đột quân sự kéo dài (bán đảo Bancăng, một số nước châu Phi
và Trung Á).

- Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn
ra thì vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc
đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ
khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị
thế giới và trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có
những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những
thách thức vô cùng gay gắt.
b) Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang

trên thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế
giới; Nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung
bình khoảng 16% mỗi năm.

b) Tình hình kinh tế của Mĩ…- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên
nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Biểu hiện: + Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn
thế giới (năm 1948, chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới).

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước
Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trên 50% tàu biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Kinh tế Mĩ chiếm
gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu của thế giới. c) Nhận xét : Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nước
khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế, trở
thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập. Hai nước đều trở
thành trụ cột của “trật tự hai cực Ianta”, chi phối các mối quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status