Tiểu luận : Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tôc pot - Pdf 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP NL01

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN : “ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ”:
Tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc
GVHD: Cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Tháng 2, Năm 2012
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Nhóm thực hiện: NHÓM 2
Thành viên
Họ và Tên Mã số sinh viên Ghi Chú
1.Nguyễn Phương Linh – 1054010262 - Nhóm trưởng( ĐT - 0907752511)
2.Nguyễn Thị Quế Chinh – 1054010046
3.Nguyễn Thị Mai Phương – 1054010425
4.Lý Đặng Quế Phương – 1054010421
5.Đoàn Lê Tuấn – 1054010664
6. Bùi Thị Trung Hiếu – 1054012595
7.Lê Thanh Phong – 1054012408
8.Nguyễn Huy Hoàng – 1054012177
9.Võ Anh Thuỷ – 1054010566
10.Hà Thanh Hương – 1054010208
Nhóm 2 Trang 2
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
MỤC LỤC
Về vấn đề giai cấp: 20
TỔNG KẾT……………………….…………………………….…………………………………………………… 30
Nguồn tham khảo:
 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB Chính trị quốc gia năm

cấp công nhân về vấn đề dân tộc.
 Lênin kế thừa và phát triển những quan điểm trên thành một hệ thống lý
luận toàn diện, sâu sắc, tạo cơ sở cho cương lĩnh, đường lối , chính sách dân tộc của các
Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề:
 Sự thức tỉnh ý thức dân tộc, phong trào đấu tranh chống áp bức dân
tộc sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.
 Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc
sẽ dẫn tới việc phá hủy hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thiết lập sự thống nhất
quốc tế của Chủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội . . .
 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
 Các dân tộc có quyền tự quyết trong việc lựa chọn chế độ chính trị,
xu hướng phát triển đi lên.
 Đoàn kết giai cấp công nhân, những người lao động chính quốc và
thuộc địa chống Chủ nghĩa đế quốc, khắc phục tâm lý dân tộc nước lớn, kỳ thị dân
tộc, tự ti dân tộc.
Nhóm 2 Trang 5
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Nhóm 2 Trang 6
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
PHẦN II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Là dân nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thức vấn đề dân tộc, nhận thức
sâu sắc tình cảnh, nguyện vọng các dân tộc thuộc địa, nung nấu ý chí quyết tâm giải phóng
dân tộc. Người tiếp thu và phát triển sáng tạo, độc đáo những quan điểm chủ nghĩa Mác Lê
Nin về vấn đề dân tộc, đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản,
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, thống nhất với nhau trong
cách mạng vô sản.
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa :
a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa:
Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc:

Nhóm 2 Trang 9
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, ủng hộ luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc
và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên (12/1920). Ảnh tư liệu: TTXVN
Có thể nói, nửa đầu những nǎm 20 Nguyễn Ái Quốc viết rất nhiều về chủ nghĩa
thực dân, trong đó có nhiều bài về chính sách cai trị, bóc lột ở các thuộc Pháp. Đó là: Tội
ác của chủ nghĩa thực dân (1921), Dưới cuộc khai hoá cao cả, Những kẻ khai hoá, Khai
hoá hiện đại, (1922), Chế độ thực dân, chính sách thực dân Anh (1923), Công cuộc
khai hoá giết người, Chủ nghĩa thực dân bị lên án, Tâm địa thực dân, chính sách ngu dân
(1924), Bản án chế độ thực dân Pháp, Chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Viễn Đông, Lối cai trị
người Anh, Lênin và các dân tộc thuộc địa, Phong trào cách mạng ở Đông Dương (1925),
Vǎn minh Pháp ở Đông Dương (1926), Sự thống trị của đế quốc Pháp ở Đông Dương,
Đường cách mệnh (1927), Chủ nghĩa đế quốc, kẻ tiêu diệt người bản xứ (1928), v.v Đây
là những bài viết vô cùng phong phú về nội dung cũng như cách thể hiện. Trong đó,
Nguyễn Ái Quốc vừa lên án bọn thực dân mở rộng xâm chiếm thuộc địa vừa tố cáo những
thủ đoạn bóc lột tàn bạo của chúng. Bằng số liệu thống kê, Người đã chỉ rõ: diện tích
các thuộc địa Anh gấp 252 lần nước Anh và với Pháp là 19 lần. Số dân các thuộc địa Anh
đông gấp 8 lần rưỡi dân số nước Anh, còn dân Pháp ít hơn dân thuộc địa của họ là 16.600
Nhóm 2 Trang 10
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
người. Nếu tính trên phạm vi thế giới, thì toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc địa gấp 5 lần
lãnh thổ chính quốc, còn dân số chính quốc lại chưa bằng 3/5 số dân thuộc địa .
Qua những con số thống kê, so sánh ấy đã thể hiện một bức tranh tương phản, chứa
đựng trong đó bạo nghịch lý, chất chồng mâu thuẫn giữa số ít tư bản châu Âu với hàng
chục triệu nười dân châu á, châu Phi; và từ đó Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần thủ đoạn bóc
lột rất tàn bạo của thực dân Anh cũng như thực dân Pháp đối với người bản xứ. Người
nông dân ở ấn Độ trước sự xâm lấn của thực dân Anh cũng như người nông dân xứ Đông
Dương ở châu á hay người xứ Đahômây ở Tây Phi trước sự "khai hoá vǎn minh" của người

Ảnh: T
Những bài nói, bài viết của Nguyễn Ái Quốc về các thuộc địa (trong đó chủ yếu là
các thuộc địa của Pháp) trước Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 (chủ yếu trong nǎm 20)
không chỉ là những lời tố cáo bản chất cướp bóc của chủ nghĩa thực dân mà còn là những
luận điểm khoa học mang tính cách mạng sáng tạo lớn, ít thấy ở những tác giả cùng thời.
Đó là sự đánh giá cao vai trò chủ động và cách mạng của thuộc địa và thường xuyên gắn
bó những vấn đề kinh tế với những vấn đề chính trị - xã hội. Những quan điểm cách mạng
trên đây được thể hiện nhất quán trong các bài viết cũng như các tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp, Đường cách mệnh. Những nǎm 20 cũng như trong Chính cương vắn tắt,
Chương trình Việt Minh, "Tuyên ngôn độc lập" trong những nǎm 30, 40 của Người.
Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin
bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và V.I. Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở
các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở
thuộc địa.
Nhóm 2 Trang 12
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Lựa chọn chọn đường phát triển của dân tộc:
Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời
đại mới là chủ nghĩa xã hội, vì thế Người đã tiến hành cuộc tìm tòi lịch sử và cuộc hành
trình ra thế giới để xem xét họ làm thế nào nhằm trở về "giúp đồng bào chúng ta", mở rộng
nhận thức của Người về vấn đề dân tộc và con người. Người đã thấy không chỉ dân tộc
mình mất tự do mà nhiều dân tộc khác cũng "cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo
ngược của chế đô thực dân" và không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà nhân dân
lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch cũng "đều là nạn nhân
của một kẻ sát nhân : chủ nghĩa tư bản quốc tế". Người nhận xét: "Vậy là dù màu da có
khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc
lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu áí vô sản". Từ nhận thức
chung đó, Hồ Chí Minh coi vấn đề giải phóng dân tộc và con người không chỉ là vấn đề
của dân tộc mình mà phải là vấn đề toàn cầu "Mặc dầu chúng ta là những người khác

của quan hệ quốc tế.
Sự sáng tạo được thể hiện ngay trong việc Hồ Chí Minh xây dựng, hình thành sự
kết hợp các nhân tố dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chủ nghĩa Mác -
Lênin, phong trào yêu nước và phong trào của giai cấp công nhân. Trong Chính cương
Sách lược và Điều lệ vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu cuối cùng là xây
dựng CNCS ở Việt Nam, đồng thời Người cũng cụ thể hóa mục tiêu là làm cho Việt Nam
hoàn toàn độc lập, giải phóng công nông khỏi áp bức của đế quốc và phong kiến, thiết lập
nền dân chủ mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện giải
phóng dân tộc giải phóng xã hội và giải phóng con người và tạo ra những điều kiện phát
triển mới vì lợi ích dân tộc và con người Việt Nam.
"Đi tới xã hội cộng sản" là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc cách mạng chống
đế quốc và chống phong kiến triệt để.
Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc
đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc, khác biệt với con đường phát triển
của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.
b. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa:
Nhóm 2 Trang 14
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Cách tiếp cận từ quyền con người:
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp xúc với
Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Cách
mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyèn mưu cầu hạnh
phúc. Đó là "những lẽ phải không ai chối cãi được".
Từ quyền con người, Người đã khái quát chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới
sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”. Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính quốc tế, tính thời đại
rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Nội dung của độc lập dân tộc:
 Là dân nước nô lệ đi tìm đường cứu nước, nhiều lần chứng kiến tội ác dã

Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của
Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của
cả nhân loại có lương tri.
 Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh
đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt
trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong các thời
điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
 Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự. Độc
lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ. Mọi vấn đề
của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là
khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của
người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận
bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Trong nền độc lập đó mọi người dân đều ấm no, tự
do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì. Hồ Chí Minh nói: “chúng ta đã hy
sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư
tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh. Độc lập
tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vô cùng quý giá.
 Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc khi còn ở Pháp, Nguyễn
Ái Quốc đấu tranh để đòi các quyền cho nhân dân An Nam:
Nhóm 2 Trang 16
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
 Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ
Đông Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế
bằng chế độ đạo luật.
 Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn
luận, tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú
 Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xây bản yêu sách của nhân dân An-nam đòi
quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái
Quốc rút ra bài học: Muốn bình đẳng thực sự phải đấu tranh giành độc lập dân tộc- làm

văn hoá bất hủ của dân tộc Việt Nam, đồng thời là văn bản pháp lý khẳng định quyền của
dân tộc Việt Nam đứng ngang hàng với các dân tộc trong thế giới đương đại.
 Theo Hồ Chí Minh, trong một đất nước, quyền lợi của mỗi cá nhân bao giờ
cũng gắn liền với quyền lợi của cả dân tộc, đất nước. Nước mất thì nhà tan, nước độc lập
thì dân tộc mới độc lập, con người mới có tự do. Trích dẫn những tư tưởng bất hủ trong hai
bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, Hồ Chí Minh muốn khẳng định một điều: tất
cả những quyền mà hai bản tuyên ngôn tư sản đó nêu lên đã không tồn tại đối với đất nước
và dân tộc Việt Nam. Hơn tám mươi năm bọn thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái đến cướp nước Việt Nam, áp bức dân tộc Việt Nam. Hành động đó là trái với
đạo lý, cũng tức là trái với lẽ tự nhiên như tư tưởng của hai bản tuyên ngôn tư sản đã khẳng
định. Vì lẽ đó, dân tộc Việt Nam phải đứng lên, quyết giành lấy những quyền thiêng liêng
nhất của con người và của dân tộc và khi đã giành được thì quyết bảo vệ đến cùng. Sau này
Người còn có dịp phát triển quyết tâm đó trong lời kêu gọi nhân dân cả nước nêu cao ý chí
quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20
năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn
phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Nhóm 2 Trang 18
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
 Quyền độc lập, bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, quý giá nhất và
bất khả xâm phạm. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là lẽ sống, là triết lý Cách mạng
Hồ Chí Minh và của dân tộc VIệt Nam. Đó cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc
bị áp bức, đấu tranh cho một nền độc lập tự do, thống nhất đất nước, dân chủ, ấm no, hạnh
phúc của người dân. . Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc
Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì lẽ đó, Người không chỉ được
tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng
cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ 20”.
c. Chủ nghĩa dân tộc – Một động lực lớn của đất nước:
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Hồ
Chí Minh đã từng nhận xét: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi

lao động đó. Đó là do một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã
hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ
hưởng. Do đó mà có giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, là
giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Những người lao động mà không được hưởng giá trị
thặng dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc lột hay giai cấp công nhân.
a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Chủ nghĩa Mác Lê Nin đã giải quyết triệt để vấn đề này: vấn đề dân tộc luôn gắn với vấn
đề giai cấp, phụ thuộc vào vấn đề giai cấp, và dân tộc bao giờ cũng do một giai cấp đại
diện, quan hệ này là quan hệ lợi ích, giai cấp phong kiến và tư sản đã từng đại diện cho dân
tộc và giải quyết quan hệ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc nhưng không triệt để, còn nhiều
mâu thuẫn .
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng
Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết
hợp vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện:
Nhóm 2 Trang 20
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
- Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng
Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam.
- Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và
tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ
thù.
- Thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay với tính chất, đặc điểm và địa vị lịch sử của mình chỉ có giai cấp công nhân mới
có thể đại diện cho dân tộc và giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích này. Chỉ có giai cấp
công nhân mới xóa bỏ triệt để nạn người bóc lột người, nhờ đó xóa bỏ tình trạng dân tộc
này nô dịch dân tộc khác, giải phóng giai cấp công nhân cũng là giải phóng mọi giai tầng,
xã hội khỏi sự phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn xung đột giai cấp, vì thế giai cấp công
nhân phải giành lấy chính quyền, tự mình vươn lên thành giai cấp dân tộc.

lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn
liền với cách mạng XHCN. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của
hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân và giải phóng giai cấp
khỏi ách áp bức bóc lột. Vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường của giai cấp công
nhân - điều đó phù hợp với xu thế thời đại và lợi ích của các giai cấp và lực lượng tiến bộ
trong dân tộc. Sức mạnh đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là cái gì khác
mà là mục tiêu dân tộc luôn thống nhất với mục tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng
XHCN. Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
triệt để, tạo tiền đề cho bước chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH; tức là, cách mạng
XHCN là bước kế tiếp ngay khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi và giữa hai
cuộc cách mạng này không có một bức tường nào ngăn cách. Đây là quan điểm hết sức căn
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: chỉ có hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc mới có
điều kiện để tiến lên CNXH và chỉ có cách mạng XHCN mới giữ vững được thành quả
cách mạng giải phóng dân tộc, mới mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi
tầng lớp nhân dân, mới có độc lập dân tộc thực sự.
Tư tưởng Hồ Chí minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sư nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại
cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc
với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có chế độ sở hữu công cộng
về tư liệu sản xuất mới xóa bỏ được tận gốc tình trạng áp bức bóc lột; chỉ có thiết lập một
nhà nước kiểu mới, một nhà nước thực sự của dân do dân vì dân mới đảm bảo quyền làm
chủ của người lao động. Do đó, giành được độc lập rồi phải tiến lên chủ nghĩa xã hội vì
chủ nghĩa xã hội là “ làm sao cho dân giàu, nước mạnh”. Sự phát triển của đất nước theo
con đường của chủ nghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc.
Nhóm 2 Trang 22
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Người khẳng định: “Yêu tổ quốc, yâu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội,
vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình nỗi ngày một ấm no thêm,Tổ quốc mỗi
ngày một giàu mạnh thêm”.
Như vậy, đến Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành

Một là, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn thành công
triệt để nhất định phải đi theo quỹ đạo và là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản.
Cuộc cách mạng đó phải đưa vào lực lượng của nhân dân, nòng cốt là liên minh công
nông, do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu
chỉ đưa vào lực lượng của riêng giai cấp công nhân, thậm chí cả giai cấp nông dân là hoàn
toàn không đủ, mà theo Người, chỉ có phát động cả dân tộc tham gia mới biến sức mạnh
dân tộc thành lực lượng vô địch.
Hai là, cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc (mâu
thuẫn địa chủ - nông dân, mâu thuẫn tư sản - vô sản) không tách rời cuộc đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực đế quốc xâm lược. Ở giai đoạn đầu
của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc, độc lập dân tộc lên trên hết. ''Nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những
toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn
năm cũng không đòi lại được''. ''Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi
trước hết phải giải phóng dân tộc''. Ở đây rõ ràng cái giai cấp được biểu hiện ở cái dân tộc,
cái dân tộc được giải quyết theo lập trường giai cấp công nhân, chứ đâu phải là “hy sinh cái
nọ cho cái kia” như có người từng cố chứng minh.
Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở chính quốc như ''hai
cánh của một con chim'', phải thực hiện sự liên minh giữa vô sản ở chính quốc với vô sản
và nhân dân các nước thuộc địa thì cách mạng mới thắng lợi. Cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc một chiều vào cách mạng vô sản ở chính quốc,
mà có thể và phải chủ động tiến lên giành thắng lợi, thậm chí có thể giành thắng lợi trước,
từ đó góp phần tích cực hỗ trợ cho cách mạng ở các nước tư bản. Đó là nhận định hết sức
đúng đắn, táo bạo và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
Bốn là, sau khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang, khỏi chế độ thuộc
địa, dân tộc vừa được giải phóng phải quá độ lên CNXH và trong bước quá độ ấy phải tự
mình tìm tòi con đường, phương thức riêng phù hợp với tình hình và đặc điểm đất nước,
tránh giáo điều, dập khuôn những hình thức, bước đi, biện pháp của nước khác.
Nhóm 2 Trang 24
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status