tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng - Pdf 14

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA MAC-LENIN ,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
Đề tài: tìm hiểu nguồn gốc hình thành tư tưởng
HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn:thầy Dương Quang Huy
Người thực hiện:Hoàng Văn Phong
Đơn vị :Lớp Ra Đa Hải Quân –c342-d3
Hà Nội -2008
Lời mở đầu
Trong những năm đổi mới vừa qua ,dưới sự lãnh đạo của Đảng ,đất nước ta
đã thu được nhiều thắng lợi thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống xã
hội.Tuy nhiên không nhỏ một cán bộ Đảng viên đang dần bị mặt trái cơ chế
thị trường làm thái hóa biến chất tham nhũng,xa dời những chuẩn mực của
đạo đức cách mạng,gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của nhân dân
đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều về đạo đức
cách mạng.Những tư tưởng của người nằm trong những bài viết ,bài nói
chuyện được diễn đạt ngắn gọn ,súc tích,dễ hiểu và gần gũi với mỗi người
dân Việt Nam.Tư tương của người được Người thực hiện trong thực tiễn
cách mạng và trong các mối quan hệ với anh em chiến sĩ và đồng bào cả
nước.Người đã trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời,là hiện than của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng rất giản dị,mà thật vĩ đại.Tư tưởng và tấm gương
đạo đức của người là chuẩn mực cho thế hệ người Việt Nam noi theo
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” do Bộ Chính trị TW Đảng phát động có ý nghĩa hết sức to lớn đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao
phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong
đó có cả học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự. Đó là vấn đề không những
cần thiết mà còn mang tính cấp bách.

dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh”.
Người nói: Đạo đức cách mạng “là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng,
cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”.
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất
của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những
điểm sau:
“Trung với nước, hiếu với dân”. Đây là phẩm
chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các
phẩm chất khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực
hiện mục tiêu của Đảng, là hết sức trung thành
phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
tuyệt đối không thể lưng chừng”
1
.
Từ phạm trù “trung với vua, hiếu với cha mẹ”
trong đạo đức truyền thống phương Đông, Hồ Chí
Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong quan
hệ đạo đức. Khi nói đến chữ “trung”, từ trước đến
nay chỉ được hiểu trong phạm vi quan hệ cá nhân,
nghĩa vụ của cá nhân đối với cá nhân. Đặt chữ
trung với nước, Hồ Chí Minh đã xác định một quan
niệm mới về đạo đức, mở rộng nghĩa vụ của cá
nhân với cá nhân thành nghĩa vụ của cá nhân đối
với xã hội, với cộng đồng mà cụ thể trước mắt là
nghĩa vụ với nước, với dân tộc mình. Vì vậy,
Người đã đưa vào đó những phạm trù, những nội
dung mới, nội dung tiến bộ, cách mạng phù hợp
điều kiện và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Tư
tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những

dụng thời cơ đẩy lùi mọi nguy cơ, thực hiện mục
tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh”
“Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là
những phẩm chất quan trọng, là những yêu cầu
đầu tiên và thường xuyên của người cách mạng,
là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt người cách
mạng với người không cách mạng. Vì vậy, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này
nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách
mệnh cho đến bản di chúc cuối cùng. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng,
giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và cho nhân dân. Ngay cả trước khi qua
đời, trong di chúc Người căn dặn: “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng…
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái
niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của đạo
đức truyền thống phương Đông. Người đã giữ lại
những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì
không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh thì Cần: tức là cần cù, siêng
năng, chịu thương chịu khó, chăm chỉ, dẻo dai; lao
động sáng tạo, có kế hoạch, có năng suất cao; lao

hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”. Phải “trong
sạch không tham lam không ham địa vị, không
ham tiền tài…. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham
học, ham làm, ham tiến bộ”.
Trái với thanh liêm là tham ô lãng phí. Những
năm 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ và Ðảng đã mở
cuộc vận động “ba xây ba chống”, mà “chống tham
ô, lãng phí” là một nội dung. Bác đã gọi tham ô là
giặc nội xâm. Ngày nay là quốc nạn tham nhũng
mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải chịu
biết bao hậu quả; đang quyết tâm ngăn chặn, đẩy
lùi. Lời cảnh báo của Bác về đạo đức, tư cách của
người cán bộ, đảng viên cách đây đã hơn ba phần
tư thế kỷ vẫn giữ nguyên giá trị.
Chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng
đắn”. Điều gì không thẳng thắn đứng đắn tức là tà.
Làm việc chính tức là thiện, làm việc tà là người ác.
3
.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Một người
phải cần, kiệm, liêm mà còn phải chính nữa mới là
hoàn thiện. Chính bao gồm trong các công việc cụ
thể, biểu hiện trong quan hệ, phải thường xuyên tự
sửa chữa mình để tăng điều tốt giảm điều xấu. Hồ
Chủ tịch đã từng căn dặn: “việc thiện thì dù nhỏ
mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.
Đồng thời việc gì dù lợi cho mình mà hại cho
người khác thì quyết không làm”.
Về Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí

Minh đưa ra vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người dù
ở cương vị nào, làm nhiệm vụ gì cần phải ghi nhớ
và làm theo tư tưởng đạo đức của Người.
Lòng yêu thương con người là một nội dung
quan trọng được thể hiện rõ nét trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh; đó là quan niệm của Người về
“thiện” và “ác”, sự “khoan dung” và lòng “nhân ái”
của người cách mạng.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất t
toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình
yêu thương con người là một trong những phẩm
chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu
thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những
người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: “Tôi
chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành”.
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí,
không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là
trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai,
không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước
thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.
Tình thương của Bác không dừng lại ở nỗi đau,
ở sự cảm thông, xót xa cho số phận của đồng bào
mình và của những người cùng khổ trên toàn thế
giới, mà được biến thành ý chí và hành động quyết
tâm giải phóng giai cấp cần lao, giải phóng dân tộc,
giải phóng nhân loại, giành lại cho họ giá trị làm
người.

lại nói nhiều đến nhân nghĩa, mà lại là nhân nghĩa
đối với chính kẻ thù của mình như Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí
Minh đã cảm hóa được mọi người nhằm đoàn kết
toàn dân để chống thù trong giặc ngoài.
Trong di chúc, Người căn dặn Đảng ta phải có
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau; nhắc nhở mỗi
cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất
yêu thương con người.
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI HỌC VIÊN HỌC
VIỆN KĨ THUẬT QUÂN SỰ.
1. Đạo đức cách mạng đối với học viên Học
viện Kĩ thuật Quân sự:
Học viện Kĩ thuật Quân sự là một trung tâm
đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật lớn của quân đội
và của đất nước. Mục tiêu đào tạo của Học viện là
đào tạo ra những cán bộ sĩ quan vừa hồng vừa
chuyên – những kĩ sư giỏi, sĩ quan tốt, Đảng viên
mẫu mực. Để hoàn thành những mục tiêu, yêu cầu
nhiệm vụ đã đề ra, Học viện Kĩ thuật Quân sự đã
luôn luôn chú trọng tới mọi mặt công tác đặc biệt là
công tác huấn luyện. Điều đó thể hiện rất rõ ở việc
tuyển chọn đầu vào hầu hết là học sinh phổ thông
có điểm thi đầu vào rất cao so với các trường đại
học khác tạo tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ
huấn luyện của Học viện. Và đó cũng thể hiện một
nét đặc thù cơ bản của học viên Học viện Kĩ thuật
Quân sự là hầu hết học viên có tuổi đời trẻ, có trí
thông minh, có khả năng tiếp thu các kiến thức

khoa học kĩ thuật, tích cực học tập để làm chủ tri
thức và công nghệ hiện đại để ngày mai lập nghiệp.
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của người học viên
đang học tập tại trường. Do đó mỗi học viên cần
tận dụng thời gian cho công việc học tập của mình,
tranh thủ thời gian học tập trên lớp, chú ý nghe thầy
cô giảng bài. Thực tế cho thấy giờ học trên giảng
đường có vai trò rất quan trọng đối với người học
viên.
Thời gian ở nhà, người học viên phải biết sử
dụng tốt thời gian tự học, coi đó là quỹ thời gian
quý báu để hoàn thành bài tập trên lớp, trau dồi
kiến thức của bản thân.
Trong học tập phải tự sắp xếp chương trình và
bố trí thời gian hợp lý. Từng bước đổi mới phương
pháp học tập, biết phát huy tính sáng tạo trong học
tập để đạt kết quả cao nhất.
Trong những giờ tự học, cần thiết phải có sự
trao đổi, tranh luận giữa các học viên với nhau. Qua
các cuộc tranh luận đó, nhiều vấn đề đã trở nên
sáng tỏ. Với tinh thần tự lực tự cường, chủ động
sáng tạo trong học tập và rèn luyện, nhiều học viên
đã chủ động tìm tòi các nguồn giáo trình, tài liệu
khác nhau phục vụ cho công tác học tập. Ngày nay,
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ
bão đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối
với người học viên, đó là phải nhanh chóng nắm
bắt được những thành tựu của khoa học kĩ thuật để
ứng dụng vào thực hiện các nhiệm vụ mà quân đội
giao cho cũng như phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH

luôn yên tâm học tập công tác, không bao giờ dao
động trước những cám dỗ của tiền, tài, danh, vọng;
luôn quán triệt sâu sắc những quan điểm, đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
nhà nước. Chấp hành nghiêm kỉ luật quân đội, đó
cũng là sự rèn luyện đạo đức cách mạng của quân
nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đạo đức cách
mạng gồm trong mười điều kỉ luật”. Kỉ luật sẽ góp
phần tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Quân đội càng chính qui, càng hiện đại thì càng
phải có kỉ luật nghiêm. Người học viên phải kiên
định với mục tiêu lí tưởng cách mạng, với con
đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đấu
tranh với những quan điểm sai trái làm thất bại âm
mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Người học viên phải luôn chấp hành tốt kỉ luật
quân đội, thực hiện đúng mười lời thề danh dự của
quân nhân, luôn rèn luyện cho mình nếp sống chính
qui, văn minh, lành mạnh, lễ tiết tác phong sạch sẽ,
gọn gàng, xưng hô chào hỏi theo đúng điều lệnh,
thể hiện mình là một con người có văn hóa. Người
học viên luôn luôn rèn luyện sức khỏe với phương
châm khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, khỏe để
nắm bắt và làm chủ khoa học kĩ thuật. Trong giai
đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội
nhập, cơ cấu hàng hóa chuyển dịch theo hướng
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế phát triển
kinh tế thị trường những năm qua đã cho chúng ta
thấy: bên cạnh những thành tựu rất cơ bản mà kinh

thời người học viên phải quán triệt sâu sắc tư tưởng
Hồ Chí Minh để vận dụng một cách sáng tạo trong
học tập và trong rèn luyện.
Giáo dục cho học viên về mục tiêu lý tưởng
cách mạng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, con đường
tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tiến lên xã hội chủ nghĩa
là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt
Nam, phù hợp với quy luật và xu thế chung của
thời đại. Đó là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và
nhân dân ta. Học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự
cũng phải được giáo dục và học tập để nắm vững
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước, mọi chỉ thị mệnh lệnh của quân đội.
Trong việc giáo dục cho học viên Học viện Kĩ
thuật Quân sự thì việc giáo dục về đạo đức cách
mạng có vai trò rất quan trọng. Để người học viên
luôn trung thành tuyệt đối với tổ quốc, với nhân
dân, với cách mạng, với Đảng, luôn phát huy phẩm
chất bộ đội cụ hồ, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
và rèn luyện trong thời gian còn ngồi ghế nhà
trường thì họ phải thường xuyên được nghiên cứu,
học tập tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc việt
nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng. Giáo dục đạo đức cách mạng để mỗi người
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
Trong thời gian học tập tại Học viện Kĩ thuật
Quân sự, đạo đức cách mạng của người giáo viên
gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới học viên, tới mọi quân
nhân trong đơn vị, tạo ra sức mạnh lôi cuốn học

cách mạng làm nền tảng thì mới có thể hoàn thành
được nhiệm vụ vẻ vang.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã góp phần
quan trọng vào những thắng lợi của cách mạng Việt
Nam trước đây và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn
giữ được nguyên giá trị, vẫn là tiêu chuẩn, là cái
đích để mỗi chúng ta phấn đấu tu dưỡng và rèn
luyện.
Sự nghiệp đổi mới của nước ta đã và đang đặt ra
những nhu cầu ngày càng cao đối với sự hình
thành và phát triển phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
người học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự nói
riêng, của người việt nam nói chung. Vì vậy học
viên Học viện Kĩ thuật Quân sự phải ra sức tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng
cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng luôn trung
thành tuyệt đối với tổ quốc, với nhân dân, với cách
mạng, với Đảng, kiên trì con đường cách mạng mà
Đảng và nhân dân đã lựa chọn, quán triệt sâu sắc
những chính sách và pháp luật của Nhà nước, chấp
hành nghiêm kỉ luật quân đội, rèn luyện cho mình
nếp sống chính qui, văn minh, lành mạnh; đồng
thời phải đấu tranh với những quan điểm sai trái,
làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế
lực thù địch. Người học viên cũng phải tích cực
trong học tập và nghiên cứu khoa học để làm chủ
tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy
sáng tạo, có khả năng thực hành giỏi, có tính tổ
chức và kỉ luật phấn đấu trở thành con người vừa
hồng vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ, thiết


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status