LUẬN VĂN:DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM potx - Pdf 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Như Tiến
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuyết Thanh
Lớp : A3 - K37

HÀ NỘI - 2002
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
MỤC LỤC

1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 13
1.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định 13

2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay 14
2.1. Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay 14
2.2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay 16
III. Quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ giám định hàng hoá 22
CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK 23
I. Nghiệp vụ giám định hàng hoá xnk 23
1. Quy trình giám định tổng quát 23
1.1. Thủ tục, bộ hồ sơ yêu cầu giám định và nghĩa vụ của khách hàng 23
1.1.1. Đối với người xuất khẩu 23
1.1.2. Đối với người nhập khẩu 24
1.2. Các bước hoàn thành vụ giám định đối với tổ chức kinh doanh dịch
vụ giám định 26
2. Các phương pháp giám định hàng hoá XNK cơ bản 30
2.1. Phương pháp giám định quy cách phẩm chất 30
2.1.1. Định nghĩa 30
2.1.2. Trình tự tiến hành 30
2.2. Phương pháp giám định số lượng chi tiết 32
2.2.1. Định nghĩa 32
2.2.2. Trình tự tiến hành 32
2.3. Phương pháp giám định khối lượng thương mại 34
2.3.1. Định nghĩa 34
2.3.2. Trình tự tiến hành 35
2.4. Phương pháp giám định khối lượng theo mớn nước 39
2.4.1. Khái niệm 39
2.4.2. Trình tự tiến hành 39
2.5. Phương pháp giám định hàng tổn thất 44

I. Đánh giá hoạt động dịch vụ giám định 67
1. Những thuận lợi: 67
1.1. Yếu tố khách quan 67
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
1.2. Yếu tố chủ quan 68
2. Khó khăn, tồn tại 70
2.1. Khách quan 70
2.2. Chủ quan 72
II. Xu hướng về thị trường và dịch vụ giám định hiện nay 76
III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định ở Việt
Nam hiện nay 79
1. Giải pháp từ phía Nhà Nước 79
1.1. Tránh trồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật 79
1.2. Có biện pháp quán lí chặt chẽ các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám
định 83
1.3. Nâng cao giá trị pháp lí của chứng thư giám định 84
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định 88
2.1. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực 88
2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật 88
2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ giám định 88
2.4. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thị trường, khai thác giám định 89
2.4.1. Production (Chính sách sản phẩm) 89
2.4.2. Price (Chính sách giá cả) 90
2.4.3. Chính sách khách hàng 91
2.4.4. Promotion (Chính sách cổ động hỗ trợ kinh doanh) 92
2.5. Có biện pháp xử lí kịp thời các sai phạm trong giám định 92
2.6. Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lí Nhà nước 93
3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu 93
KẾT LUẬN 93

ROROC : Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of
cargo)
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
Survey Record : Biên bản giám định

Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
1

Lời nói đầu
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ngày nay hàng hoá, dịch vụ của mỗi
nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình, hội nhập vào dòng chảy
quốc tế. Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của thị trường địa phương, thị trường
dân tộc. Quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ của mỗi quốc gia đã góp phần
mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to
lớn đối với nền kinh tế nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói
chung. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tạo ra cơ sở, nền tảng
vững chắc để chúng ta phát huy nội lực quốc gia, tiến hành Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá đất nước.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu
những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ, Do đó để giải quyết tranh chấp và có chứng
cứ khách quan phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương, đồng thời để giải quyết nhiều vấn
đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng
hoá người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ
chức giám định chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ
năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng
kiến và tiến hành xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, phương tiện để các

công nhân viên Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam-
Vinacontrol, Chi nhánh Vinacontrol Hà Nội, Chi nhánh Vinacontrol Hải
Phòng, Công ty giám định Đại Việt, Văn phòng đại diện công ty giám định
SGS, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…đã
giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này.
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
3

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ
I. SƠ LƯỢC VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ
1. GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ LÀ MỘT NHU CẦU KHÁCH QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
Trong Thương mại quốc tế, việc thực hiện một hợp đồng mua bán Ngoại
thương thường trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chủ sở hữu khác nhau: Từ
người sản xuất đến người xuất khẩu, người vận chuyển, người giao nhận, xếp
dỡ, rồi đến tay người nhập khẩu, bảo quản, phân phối, và cuối cùng là
người tiêu dùng. Quá trình này lại diễn ra vào những thời gian, những lãnh
thổ khác nhau, người mua, người bán, người vận tải, người bảo hiểm và
những người có quyền lợi liên quan đến hàng hoá không thể trực tiếp và có
đầy đủ điều kiện, phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá theo yêu
cầu như đã kí kết trong hợp đồng. Đồng thời trong quá trình này, hàng hoá
luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ, Khi có những sự
cố nói trên xảy ra, những người tham gia thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại
thương cũng như các bên có liên quan đều tìm những chứng cứ chứng minh
mình đã thực hiện đúng nghĩa vụ và được miễn trách. Mặt khác, trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này
thường được xác định bằng một hợp đồng như hợp đồng mua bán Ngoại

tiện )
Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập
khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu. Dịch vụ này đã xuất hiện hàng trăm năm nay trên thế giới và
trở thành một tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi, một hoạt động
không thể thiếu trong thuơng mại.
2. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH
2.1. Dịch vụ giám định
2.1.1. Khái niệm
Trong đời sống kinh tế-xã hội, giám định là một nhu cầu tất yếu khách
quan, phù hợp với sự phát triển và hoà nhập vào khu vực của nền kinh tế-xã
hội Việt Nam. Trong lĩnh vực Ngoại thương, dịch vụ giám định giữ vai trò
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
5

đặc biệt quan trọng. Các thương nhân mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu luôn
luôn sử dụng dịch vụ giám định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật pháp tất cả các nước
đều có các qui định về lĩnh vực dịch vụ này. Trong Luật của Việt Nam, theo
Điều 172–Luật Thương mại Việt Nam 1997 qui định:
Giám định hàng hoá là hành vi thương mại do một tổ chức giám định
độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá theo yêu cầu
của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại có khái niệm cụ
thể hơn:
Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một hoạt động dịch vụ do một
cơ quan giám định độc lập, trung lập thực hiện thông qua việc sử dụng các
phương pháp khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ giám định để xác định và

thành mối quan tâm hàng đầu và đau đầu các nhà xuất nhập khẩu. Nhờ có
giám định mà các bên thống nhất cách hiểu về hàng hoá, giúp cho việc thông
quan được tiến hành một cách thuận lợi.
+ Đối với nhà xuất khẩu: Dịch vụ giám định giúp cho nhà xuất khẩu chủ
động tính toán cả về số lượng và chất lượng cho phù hợp với tiêu chuẩn, yêu
cầu xuất khẩu hàng hoá. Nhờ sự hỗ trợ của dịch vụ giám định mà các công ty
xuất khẩu có kinh nghiệm tốt trong việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các
khâu sản xuất, chế biến, gom hàng đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu
của khách hàng, cũng như tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước ngoài.
Mặt khác thông qua chứng thư giám định, người xuất khẩu có bằng chứng
minh mình đã làm đúng nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, chứng thư
giám định còn là một chứng từ quan trọng để người xuất khẩu thanh toán tiền
hàng.
+ Đối với người nhập khẩu: Nhờ dịch vụ giám định mà người nhập khẩu
có cơ sở để yên tâm mình nhận đúng, nhận đủ loại hàng mà mình đã đặt mua
(đúng chất lượng, đúng chủng loại, đúng nguồn gốc, giá cả, ) mà không phải
tự đầu tư, tổ chức kiểm tra hàng hoá do đó tiết kiệm được thời gian, công sức,
tiền của. Không những vậy, chứng thư giám định còn là một văn bản không
thể thiếu trong bộ hồ sơ khiếu nại.
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
7

+ Đối với người vận tải: Họ có một chỗ dựa tin cậy để xác định rằng họ
đã thực hiện công việc của mình đúng với các quy định cũng như yêu cầu kĩ
thuật trong vận tải: phương tiện vận tải có đủ khả năng, điều kiện chuyên chở
hàng hoá, chứng minh cho người vận tải đã làm hết khả năng để hạn chế tối
đa các thiệt hại khi có tổn thất và xác nhận cho họ quyền hưởng miễn trách
trong vận tải khi có tổn thất đối với hàng hoá.

- Ngoài ra hoạt động giám định trong lĩnh vực thẩm định, đánh giá các
công trình đầu tư, công trình xây dựng, không những giúp cho Nhà nước
nắm được chất lượng các công trình, hạn chế đưa vào nước ta những máy
móc, thiết bị lạc hậu mà còn giúp cho các doanh nghiệp, các bên đối tác quyết
toán sát với giá trị thực tế của các công trình. Từ đó hạn chế được những thiệt
hại cho các nhà đầu tư trong nước.
- Giám định góp phần bảo vệ đường lối kinh tế, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo bí mật an ninh kinh tế quốc gia.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập
khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Ngoại
thương cũng như cho hoạt động quản lí Nhà nước.
2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá
2.2.1. Khái niệm
Căn cứ theo các văn bản pháp quy của Nhà nước về dịch vụ giám định
hàng hoá thì tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (gọi tắt là tổ chức giám
định) được hiểu là: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật,
hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá. Trên cơ
sở quy định này, theo Điều 3 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì có ba đối
tượng sau đây được phép kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá:
+ Doanh nghiệp giám định Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được
thành lập theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
+ Doanh nghiệp giám định được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, được giám định và cấp chứng thư giám định theo ngành nghề
đã ghi trong giấy phép đầu tư.
+ Chi nhánh của các tổ chức giám định nước ngoài được phép thành lập
tại Việt Nam theo giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm về tổ chức giám định như sau:
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37

Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
10

- Cấp chứng thư giám định: Chính xác, trung thực kịp thời và đảm bảo
tính pháp lí của chứng thư giám định.
2.2.3. Phân biệt tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định với KCS và cơ
quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước
Việc phân biệt sự khác nhau giữa ba tổ chức này là rất cần thiết. Chúng
ta cần phải làm sáng tỏ hoạt động và tác dụng của chúng để khai thác, vận
dụng sao cho có lợi nhất và đạt tính pháp lí cao nhất, tránh gõ nhầm cửa, vừa
tốn kém, vừa phiền hà
Trước hết cần hiểu rõ khái niệm tổ chức và cơ quan. “Tổ chức giám
định” được hiểu là tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định thuần tuý, khách
quan, làm theo yêu cầu, không chịu sự áp đặt của phía nào và không có quyền
lợi trực tiếp từ lô hàng giám định. Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997 thì
tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định phải là thương nhân. Còn cơ quan
mang tính chất hành chính sự nghiệp, làm một chức năng nào đó mà Nhà
nước giao.
+ KCS của nhà sản xuất: Là bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hoá do công ty tự thành lập để kiểm tra sản phẩm, hàng hoá của chính mình
trong quá trình sản xuất xem có đạt yêu cầu mà nhà sản xuất đã đặt ra hay
không. Văn bản kiểm tra này chỉ có giá trị đối với nhà sản xuất, mà không có
giá trị pháp lí đối người khác.
+ Cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước: Là cơ quan thực hiện chức
năng kiểm tra chất lượng do nhà nước giao phó. Như vậy cơ quan kiểm tra
chất lượng của nhà nước chỉ làm những công việc theo tên gọi và chức năng
của mình, không được thu phí giám định. Giấy chứng nhận giám định của họ
chỉ có giá trị cho lô hàng thuộc quản lí Nhà nước theo ngành dọc mà không có

- Giám định điều kiện của các phương tiện vận tải như: Độ kín chắc,
sạch sẽ hầm tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định
điều kiện, kĩ thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng
đông lạnh, các vật liệu chèn lót, hệ thống thông gió,
- Giám định phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ.
- Giám định phượng tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại.
- Giám định kho tàng và cách bảo quản hàng hoá.
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
12

- Giám định và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất
lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường,
- Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng.
- Thẩm định hạch toán công trình đầu tư.
- Giám định công trình xây dựng…
1.2. Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định,
người ta có thể chia giám định thành các loại sau đây
1.2.1. Giám định thương mại
Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các mặt số, khối lượng, phẩm
chất, quy cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an toàn hàng
hoá,…theo quy định của hợp đồng mua bán Ngoại thương. Giám định các
điều kiện, tình trạng, khả năng chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy
định của hợp đồng vận tải. Giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá
phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm,…
Hoạt động giám định thương mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ
giám định độc lập, trung lập tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.
1.2.2. Giám định chất lượng bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu
thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra (còn gọi là kiểm tra

Cơ quan tiến hành giám định có thể do Hải quan hoặc chủ hàng chỉ định
1.2.4. Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành
Hoạt động này do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với
hàng hoá chuyên ngành sử dụng tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, các cơ quan này chỉ được thực hiện việc kiểm tra khi được Bộ
KHCNMT hoặc Bộ chủ quản uỷ quyền và chỉ áp dụng đối với hàng hoá thuộc
danh mục nhà nước bắt buộc kiểm tra.
Hiện nay, có tình trạng một số Bộ tự ý qui định một số mặt hàng thuộc
lĩnh vực Bộ đó quản lý khi xuất nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất
lượng chuyên ngành của Bộ đó cấp giấy chứng nhận chất lượng là trái pháp
luật (trái với pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ 86/CP).
1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập,
trung lập trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng
giá trị máy móc, thiết bị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất
lượng thiết bị đầu tư.
1.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể
phân loại thành
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
14

- Giám định trong quá trình sản xuất
- Giám định và giám sát việc giao nhận hàng hoá
- Giám định hàng hoá trên tàu trước khi dỡ hàng
- Giám định hàng hoá tại kho bãi,…
2. THỊ TRƯỜNG GIÁM ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay

Inspection Co.)
. Công ty TNHH á Châu – AIS
. Công ty TNHH Nhật Minh - Sulicontrol
. Công ty cổ phần Đại Việt– Davicontrol (Đại Việt Control Co., Ltd.)
. Công ty TNHH giám định Mêkông - MIC (Mêkong Control Co., Ltd.)
. Công ty giám định Thái Bình Dương - Pico
. Công ty TNHH Viễn Đông
. Công ty TNHH Việt Minh
. Công ty TNHH Thăng Long
. Công ty TNHH Thái Đức Việt
. Công ty TNHH Thông tin
. Công ty TNHH giám định Sài Gòn – SaiGon control Co., Ltd…
* Nhóm 4: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan giám định mang tính chất
Nhà nước do các bộ chủ quản, chuyên ngành có hàng hoá xuất nhập khẩu
đứng ra thành lập và quản lý:
. Food control: Trung tâm giám định hàng nông sản thực phẩm
. Cafe control: Trung tâm giám định cà phê
. Caspect: Trung tâm giám định Khoa học Công nghệ và hàng hoá
. Testcontrol: Trung tâm giám định phân tích hàng hoá
. Quacontrol (Quality control center): Trung tâm kiểm tra chất lượng
than (Quảng Ninh)
* Nhóm 5: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan Nhà nước có chức năng
quản lý pháp quyền về chất lượng hàng hoá nói chung:
. Các Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I, II, III
trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá

Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
16


Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
17

- Food control: Nhờ có áp lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ICT, Davicontrol: Thị phần nhỏ, chủ yếu dựa vào quan hệ thân quen và
chính sách hoa hồng hậu hĩnh
. Mặt hàng nông sản: lạc, chè…
- Lạc: Chủ yếu do SGS giám định, vì nước nhập khẩu qui định trong Hợp
đồng mua bán Ngoại thương
- Chè: Chủ yếu do Vinacontrol (chi nhánh Hải Phòng) giám định vì công
ty này có khách hàng lớn, thân quen là Vinatea. Hiện nay, Vinacontrol giám
định khoảng 87% khối lượng chè xuất khẩu của Nhà nước.
2

. Mặt hàng phân bón nhập khẩu: Tại khu vực Hải Phòng, Vinacontrol
giám định hầu như toàn bộ khối lượng phân bón nhập khẩu. Lý do là
Vinacontrol được nhiều tổ chức giám định nước ngoài uỷ thác cũng như có uy
tín cao trong lĩnh vực này.
. Mặt hàng sắt thép nhập khẩu: Hầu như toàn bộ lượng sắt thép nhập
khẩu qua cảng Hải Phòng đều do SGS giám định.
. Mặt hàng tiêu dùng (may mặc, giày dép): Đây là mặt hàng chủ lực của
nhà nước. Thị trường xuất khẩu chính là EU, các nhà nhập khẩu EU sẽ trực
tiếp kiểm tra hoặc thuê hãng B.V, do đó mặt hàng này hầu như B.V độc
quyền giám định.
. Mặt hàng bông nhập khẩu: Chủ yếu do Vinatex nhập khẩu nhưng
Saigoncontrol lại giám định theo uỷ thác của ITS.
. Về hàng hải: Khách hàng giám định chủ yếu là các hãng tàu hoặc các
đại lý hãng tàu. Các công ty giám định hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là
SGS, FCC, Micontrol, MIC và Pico (chủ yếu do nhận được yêu cầu từ “công

Hiện nay, xuất hiện thêm 3 công ty cạnh tranh mạnh với Vinacontrol là MIC,
ITS, SGS, thậm chí cả Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I.
. Giám định hàng thông quan: Các mặt hàng giám định để thông quan có
chiều hướng giảm vì có khá nhiều mặt hàng do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng khu vực I giám định theo quy định của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường, thêm vào đó Hải quan lại vận dụng kết quả của Trung
tâm này cấp lần đầu đem photo để sử dụng cho lần sau nếu mặt hàng cùng
chủng loại.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status