Tổng quan về Ngân hàng thương mại - Pdf 11

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Trường Đại Học Tây Đô
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên đề:
TỔNG QUAN VỀ:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Cẩm Tuyền
Nhóm 8:
1. Phạm Thị Tài Linh Mssv: 0854020185
2. Phạm Thị Minh Hà Mssv: 0854020090
3. Đặng Thành Danh Mssv: 0854020045
4. Huỳnh Hải Hưng Mssv: 0854020131
5. Võ Thành Đông Mssv: 0854020062
CHƯƠNG I: Đại cương về Ngân hàng thương
mại (NHTM)
1
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
I. Khái quát sự ra đời và phát triển của NHTM:
1. Khái niệm NHTM
Có nhiều khái niệm về NHTM nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác
và tổng quát thì ta phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên
thị trường tài chính, đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt
động. Ví dụ: Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân
hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề nào thường xuyên nhận của
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng
cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Hay theo Luật Ngân hàng của Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở
nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”…
Và ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X
thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về NHTM như sau:“Ngân

nghiệp vụ để hình thành các “ngân hàng” cổ từ thế kỷ XIII trở về trước. Đây
là con đường phát triển lâu dài hàng ngàn năm từ thời Trung Cổ.
Con đường thứ hai: Các nhà kinh doanh trong lĩnh vực công thương
nghiệp, dịch vụ, đứng trước gánh nặng lãi suất của “ngân hàng” cho vay nặng
lãi, đã làm cho họ phải hợp lực lại với nhau, hùn vốn, góp vốn để lập ra các
Hội tín dụng và sau đó phát triển thành các NHTM để hoạt động kinh doanh
ngân hàng với lãi suất thích hợp và vừa phải. Các NHTM này được ra đời vào
khoảng thế kỷ XVI trở về sau. Ví dụ: Ở Ý có Istituto Bancario Sanpaolo di
Torino (1563), Banco di Napoli (1591), ở Hà Lan có Amsterdam Bank
(1600), ở Anh có Bank of England (1694) và trở thành NHTW của Anh quốc
vào năm 1947 …Từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII hàng loạt các
ngân hàng cổ phần tư nhân được thành lập ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ,
còn ở Châu Á các ngân hàng ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX trở về sau
(Trung Quốc 1896, Đông Dương 1875…)
3
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Có thể nói ngay từ thời xa xưa ngân hàng đã tồn tại từ Ngân hàng thợ
vàng của việc đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng và cho vay nặng lãi của
người giàu, đến sự ra đời của NHTM xuất phát từ vận động của tư bản thương
nghiệp và gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp chủ
yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và ngày
nay NHTM hiện đại với thanh toán điện tử và vi tính hóa. Sau năm 1986 Đại
hội Đảng lần VI đã đề ra mục tiêu: “Đổi mới toàn diện”- Ngân hàng phát triển
một bước mới.
II.Chức năng và vai trò của NHTM
1. Chức năng của NHTM:
Trong sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, Ngân hàng là một yếu tố
không thể thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó: là trung gian tài chính, tạo
phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán.
1.1 Trung gian tài chính:

• Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá.
• Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các hình thức cấp tín dụng
khác.
 Chức năng trung gian tín dụng của NHTM góp phần tạo lợi ích cho
các chủ thể tham gia kinh tế và lợi ích chung của nền kinh tế.
• Đối với người gửi tiền: thông qua cơ chế huy động vốn của ngân hàng
đã tập hợp các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và tạo ra thu nhập cho
những người gửi tiền dưới hình thức lãi tiền gửi. Đồng thời ngân hàng
cũng đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi và cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ thanh toán tiện lợi.
• Đối với người vay: Tiết kiệm được chi phí, thời gian, sức lực cho việc
tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi chắc chắn và hợp pháp, họ sẽ thoả
mãn được nhu cầu về vốn.
• Đối với bản thân ngân hàng: Ngân hàng sẽ được khoản lợi nhuận từ
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng
môi giới.
5
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
• Đối với nền kinh tế: cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, khuyến
khích sản xuất, tạo việc làm, đồng thời giảm nhập khẩu hàng hoá.
Điều tiết vốn trong khu vực dân cư, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng
hàng hoá Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn
hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh.
1.2 Chức năng trung gian thanh toán:
NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán làm cho nó trở thành thủ
quỹ cho khách hàng. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài
khoản tiền gửi của khách hàng làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò
trung gian thanh toán.
Chức năng trung gian thanh toán được thể hiện qua biểu đồ sau:

khoản. Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép khách hàng thực
hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả, góp phần tăng tốc độ lưu
thông hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái
sinh sản xuất xã hội.
 Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho
ngân hàng thu hút khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và do đó
tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi.
1.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán:
Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có lợi thế lớn về tiền gởi thanh
toán do nắm giữ phần lớn quan hệ tín dụng và chi phối cả quan hệ thanh toán
với doanh nghiệp mở tài khoản. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, góp phần
tạo ra nguồn thu lớn về dịch vụ.Từ năm 2000, khi xu thế mở cửa thực sự ảnh
hưởng mạnh đến các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động xuất khẩu được đẩy
mạnh, kéo theo sự phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân
7
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
hàng thương mại.Doanh số hoạt động này có mức tăng trưởng đều đặn. Tuy
nhiên, doanh số hoạt động trong lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào sự biến
động về tỷ giá ngoại tệ, về những ảnh hưởng kinh tế, chính trị mang tính khu
vực và quốc tế. Với tác động của quá trình toàn cầu hóa, việc mở rộng quan
hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, cân đối nguồn ngoại tệ trong thanh
toán luôn được chú trọng để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt
động thanh toán quốc tế.
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các ngân hàng không
chỉ phục vụ nhà nhập khẩu( ngân hàng mở thư tín dụng) dựa theo yêu cầu của
nhà nhập khẩu(người đề nghị mở thư tín dụng) tiến hành mở một thư tín dụng
(Letter of Credit- L/C) mà còn đứng ra trả tiền có điều kiện cho nhà sản xuất,
Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến
hơn trong thanh toán quốc tế.
2. Vai trò của Ngân hàng thuơng mại:

CHƯƠNG II: Phân loại hệ thống Ngân hàng
thương mại ở Việt Nam.
I. Phân loại NHTM
1. Căn cứ theo hình thức sở hữu:
Các Ngân hàng thương mại được phân thành:
- Ngân hàng sở hữu tư nhân:
Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá nhân. Đây là các ngân
hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phương với đối tượng
phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương.
- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông:
Là ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn thông qua tập trung phát hành
cổ phiếu. Những người nắm giữ cổ phiếu này chính là những người chủ của
ngân hàng. Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của ngân hàng và được
chia lãi cổ tức. Do huy động từ nhiều người nên các ngân hàng này có vốn chủ
sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng.
- Ngân hàng sở hữu nhà nước:
Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước. Đây là loại
hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá sản. Tuy nhiên, các
ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnh
hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Ngân hàng liên doanh:
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân
hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài
có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt nam.
10
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
2. Căn cứ theo cơ cấu tổ chức
- Ngân hàng sở hữu công ty và công ty sỡ hữu ngân hàng:
Sự phân chia này là do pháp luật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng
trực tiếp tham gia vào một số hoạt động kinh doanh như: buôn bán chứng

đổi mới( Đại hội Đảng lần 6-1986) nên ở Việt Nam chỉ tồn tại một ngân hàng
duy nhất đó là Ngân hàng dự trữ. Ngân hàng dự trữ này được xem là nền tảng
của những cải cách, quá trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. NHTM
lúc này hầu như là chưa được phép thành lập và hoạt động nhưng để phát triển
và hội nhập thì điều quan trọng là phải “đổi mới” và đại hội Đảng lần 6 đã nắm
bắt được xu thế. Từ đó, NHTM bắt đầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt
động hội nhập thế giới, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
2. Trong nền kinh tế thị trường:
Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh:
Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý
của nhà nước. Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: huy động vốn,
cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ nhà
nước giao cho.
- Ngân hàng thương mại cổ phần:
Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật công ty cổ
phần. Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành
và hoạt động theo quy định của pháp luật như: Ngân hàng TMCP Kiên Long,
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Viêt Nam, …
- Ngân hàng liên doanh:
Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ
là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, có trụ
sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
(IndoVina Bank) .
12
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng nguyên xứ) hoạt
động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. (HSBC,
Citibank).

tham gia vào quá trình tạo tiền và do đó không bị chi phối, điều hành, kiểm
soát chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương.
Vậy: nếu như các khoản đầu tư của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực thương mại và công nghiệp thì các tổ chức tài chính phi
ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu
dùng và thế chấp
Sự khác nhau cơ bản giữa NHTM với NH CSXH, NH hợp tác và NH
phát triển:
14
NHTM
- Đa sở hữu.
- Huy động
ngắn, TDH.
- Cho vay ngắn
hạn là chủ yếu.
- Mục tiêu lợi
nhuận.
NH phát triển
- Sở hữu nhà
nước, DNNN.
- Huy dộng vốn
TDH, vốn nhà
nước cấp.
- Cho vay ngắn
hạn phục vụ.
chiến lược phát
triển kinh tế
trọng điểm.
- Hoạt động phi
lợi nhuận.

- Tuân thủ luật
các tổ chức tín
dụng và luật hợp
tác xã.
- Cơ quan quản
lý nhà nước,
NHNN Việt
Nam và hiệp hội
quỹ tín dụng
nhân dân.
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
CHƯƠNG III: Nghiệp vụ của NHTM
I . Nghiệp vụ của NHTM
Trên thế giới, nghiệp vụ ngân hàng được hiểu theo nghĩa rộng, tức là toàn bộ các
hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… Mà ngân hàng cung cấp cho
doanh nghiệp và công chúng
Điều 7 chương 1 luật các tổ chức tín dụng: “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy có sự
phân biệt giữa hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngân hàng. Nhưng nghiệp vụ của ngân
hàng thương mại theo tổng quan thì có các nghiệp vụ chính sau:
1. Nghiệp vụ truyền thống:
Có thể nói NHTM từ xưa đến nay có hai nghiệp vụ truyền thống mà nó gắn liền
với quá trình tồn tại và phát triển của chính bản thân nó đó là: nghiệp vụ huy động
vốn và cho vay.
1.1 Nghiệp vụ huy động vốn:
Cho vay là một hoạt động sinh lời cao, vì vậy ngân hàng tìm mọi cách để huy
động nguồn vốn cho vay cùng với mức lãi suất hấp dẫn để thu hút các
nguồn vốn này. Nó bao gồm:
1.1.1 Vốn chủ sở hữu:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status