Gợi ý phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Pdf 11

Gợi ý phân tích tác
phẩm Ai đã đặt tên
cho dòng sông của tác
giả Hoàng Phủ Ngọc
Tường
I. Tác giả:
1. Cuộc đời:
Hoàng Phủ Ngọc Tường quê ở Quảng Trị nhưng sinh ra, lớn lên và học tập tại Huế. Ông
vừa dạy học, vừa tham gia các phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên Huế, tham gia
chính quyền cách mạng ở tỉnh Quảng Trị. Sau 1975 ông công tác trong lĩnh vực văn nghệ
tại Huế. HPNT viết văn, làm báo từ những năm 1960.
2. Phong cách nghệ thuật:
Ông có phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác, sở trường là thể tùy bút, bút kí vừa giàu
chất trí tuệ và giàu chất thơ với nội dung văn hóa, lịch sử phong phú.
3. Tác phẩm chính:
Nhà văn đã từng đc nhận nhiều giải thưởng quốc gia về văn xuôi với các tác phẩm: Rất
nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,…
II. Hoàn cảnh ra đời và chủ đề tác phẩm
1. Hoàn cảnh:
Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông in trong tập bút kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí,
viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975, đang bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng cách mạng. Nhưng ở HPNT, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thuờng gắn với
tình yêu thiên nhiên và truyền thống văn hóa sâu sắc
2. Chủ đề
Bài tùy bút thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu
sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đồng thời truyền đạt bằng một ngòi bút tài
hóa, với lời văn đẹp và sang.
Linh hồn của bài viết chính là vẻ đẹp huyền thọai của dòng sông Hương, qua ngòi bút tài
hoa, lãng mạn của HPNT
III. Đọc hiểu:
1. Ba góc độ trong vẻ đẹp huyền thọai của sông Hương

còn cho rằng có một dòng thi ca về sông hương, một dòng sông không lặp lại mình trong
cảm hứng của các thi sĩ., là dòng sông lấp lánh sắc màu, là “dòng sông trắng, lá cây
xanh” trong thơ Tản Đà, như “Kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát, là “nội quan
hòai vạn cổ, chiều trời, bảng lảng” trong thơ bà Huỵên Thanh Quan, là vẻ đẹp rất Kiều.
“Long lanh đáy nứơc in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Là sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu:
“Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo”
c) Vẻ đẹp nhìn ở góc độ lịch sử:
Không chỉ đc nhìn ở góc độ văn hóa, sông Hương còn đc xác định vẻ đẹp ở góc độ lịch
sử. sông Hương từng là dòng sông bảo vệ biên thùy thời Đại Việt với tên Linh Giang,
từng soi bóng kinh thành Phú xuân của Nguyễn Huệ trong thế kỉ XVIII, từng chứng kiến
những cụôc khởi nghĩa bi tráng thế kỉ XIX. Rồi cm tháng tám 1945 và chiến dịch mậu
thân 1968 trong kháng chiến chống Mỹ, sông Hương đã ghi một nét son trong lịch sử dân
tộc. Dòng sông đã mang trong dòng chảy của nó cả máu, nước mắt và những chiến công
chói lọi của dân tộc.
2. Ngòi bút tài hoa, lãng mạn của nhà văn:
Có thể nói bản thân sông hương đã là một huyền thọai, khi đi qua ngòi bút tài hoa, lãng
mạn của HPNT huyền thọai của dòng sông càng lấp lánh, hấp dẫn. Nhà văn đã nhìn sông
hương như một cô gái Huế. Có lúc là một “cô gái Digan phóng khóang, man dại” nhưng
nói chung là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng
rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe lọet, khô khan, giống những cô dâu Huế
ngày xưa trong sắc áo điều lục, đấy cũng chính là “màu của sương khói trên sông hương,
giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòng
sông”.
Bài kí ca ngợi dòng sông hương xứ huế, rộng hơn là một vùng cố đô đẹp và thơ mộng, ca
ngợi lịch sử vẻ vang của huế, ca ngợi nền văn hóa và tâm hồn con người huế. Tác giả coi

Hương có lúc lại hòa vào trong nghìn ánh hoa đăng, bồng bềnh, ngập ngừng như muốn
đi, muốn ở , chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng. Kiến thức âm nhạc
đã đc nhà văn huy độg vào những liên tưởng kì thú “sông Hương như đang đắm mình
trong những điệu nhảy slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
“Sông hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá
xanh biếc”. Sử thi là chiến công, là cái hồn từ bi màu đỏ như sông Hưiơng là sử thi mà
trữ tình. Hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng tươi mát, đó là nét độc đáo của Huế.
Nhà văn còn có những đặc sắc trong liên tưởng. Từ dòng sông Hương, tác giả liên tưởng
đến truyện Kiều của Nguyễn Du vì Nguyễn Du đã từng có time làm quan ở Huế. Đó là cơ
sở để tác giả suy đóan, Nguyễn Du đã từng nhiều đêm dạo thuyền trên sông Hương,
ngắm phiến trăng sầu trên dòng sông, nghe nhã nhạc cổ điển trên sông nước Huế “nguyễn
Du đã bao năm lênh đênh trên dòng sông này với một phiến trăng sầu” mà từ đó “những
bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Tuy nhiên, từ sông hương đến Truyện Kiều và Nàng Kiều,
sự liên tưởng của nhà văn chủ yếu dựa vào những nét tương đồng giữa cảnh sắc thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Du và tính cách Nàng Kiều với cảnh và ng vùng sông Hương núi
Ngự. Câu thơ trong truyện Kiều, gợi nhớ làn điệu nhạc Huế
“Một buổi tối nghe con gái đọc Kiều:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”
Đến câu ấy, ng nghệ nhận chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt
lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”.
“Dòng sông giống như “nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông hương đã chí
tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi ra biển cả” – dòng sông
tình tứ như một cô gái, say đắm, thủy chung
3. Ý nghĩa nhan đề và câu kết thúc bài kí:
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” vừa gợi cái tên đẹp của sHương, một vẻ đẹp
phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con ngừơi Huế, vừa gợi niềm biết
ơn với những người đã có công khai phá ra miền đất có dòng sông huyền thọai đó.
Bài kí đã kết thúc bằng cách lí giải cái tên của dòng sông: sông Hương – sông thơm.
Chính nội dung bài kí là câu trả lời nhưng đến đây, tác giả muốn nhấn mạnh thêm bằng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status