Tài liệu Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Pdf 10

Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã
đặt tên cho dòng sông I. Về thể loại - loại hình
Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là tác phẩm nằm trong loại hình kí và thuộc thể
loại bút kí văn học. Bút kí văn học có dung lượng gần như truyện ngắn, ghi chép về
những sự kiện, con người có thực, đồng thời trình bày trực tiếp cảm nhận, suy nghĩ
của tác giả về những sự kiện, con người ấy. Đọc một bút kí, cái mà người ta chờ đợi
trước hết là tính có vấn đề của nó, gắn liền với việc tác giả thể hiện được những khám
phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng, quan niệm có ý nghĩa đối với
đời sống hiện tại.
Ranh giới giữa bút kí văn học và tuỳ bút văn học nhiều khi khá nhập nhằng,
đặc biệt trong trường hợp tác giả quan tâm nhiều tới việc biểu lộ cái tôi nghệ sĩ phóng
khoáng, tự do, giàu tiềm lực văn hoá của mình và chọn một hình thức diễn tả có
duyên, đầy màu sắc biểu cảm, chứa đựng nhiều liên tưởng, tưởng tượng độc đáo Do
có những đặc điểm vừa nói, Ai đã đặt tên cho dòng sông ? cũng có thể được xem là
một thiên tuỳ bút đặc sắc (xem thêm phần nói về thể tuỳ bút ở bài Người lái đò Sông
Đà).
II. Tiếp cận văn bản
Viết về bất cứ dòng sông nào trên trái đất, người ta cũng cần có, cần thể hiện
được một tình yêu tha thiết, lắng sâu và một sự am tường không hề sách vở về những
vấn đề địa lí, lịch sử và văn hoá gắn liền với chúng. Bởi các dòng sông luôn là cái nôi
của những vùng, những nền văn hoá đa dạng, lắm sắc màu và là đối tượng mà các cư
dân sống trong vòng tay của chúng phải vô hạn biết ơn. Viết về con sông Hương cũng
cần và lại càng cần như vậy. Đây là một thách thức nhưng là thách thức đã được
chuyển hoá thành niềm giục giã đầy tự nhiên, đầy xao xuyến trong tâm hồn những ai
yêu sông Hương, yêu Huế. May thay, chúng ta đã có được những nhà thơ, nhà văn tài
năng vượt qua được các thách thức nói trên để tặng cho sông Hương những tác phẩm
bất hủ[1]. Trong những nhà thơ, nhà văn đó có Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đã viết
nên một thiên tuyệt bút có nhan đề là Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một
cách đầy đủ bản chất của sông Hương ". Ông dõi theo từng khúc quanh, nét lượn,
bước ngoặt rất cụ thể của sông Hương để nói với độc giả về những "ý tứ" mà sông
Hương muốn biểu lộ trước con người và miền đất Châu Hoá xưa : "Nhưng ngay từ
đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa
khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm
kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông
Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén ; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng
sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một
hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế".
Theo tác giả, sông Hương đã thật "tâm lí" khi "trôi đi chậm, thực chậm" qua kinh
thành Huế, như để yên ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của
cuộc đời, về sự vèo qua chóng mặt của thời gian. Dòng nước sông Hương đã lặng lờ
một cách cố tình để muôn nghìn ánh hoa đăng trong đêm hội rằm tháng Bảy từ điện
Hòn Chén trôi về qua Huế "bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở". Bằng "cách trôi"
rất riêng đó của mình, sông Hương như muốn nhắc người ta rằng cuộc đời này có rất
nhiều cái đáng vương vấn. Rồi nữa, nếu không nhờ sự phát hiện đầy tính chất đồng
điệu của tác giả đối với sông Hương, mấy ai biết rằng việc sông Hương đột ngột đổi
dòng ngay khi vừa định chia tay Huế là thuận theo một lí do rất tình cảm, rất "người' :
chẳng qua, nó muốn gặp lại Huế "để nói một lời thề trước khi về biển cả". ở đây, có
đến ba thái độ chí tình cùng "hợp lưu" với nhau : cái chí tình của sông Hương đối với
Huế, cái chí tình của con người Huế trong tình yêu (như là một phẩm chất được thấm
nhiễm từ sông Hương) và cái chí tình của chính tác giả dành cho sông Hương, dành
cho cả mảnh đất xưa gọi là Châu Hoá ! Suy cho cùng, nếu không có cái chí tình của
tác giả thì cái chí tình của sông Hương không thể trở thành một "khách thể tinh thần"
hiện diện trong đời sống chúng ta và gây ấn tượng sâu đậm đến vậy !
Nếu biết cất lên tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó đã thực sự yên
tâm khi chọn trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường để hoá thân. Có lẽ chính nhà văn
cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm
ảo lạ thường. Nhiều lúc, độc giả có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải là

giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một
chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu
dàng của đất nước". Không, nhà văn không đơn thuần "tính đếm" hay kể lại những
phẩm chất đa dạng của sông Hương. Lồng trong lời đánh giá khái quát mang tính chất
ghi công đó, ông muốn đặc biệt nhấn mạnh đến vẻ đẹp văn hoá sâu xa, trầm tĩnh của
sông Hương. Không phải ngẫu nhiên ở rất nhiều đoạn trong bài bút kí này, ông đã
thường xuyên nghĩ tới Truyện Kiều, nhân vật Kiều khi nói về sông Hương. Đối với
người Việt Nam, Truyện Kiều là tập đại thành của nền văn học, văn hoá dân tộc.
Được so sánh, được liên hệ với Truyện Kiều chính là một niềm vinh dự. Nhưng một
điều thú vị đáng nói là là trong Truyện Kiều luôn có vang bóng của sông Hương, của
văn hoá sông Hương. Tác giả đã chứng minh điều này một cách tinh tế và thuyết
phục, bằng mẫn cảm nghệ sĩ, bằng những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời Nguyễn Du.
Ông đã có một so sánh rất lạ, rất độc đáo nhưng cũng vô cùng chính xác : "Hình như
trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người
tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya". Sự thực, câu văn không đơn thuần chỉ có so sánh. Nó
chứa đựng (hay là thể hiện) một cái nhìn đồng nhất hoá, nâng sông Hương lên thành
đích thực một linh hồn. Tác giả cũng kể lại cho ta một phát hiện bất ngờ chỉ có được ở
những con người sống vì nghệ thuật, sống trong nghệ thuật : "Tôi đã chứng kiến một
người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều
: "Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời" Đến câu ấy,
người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên :
'Đó chính là Tứ đại cảnh !". Bằng lịch lãm văn chương, nghệ thuật của mình, sau khi
đi một vòng để nêu lên chân lí "dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm
hứng của các nghệ sĩ", rằng sông Hương đã hiện hình với đủ cung bậc trong thơ của
Tản Đà và Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan và Tố Hữu, tác giả lại khẳng định
trong niềm ngạc nhiên của sự khám phá : "sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều".
Viết về một dòng sông văn hoá, quả rất cần một tư thế văn hoá. Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã thể hiện được điều này trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Rất
nhiều trải nghiệm của một đời viết luôn gắn bó với con người, dân tộc và đất nước đã
được đưa vào đây. Yêu sông Hương nhưng tình yêu ấy không ngăn cản ta yêu những


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status