Tài liệu Hướng dẫn ôn tập tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - Hoàng Phủ Ngọc Tường potx - Pdf 10

Hướng dẫn ôn tập tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng
sông" - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Mục đích chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản
xoay quanh tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
- Hình tượng dòng Hương qua cảm nhận độc đáo của nhà văn.
- Hình tượng nhân vật tôi nhạy cảm, giàu suy nghiệm.
- Phong cách tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát:
a. Tác giả:
+ Tiểu sử
- Sinh ra, nhiều năm sống và hoạt động cách mạng, công tác tại Huế > gắn bó
với đất và người nơi đây, am hiểu sâu sắc cội nguồn và linh hồn văn hóa xứ sở.
+ Con người:
- Trí thức yêu nước.
- Vốn hiểu biết sâu rông trên nhiều lĩnh vực.
+ Sáng tác:
- Sở trường: bút kí, tùy bút.
- Phong cách nghệ thuật:
• Sự kết hợp nhuần nhuyễn
o Giữa chất trí tuệ và chất trữ tình.
o Nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều trên nền tảng hiểu biết sâu rộng về triết
học, văn hoá, lịch sử…
• Hành văn: hướng nội (hướng vào bên trong, vào thế giới nội tâm nhiều trăn
trở, thâm trầm, sâu lắng), súc tích, mê đắm, tài hoa.
b. Tác phẩm
+ Xuất xứ:
- Viết tại Huế, 1981.
- In trong tập sách cùng tên > lấy tác phẩm làm nhan đề cho một tập bút kí > vị
trí văn học sử: tác phẩm bút kí tiêu biểu của nhà văn.

chuyện cổ.
- Khi ra khỏi vùng núi: “chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh đột
ngột’, “vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, vượt qua, đi giữa âm
vang, trôi di giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột
ngột” > linh hoạt, rạo rực sức trẻ và sự khao khát.
- Qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: “mềm như tấm lụa”
- Qua những dãy đồi tây nam thành phố: ánh lên “những mảng phản quang
nhiều màu sắc” “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
- Qua lăng tẩm đền đài: “vẻ đẹp trầm mặc nhất” “như triết lí, như cổ thi” > so
sánh độc đáo, giàu sức gợi > tả mặt nước phẳng lặng và không gian bờ bãi u tịnh bằng
liên tưởng tới triết học, thơ cổ > nổi bật vẻ thâm nghiêm, bao nhiêu thăng trầm lịch sử,
bao nhiêu dời đổi của các triều đại đã tạo thành trầm tích văn hóa lặn vào vẻ đẹp ngàn
năm không suy xuyển của dòng nước > thấp thoáng hình ảnh một “cái tôi” giàu suy
tư.
- Khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ: tươi tắn và trẻ trung
Nhận xét:
• Sông Hương chảy qua nhiều địa danh khác nhau, mỗi địa danh mà chỉ nhắc
thôi ngưòi ta đã thấy bao tầng sâu văn hiến > nhiều dáng vẻ Sông Hương được khám
phá ở nhiều góc nhìn.
• Diện mạo: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng.
• Bút pháp: kể và tả, sự liệt kê được thơ hoá bằng thụ cảm tài hoa, tinh tế.
+ Sông Hương khi chảy vào thành phố:
- Giữa những biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long: Vui tươi hẳn lên > tâm
trạng của một người đi xa “tìm đúng đường về”, nao nức bồi hồi giữa bờ bãi than
thuộc của quê hương.
- Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên: uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn
Hến > làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình
yêu > so sánh lạ, dùng tiếng “vâng” vốn trừu tượng, e ấp, ngập ngừng, ý vị, thiêng
liêng trên bờ môi cô gái đang yêu để tả hình dáng mềm mại nơi cánh cung của dòng
sông > cái nhìn tình từ, thống nhất, đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ

• Nguyễn Du và Truyện Kiều > linh hồn, niềm tự hào của quốc văn Việt Nam >
dòng sông mang những thổn thức của cha ông, gắn bó với các giá trị văn hóa, văn học
kinh điển của dân tộc > là dòng chảy vắt từ quá khứ, mang bao phù sa, trầm tích văn
hóa hiện diện trong ngày hôm nay.
+ Nỗi lưu luyến khi rời khỏi kinh thành:
- Rời khỏi kinh thành, chếch về hướng chính bắc.
- Sực nhớ điều gì chưa kịp nói > đột ngột đổi dòng dể gặp lại thành phố lần
cuối
- Liên tưởng:
• Rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người ở đây > nỗi vương vấn, chút
lẳng lơ kín đáo của tình yêu
• So sánh: sông Hương, kinh thành Huế - nàng Kiều, Kim Trọng > Tấm lòng
người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở
ð Có 3 so sánh bắc cầu: sông Hương trong khúc ngoặt chia tay kinh thành Huế
-Thúy Kiều trong đêm tình tự gửi lời nguyện thề cùng Kim Trọng – người Châu Hóa
mãi thủy chung với xóm làng > từ dòng chảy khác lạ của dòng sông liên tưởng tới mối
tình kín đáo, e ấp, trước sau như nhất của Kim – Kiều, so sánh với tình yêu quê hương
xứ sở của người Huế > mượn tình cảm riêng để khái quát mối tình chung, làm cho
tình yêu đất, yêu nước không chung chung, to tát mà mềm mại, ý vị, tinh tế, mà đằm
thắm, thiêng liêng, sâu sắc.
c. Đoạn 3: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử. với cuộc đời và thi ca
+ Trong mối quan hệ với lịch sử:
- Điểm lại dấu ấn dòng sông trong lịch sử dân tộc: thế kỉ XV ở “Dư địa chí”
của Nguyễn Trãi, thế kỉ XVIII qua chiến thắng của anh hùng Nguyễn Huệ, thế kí XIX
với máu của các cuộc khởi nghĩa, đi vào thời đại của cách mạng tháng Tám bằng
những chiến công rung chuyển > tham gia, trải nghiệm cùng những bước thăng trầm
của lịch sử dân tộc.
- Khái quát: Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử
thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm
một chiến công, để rồi nó trở vè với cuộc sống bình thường, làm một người con gái

+ Thủ pháp: nhân hóa > Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống
động (là người con gái dịu dáng đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc) > thuận
lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất
nước Việt Nam.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status