Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn độc lập - Pdf 11

Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn độc lập BÀI LÀM
60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là 60 năm
dân tộc ta cóa bản Tuyên ngôn Độc lập – áng thiên cổ hùng văn thứ ba, tiếp nối thơ
Thần của Lí Thường Kiệt (thế kỉ XI) và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (thế kỉ
XV)…
Thông thường, bất cứ tác phẩm văn học nào cũng gắn liền với số phận của một
cá nhân nào đó. Tuyên ngôn độc lập lại là một trường hợp khác. Đây là áng văn đặc
biệt, có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ: sử học, văn học, triết học, pháp lí… và lại gắn
liền với số phận của cả một dân tộc, một quốc gia.
Một ngày ghi mãi sử xanh:
Trong vòng 10 ngày, từ 19-08-1945, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, đã dựng lên tổng khởi nghĩa, làm chủ toàn bộ đất
nước. Sau Quốc dân Đại họi hộp ở Tân Trào, ngày 26 – 08, Hồ Chủ tịch trở về Hà
Nội, chuẩn bị cho việc ra mắt chính quyền mới và chính thức công bố quyền độc lập
của dân tộc Việt Nam. Trên tầng hai của ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, Bác Hồ đã chủ
trì phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng đầu tiên ở Hà Nội và bắt tay vào viết
bảnTuyên ngôn Độc lập. Văn bản này được Bác Hồ đọc giữa trưa ngày mùng hai
tháng chín năm 1945 trước nửa triệu đồng bào, tai quảng trường Ba Đình.
Một văn kiện lịch sử to lớn:
Bản Tuyên ngôn độc lập chỉ có vỏn vẹn 1.120 từ. Thế nhưng, những giá trị lịch
sử của nó lại hết sức to lớn. Cho đến nay, không ai có thể tìm được một văn bản thứ
hai, khái quát đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam của hơn 80 năm trước ngày độc
lập. Ở đó, có những đánh giá khái quát: … hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi
dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành
động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Lại có những chi tiết thật cụ
thể, điển hình: Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp
liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng
bố Việt Minh lần nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số tù

Pháp. Song, Bác lại là người có trái tim nhân hậu lớn. Trái tim ấy thuộc về truyền
thống của dân tộc Việt Nam. Trước thế giới, Người nói về nhân nghĩa mà dân tộc này
đã đối xử với kẻ thù của mình: …đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ
khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho
nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam
Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Không chỉ đấu tranh cho quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước mình, Hồ
Chí Minh còn khẳng định: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Ngày nay, những lí lẽ
như thế không phải xa lạ, nhưng không phải ở đâu trên trái đất này cũng được tôn
trọng. Còn 60 năm về trước, đây lại là điều hoàn toàn mới mẻ. Bác Hồ là vị lãnh tụ
đầu tiên trên thế giới đã gắn vấn đề quyền con người với quyền dân tộc. Ở Người,
không có một chủ nghĩa nhân đạo chung chung, chủ nghĩa này được khởi thủy từ nhận
định của K. Marx: Một dân tộc đi áp bức dân tộc khác không phải là một dân tộc tự
do. Và, cũng vì thế, không thể có quyền con người khi quyền dân tộc chưa giành
được. Chính chủ nghĩa nhân đạo hiện thực và cách mạng này sẽ là ngọn cờ tư tưởng
cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mấy mươi năm qua.
Với người cộng sản, lòng thương xót con người không chưa đủ. Tình thương
ấy phải trở thành khát vọng và hiện thực về cuộc sống tự do và hạnh phúc hơn. Chủ
tịch Hồ Chí Minh là một con người như thế.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status