Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Cty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn - Pdf 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ
QUỐC TẾ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM KẾT
Tên tôi là : Dương Nam Linh, sinh viên lớp KTQT48B, khoa Thương mại
và Kinh tế quốc tế.
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông
sản của công ty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn–” là do tôi tự tìm tài liệu và tự
viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp đỡ của
công ty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn.
Sinh viên
Dương Nam Linh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự chỉ bảo
chi tiết của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp tận tình của các cô chú tại
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn . Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong
nhận được ý kiến nhận xét giúp tôi có thể hoàn thiện kiến thức chuyên môn của
mình
LỜI MỞ ĐẦU
2
1.Tính thiết yếu của đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mại
quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia trong đó có Việt Nam. Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinh doanh
thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây
là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp một
phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước.
Vì vậy vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức
được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986

hàng nông sản xuất khẩu, các mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ đạo những năm
gần đây. Đề tài còn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá đồng thời
vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài có kết
cấu như sau
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần
Tập Đoàn Thái Sơn
Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản
của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ
phần Tập Đoàn Thái Sơn trong thời gian tới.
4
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THÁI SƠN
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Sơn được thành lập năm 2004
Tên giao dịch: THAI SON JOINT STOCK COMPANY.
Trụ sở tại: 45 Hồ Đắc Di – Phường Nam Đồng – Quận Đống Đa – Hà Nội
Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân thực hiện hạch
toán độc lập có tài khoản (tiền VNĐ và ngoại tệ) tại ngân hàng, có con dấu theo
quy định của nhà nước.
- Căn cứ vào
+ Quyết định số 3192/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều
chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ-BTM ngày 23/12/2005
của bộ thương mại
+ Quyết định số 1009/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều
chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ_BTM ngày 23/12/2005

Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
Hiện tại, công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh trong nước và mở rộng
hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài với hơn 30 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trong đó Mỹ,
ASEAN, Trung Quốc, EU, Châu Phi và một số nước ở Châu Mỹ La Tinh là
6
những thị trường khách hàng tiềm năng của công ty.
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty
1.1.3.1 Quyền của công ty
Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp
đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên
doanh liên kết đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi
hoạt động của công ty.
Được vay vốn kể cả ngoại tệ ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên
kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành của nhà nước.
Được lập đại diện chi nhánh và có thể có đại diện thường trú ở nước
ngoài khi được bộ cho phép.
Được cử cán bộ của công ty đi công tác dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài
hoặc mời khách nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch đàm phán, ký kết các
vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của nhà
nước và bộ thương mại.
Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
đăng ký thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tuỳ theo yêu cầu hoạt
động kinh doanh của công ty.
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của công ty để kinh doanh;
thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty;
Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài

Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của nhà nước và thực hiện
nghiêm chỉnh các hợp đồng các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham
gia ký kết.
Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty theo quy chế hiện hành của
nhà nước và bộ thương mại.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ về tài chính.
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; chịu trách
nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh như: chịu trách nhiệm vật chất
hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của công ty,
Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ
báo cáo đầy đủ các thông tin theo mẫu được quy định và tình hình tài chính của
công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện các thông tin đã kê
khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ thì phải kịp thời hiệu đính lại
các thông tin đó.
Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng cân
đối kế toán của công ty tại thời điểm lập báo cáo;
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê;
Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định;
Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm; đánh giá
khách quan và đúng đắn về hoạt động của công ty, thực hiện đúng chế độ và các
quy định về quản lý vốn, tài sản.
9
Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và
danh lam thắng cảnh.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty

- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt
động của Công ty và là người đại diện theo pháp luật của Công ty
- Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng
giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ và công việc do Tổng giám đốc giao. Có 2
phó tổng giám đốc thực hiện các công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao.
- Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức quản lý lao động của công ty theo
nhiệm vụ của công ty, yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của giám đốc
trên cơ sở nắm vững các quy định về tổ chức, lao động tiền lương quy định của
bộ luật lao động. Có trách nhiêm đề xuất mua sắm phương tiện làm việc và các
nhu cầu sinh hoạt của công ty, sửa chữa nhà cửa nhằm phục vụ họat động kinh
doanh, quản lý văn thư lưu trữ, tài liệu, hồ sơ chung. Cất giữ, bảo quản và giữ
gìn những tài liệu hiện có không để hư hỏng mất mát, xuống cấp hoặc để ra cháy
nổ. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Phòng tổng hợp có chức năng xây dựng, tổng
hợp cân đối các chỉ tiêu kế hoạch XNK, tài vụ, lao động, tiền lương, vật tư bao
bì vận tải ...bao gồm cả về số lượng ,chất lượng. Đồng thời tổng hợp các vấn đề
11
đối nội, đối ngoại của công ty , tiến hành thu thập nắm bắt thông tin mới nhất
trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
- Phòng Tài chính - kế toán: có trách nhiệm tổng hợp và hạch toán chi
tiết các nghiệp vụ phát sinh và lập báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích hoạt
động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty.
- Phòng kinh doanh và các chi nhánh: Giao dịch với các khách hàng
trong và ngoài nước trong giới hạn ngành nghề kinh doanh Công ty được cấp
phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho Công ty.
Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất khẩu, nhập
khẩu, hợp đồng ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ…Thực hiện các
phương án và hợp đồng đã được phê duyệt theo đúng nội dung đã được phê
duyệt và luật phát Việt Nam, thông lệ quốc tế.

Quốc còn hạt tiêu và tinh bột sắn là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc và
Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất. Dự đoán trong những năm tới, cà phê và hạt
13
tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản
là thị trường mà công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào để đến năm
2010, Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường xuất
khẩu chủ lực của công ty.
• Thị trường ASEAN
Là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty xuất nhập khẩu Thái Sơn với
các mặt hàng nông sản sau: tiêu trắng và cà phê bên cạnh đó còn có cao su. Kim
ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này luôn dao động trên 10 %, trị
giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản có sự tăng đều và ổn định qua các
năm. Năm 2005, công ty đã xuất sang thị trường này 17.632 tấn nông sản, trị giá
xuất khẩu đạt trên 14 triệu USD. Năm 2006, sản lượng xuất giảm nhẹ xuống còn
13.753 tấn nhưng trị giá đạt trên 22 triệu USD, tăng 1,5 lần so với năm 2005.
Năm 2007 và 2008, sản lượng xuất khẩu tuy có giảm do sự khủng hoảng của
nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhưng kim ngạch xuất
khẩu của công ty vào thị trường này vẫn được duy trì khá ổn định: năm 2007 đạt
16 triệu USD và năm 2008 đạt 14 triệu USD. Trong những năm tới, công ty
Thái Sơn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu này.
• Thị trường EU:
Đây là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của công ty nhưng cũng là một
trong những thị trường gây cho công ty nhiều khó khăn nhất khi thâm nhập vào
thị trường này. Nguyên nhân là do EU là thị trường phát triển bậc nhất trên thế
giới, đây là thị trường có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nông sản. Tuy nhiên, nếu
đạt được những tiêu chuẩn đó thì xuất khẩu vào thị trường EU sẽ đem lại lợi
nhuận lớn cho công ty.
Nắm bắt được điều đó, trong giai đoạn 2006-2008, công ty xuất nhập khẩu
14

Bao gồm một số quốc gia ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là hạt tiêu và
cơm dừa. Tuy sản lượng nông sản xuất khẩu sang các quốc gia này còn thấp
nhưng đã có sự tăng nhẹ theo từng năm. Nếu như năm 2005, tỷ trọng hàng nông
sản xuất sang quốc gia này là 9.5% thì đến năm 2008 nó đã tăng lên đạt 10,8%.
Đây là những thị trường hứa hẹn là tiềm năng đối với công ty trong những hoạt
động tiếp theo.
1.3 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố tác
động tới xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Thái Sơn
1.3.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu
Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là sản phẩm của nông nghiệp do
đó nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng…
Hoạt động sản xuất và thu hoạch nông sản mang tính thời vụ nên nông sản là
mặt hàng mang tính chất thời vụ. Hàng nông sản sẽ có giá rẻ, số lượng lớn và
chất lượng cao tại thời điểm thu hoạch. Các doanh nghiệp cần nắm bắt đặc điểm
này để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định chất lượng, dồi dào về số lượng với
chi phí thấp, giá rẻ bởi vào khoảng thời gian trái vụ, hàng nông sản thường khan
hiếm, nếu có thì chất lượng cũng không cao mà giá cả thì đắt đỏ.
Chất lượng của hàng nông sản cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều
kiện bên ngoài như thời tiết, thổ nhưỡng… Nếu điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng
với mưa thuận, gió hoà thì chất lượng của hàng nông sản đạt được là rất cao.
Ngược lại, chỉ cần có một chút hay đổi về thời tiết như mưa trái mùa thì cũng là
cho sản lượng cũng như chất lượng của mặt hàng nông sản giảm đi đáng kể.
Chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất lớn vào khâu bảo quản và chế
16
biến. Vì vậy, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, quy cách cũng cần được chú trọng,
đầu tư để hạn chế những thiệt hại về chất lượng hàng hoá cũng như rủi ro của
doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản
Hàng nông sản là mặt hàng phong phú, đa dạng nhiều chủng loại như: gạo,
rau quả, điều, cà phê, cao su, hạt tiêu, cơm dừa…đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

cho người tiêu dùng trong đó hàng nông sản đến từ các quốc gia như Brazil,
Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan. Ấn Độ…đang tạo ra một sức ép cạnh tranh
rất lớn lên hàng nông sản của Việt Nam
Cầu thị trường về hàng nông sản tiếp tục tăng nhanh trong những năm gần
đay do sự phát triển không ngừng về dân số thế giới. Điều này, mở ra cơ hội
xuất khẩu cho các quốc gia có lợi thế về mặt hàng nông sản đặc biệt là những
mặt hàng nông sản có chất lượng cao đang được ưu chuộng và dần thay thế
những hàng nông sản bình thường hoặc có chất lượng kém.
• Trình độ khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và sản
lượng của hàng nông sản. Khoa học kỹ thuật càng tiên tiến, càng hiện đại, càng
được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi
phí về nguồn nhân lực trong khi đó năng suất lao động tăng cao do chất lượng
về giống gieo trồng được cải tiến, nâng cao, sản lượng thu hoạch đạt chất lượng
cao. Hoa Kỳ là một quốc gia có số lượng lao động hoạt động trong nông nghiệp
là thấp nhất tuy nhiên Hoa Kỳ lại đứng trong số những quốc gia có sản lượng về
mặt hàng nông sản có chất lượng cao. Vì vậy, đầu tư và nâng cao sự ứng dụng
khoa học kỹ thuật là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản
18
của Việt Nam cần phải thực hiện một cách nhanh chóng để đạt được hiệu quả
cao nhất
• Môi trường chính trị, luật pháp và chính sách xuất khẩu của Nhà
nước
Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh
được thuận lợi, tạo tiền đề cho sự đầu tư sản xuất có hiệu quả để phục vụ mục
tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp.
Môi trường luật pháp với khung pháp lý tốt, chặt chẽ tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp được đảm bảo, tránh những rủi ro
do những lỗ hổng về luật pháp. Bên cạnh đó, các chính sách mới ra đời được
điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng là nhân

Tập Đoàn Thái Sơn trong những năm gần đây
2.1.1. Danh mục hàng nông sản xuất khẩu
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu
quả trong lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng nông sản với các
sản phẩm chủ yếu cà phê, cao su, gạo, lạc nhân, điều… Thương hiệu Tập Đoàn
Thái Sơn đã và đang được biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực xuất khẩu.
Do thị trường xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên công ty đã
chủ trương thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng xuất khẩu
sang những thị trường tiềm năng khác bên cạnh những thị trường truyền thống
lâu đời của công ty. Kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng
nông sản chủ lực của công ty từ năm 2005-2008 được thể hiện rõ ràng trong
bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của
công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn
21
Mặt
hàng
XK
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)

Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008
Đông Bắc Á 30,1 34,4 32,7 31,7 30,5
ASEAN 15,3 12,6 11,1 12,0 13,1
EU 13,6 12,8 12,9 13,8 11,7
Nga-Đông Âu 16,2 16,1 18,1 16,2 16,6
Bắc Mỹ 15,3 17,0 17,8 17,9 17,3
Thị trường khác 9,5 7,1 7,4 8,4 10,8
Tổng cộng 100 100 100 100 100
( Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của công ty)
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn
Thái Sơn vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008
23
Thị trường
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL

Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
còn hạt tiêu và tinh bột sắn là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc và Nhật
Bản nhập khẩu nhiều nhất. Dự đoán trong những năm tới, cà phê và hạt tiêu vẫn
là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản là thị
trường mà công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào để đến năm 2010,
Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ
lực của công ty.
2.1.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty
Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn
Trong giai đoạn 2005-2008, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ lực của
công ty. Các hợp đồng xuất khẩu được ký kết một cách liên tục và đều đặn vào
tất cả các thời điểm trong năm tuy nhiên những hợp đồng này chủ yếu là những
hợp đồng vừa và nhỏ công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn đã tiến hành hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản thông qua hai hình thức chính là xuất khẩu trực
tiếp và xuất khẩu ủy thác. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ Phần
Tập Đoàn Thái Sơn giai đoạn 2005-2008
Đơn vị : 1000 USD
25

Trích đoạn Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty Nguyên nhân của những hạn chế trên Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 và Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status