Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015 - Pdf 58

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 1 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam từ khi thực hiện đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và
chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, thì kinh tế nước ta đã và đang phát
triển mạnh mẽ, từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc
đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may Việt Nam đã phát triển từ rất lâu, là lĩnh vực mà nước ta có lợi thế
và tiềm năng phát triển rất cao. Năm 2008, ngành dệt may xuất khẩu đã mang về cho đất
nước hơn 9,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào ngân sách Quốc gia. Theo quyết định về
Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng
2020 vừa được Bộ Công Thương ký duyệt với mục tiêu “phát triển ngành dệt may thành
một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn hướng về xuất khẩu và nâng
cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc” đã cho thấy tầm quan trọng của ngành
trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn
khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu
hàng dệt may như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu đề ra là một thách thức không nhỏ
đối với toàn ngành.
Thị trường Mỹ với sức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, hiện thị trường này
đã và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với không chỉ ngành công nghiệp dệt may
Việt nam mà còn đối với tất cả các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển khác.
Do đó vấn đề cạnh tranh trên thị trường này hết sức khốc liệt. Đặc biệt trong thời gian
qua, kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái đã đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho ngành
dệt may Việt Nam nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt
may nói riêng.
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 2 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
Đối với Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn, hiện thị trường Mỹ
chiếm tới hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty. Vì vậy muốn duy trì và phát
triển tại thị trường này, Công ty cần chọn cho mình những hướng đi phù hợp.

6. Nội dung và kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận này gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Sản xuất – Thương
mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ trong thời gian qua
Chương 3: Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Sản xuất
– Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015.
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 4 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa khác biệt so với hàng hóa tiêu dùng trong nước.
Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập
khẩu. Chất lượng của hàng hóa phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và
môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước người nhập khẩu.
1.1.1.2 Khái niện về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi biên giới một quốc gia để tiêu thụ tại
một quốc gia khác nhằm thu lợi và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia và
lấy ngoại tệ mạnh làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu chính là sự phản
ánh mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa
sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của các quốc gia.
1.1.1.3 Khái niệm thị trường xuất khẩu hàng hóa
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau
tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa
và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và
phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp

khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với
hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia”.
Một cách cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu X khi và chỉ khi:
Chi phí lao động để sản xuất Chi phí lao động để sản xuất
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 6 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
1 đơn vị X ở A 1 đơn vị Y ở A
<
Chi phí lao động để sản xuất Chi phí lao động để sản xuất
1 đơn vị X ở B 1 đơn vị Y ở B
Lý thuyết này được xác định trên cơ sở chi phí tương đối, khi mà trình độ sản xuất
không đổi, các nước có thể tăng lợi ích từ thương mại quốc tế nhờ sự hợp tác và trao đổi
sản phẩm. Mô hình thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh tương đối nhấn mạnh
rằng một quốc gia sẽ có lợi nhờ vào thương mại quốc tế nếu chuyên môn hóa vào sản
xuất những sản phẩm mà nước đó có thể sản xuất có hiệu quả hơn việc sản xuất các sản
phẩm khác mà không cần phải xét đến lợi thế tuyệt đối.
Nhìn chung, các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và tương đối của một nước đều nhấn
mạnh tới yếu tố cung, coi quá trình sản xuất trong nước là yếu tố quy định hoạt động
thương mại quốc tế. Dựa vào các mô hình này, để thúc đẩy xuất khẩu, mỗi nước nên xác
định rõ các lợi thế tuyệt đối và tương đối của mình để từ đó tập trung nguồn lực có lợi
thế đó của đất nước vào việc chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Việc
chuyên môn hóa sản xuất sẽ đem lại tác dụng như nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ
vào trình độ chuyên môn hóa tay nghề lao động trong sản xuất, sản xuất với khối lượng
lớn. Từ đó, tăng được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Ứng dụng vào Việt Nam, dựa vào cơ sở lý luận của hai ông, Việt Nam sẽ thích hợp
trong việc tăng cường sản xuất các sản phẩm thô dựa vào điều kiện tự nhiên và các sản
phẩm sử dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, trong đó có sản xuất hàng dệt may.
1.1.2.3. Lý thuyết chi phí cơ hội của Gortfried Haberler
Theo lý thuyết chi phí cơ hội thì chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt
hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X. Trong hai quốc gia

lao động như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ… nhằm đạt hiệu quả cao và làm
tăng kim ngạch xuất khẩu.
1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 8 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế. Điều đó thể hiện ở những điển cụ thể sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất
nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết
bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các
nguồn như: xuất khẩu hàng hóa; đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện trợ; thu từ hoạt động du
lịch, dịch vụ; xuất khẩu sức lao động…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng, nhưng
rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng
nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy
mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay
nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho
vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn chủ yếu để trả nợ - trở thành hiện thực.
Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển
Xuất khẩu có tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Sự tác động này thể hiện ở chỗ:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng
hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản
xuất nguyên phụ liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu…

tải quốc tế… Mặt khác, chính các hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo
tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 10 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Ngày nay, xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là xu hướng chung của các
doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích
sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản
phẩm, giúp tăng doanh số, tăng lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro trong hoạt
động kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả…Những yếu tố
đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường,
luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
Cũng thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm
về kiến thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp doanh nghiệp tiếp cận với công
nghệ tiên tiến, hiện đại; đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực thích nghi với điều kiện kinh
doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng và phong phú.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà nó tồn tại
trong một môi trường gồm rất nhiều mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các nhân tố
này tuy ở bên ngoài nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất, xuất
khẩu của doanh nghiệp, chi phối xu hướng hành động của doanh nghiệp. Các nhân tố
này bao gồm:
Nhân tố kinh tế
Trong xu thế toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy

Ngoài ra, sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự tham gia vào các tổ
chức thương mại như APEC, WTO… cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
phát triển.
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 12 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
Nhân tố chính trị
Thương mại quốc tế có liên quan đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, do vậy tình
hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay khu vực đều có ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của quốc
gia hay khu vực đó. Nếu tình hình chính trị không ổn định sẽ gây thiệt hại rất lớn về
người và của cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại đó. Chính vì thế doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội của quốc gia mà mình xuất
khẩu hàng hóa, từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động về chính trị.
Nhân tố văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia sẽ có những yếu tố văn hóa – xã hội khác nhau như phong tục tập
quán, niềm tin, lối sống, tâm lý, kỳ vọng, tác phong công tác…Các yếu tố này hình
thành nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện
thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của
các đoạn thị trường mới.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có
những hiểu biết nhất định về môi trường văn hóa của các quốc gia, khu vực thị trường
mà mình dự định đưa hàng hóa vào để đưa ra các quyết định phù hợp với nền văn hóa xã
hội ở khu vực thị trường đó.
Nhân tố pháp luật
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế ở nhiều
quốc gia khác nhau mà mỗi quốc gia có những bộ luật riêng gắn liền với trình độ phát
triển của quốc gia đó. Yếu tố này không chỉ chi phối những hoạt động của nền kinh tế
nước đó mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp tại các nước
xuất khẩu thông qua hệ thống thuế quan, các quy định về chủng loại, nhãn mác, xuất xứ,
bản quyền… Do đó trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp phải trang

SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 14 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây
dựng những chiến lược kinh doanh , đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việc
thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh
đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường là cơ sở để
doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Đội ngũ các bộ kinh doanh xuất khẩu: đóng vai trò quyết định đến sự thành công
hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến
hành khi có sự nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường, về đối tác, về các đối thủ cạnh tranh, về
phương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng… Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp
phải có đội ngũ các bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế, có khả năng phân tích và
dự báo những xu hướng vận động của thị trường, có khả năng giao dịch đàm phán đồng
thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy được trí
tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kết và sức
mạnh tập thể, đồng thời đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh
chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp
giải quyết các vấn đề nảy sinh, đối phó được với những biến đổi của môi trường kinh
doanh và kịp thời nắm bắt các cơ hội một cách nhanh nhất.
Nhân tố tài chính
Năng lực tài chính thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là một nhân
tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có vốn kinh doanh càng lớn thì cơ hội giành được những hợp
đồng hấp dẫn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vốn của doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có thì
nguồn vốn huy động cũng có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, một
cơ cấu vốn hợp lý cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN

Với tổng diện tích 9.631.418 km
2
bao gồm 50 tiểu bang và một quận liên bang, Mỹ là
quốc gia lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu.
Dân số Mỹ vào khoảng 305 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới. Tốc độ
tăng dân số ước đạt khoảng 0,89%. Mỹ là quốc gia đa dân tộc do dân nhập cư vào Mỹ
chiếm một số lượng lớn, khoảng 30% dân số, trung bình mỗi năm có khoảng một triệu
người nhập cư. Bên cạnh đại bộ phận dân Mỹ là người châu Âu, ở Mỹ còn có người da
đỏ, người châu Á, người Mỹ gốc Phi… Các cộng đồng dân ở Mỹ có những nét văn hóa,
bản sắc riêng về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục. Rất khó để có thể khái
quát được nét văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở quốc gia này. Tuy
nhiên, chính sự đa dạng về văn hóa lại là yếu tố thuận lợi cho ngành may mặc phát triển.
Hàng dệt may của chúng ta vẫn chủ yếu tập trung vào phân khúc thị trường giá rẻ cho
nên sự đa dạng trong sắc tộc, mà người châu Á, Châu Phi nhiều lại là điều kiện thuận lợi
cho riêng ngành dệt may Việt Nam.
Mỹ là cường quốc số một thế giới về kinh tế. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% dân số
thế giới, nhưng nước Mỹ lại chiếm tới hơn 28,5% về GDP, 9,5% về kim ngạch xuất
khẩu, gần 20% về kim ngạch nhập khẩu. Mỹ đứng hàng đầu thế giới về khoa học - công
nghệ, đứng thứ nhất về GDP, đứng thứ hai về xuất khẩu (sau Đức), đứng đầu về nhập
khẩu, nhiều gấp 2,5 lần nước đứng thứ hai (Đức).
Về cơ cấu kinh tế : Hiện nay, dịch vụ chiếm 80% GDP của nước này, kế đến là
công nghiệp chiếm 18% và chỉ có 2% GDP được tạo ra từ khu vực nông nghiệp.
Nông nghiệp đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (ngô, lúa mì…). Nông nghiệp
đã thay đổi rất nhanh chóng trong vòng 200 năm qua nhờ áp dụng khoa học kỹ thuất
hiện đại và công nghệ sinh học vào sản xuất. Hàng năm nông nghiệp mang về trên 40 tỷ
USD, đây là con số không nhỏ cho ngân sách Mỹ.
Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với những sản phẩm tiên tiến và có tính
cạnh tranh cao. Các ngành công nghiệp chủ yếu là các ngành sản xuất sắt, thép, xe hơi,
cơ khí điện và điện tử, ô tô, hàng không, viễn thông, chế biến thực phẩm, hoá chất…
Riêng công nghiệp chế tạo chiếm trên 80% giá trị sản lượng của toàn ngành.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 18 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
ngăn chặn hàng nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ với giá rẻ, làm tổn hại đến các ngành sản xuất
trong nước và hầu như là các doanh nghiệp Mỹ đều thắng kiện.
Chính sách thuế ưu đãi
Có một số luật dành sự đối xử thuế quan ưu đãi đối với một số nước có quan hệ
thương mại với Mỹ hoặc một số sản phẩm được nhập từ các nước đang phát triển. Các
chính sách ưu đãi như sau :
Quy chế tối huệ quốc: Hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ có chế độ buôn bán
Tối Huệ Quốc (MFN). Hàng hoá của các nước thuộc diện đối xử Tối huệ quốc sẽ chịu
các mức thuế như nhau khi vào Mỹ. Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN sẽ phải
chịu mức thuế cao hơn rất nhiều.
Chế độ thuế quan phổ cập (GSP : Generalised System of Preferences) : là chế độ
thuế quan mà Mỹ và 17 nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển.
Nội dung chính của GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi thuế thấp cho các mặt hàng
nhập từ các nước đang phát triển được họ cho hưởng GSP mà không cần có điều kiện có
đi có lại. Hầu hết các nước được hưởng GSP đều là thành viên của WTO và mặt hàng
được hưởng ưu đãi phải đáp ứng tiêu chuẩn mà Mỹ đề ra.
Ưu đãi thuế quan đặc biệt: Mỹ dành một ưu đãi thuế quan quan trọng đối với hàng
hoá nhập khẩu được sản xuất từ những bộ phận chế tạo tại Mỹ. Theo đó, thuế chỉ đánh
vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối với những
phần được sản xuất ở Mỹ.
1.2.1.2.2 Những quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ
Quy định về xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ
khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với lô hàng xuất
vào Mỹ. Việc xác định xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở các nước đang phát
triển hoặc những nước đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế suất
thấp hơn.
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 19 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN

vệ người tiêu dùng khỏi các hiểm họa từ việc sản phẩm dễ bén lửa và sử dụng các vật
dụng dễ cháy trong nhà. Trong luật này cũng quy định rõ về tính bén lửa đối với hàng
dệt may.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Thị trường Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường
Mỹ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách cùng họ thực hiện các nguyên tắc đạo đức
hoặc các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội.
Mỹ lấy hai bộ tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP làm thước đo cho việc các doanh
nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ
1.2.2.1 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ
Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình
thường. Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi
làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng, thoáng,
nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần jean áo
thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất.
Trong mặt hàng dệt may, người Mỹ khá dễ tính trong việc lựa chọn các sản phẩm
may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt. Người Mỹ thích vải sợi bông, không
nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản phẩm dệt kim hơn.
Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Mỹ ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng dệt
may là khí hậu Mỹ rất đa dạng. Khí hậu đặc trưng của Mỹ là khí hậu ôn đới, không quá
nóng về mùa hè và không quá lạnh về mùa đông. Bên cạnh đó, Mỹ còn có khí hậu nhiệt
đới ở Hawaii và Florida, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tây sông
Mississipir và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông
tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuất sản phẩm dệt may
phục vụ cho người dân ở đây.
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 21 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
Hiện nay, Mỹ là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân khoảng 40.000
USD cộng với thói quen tiêu dùng nhiều, Mỹ là thị trường hấp dẫn đối với các mặt hàng

20
40
60
80
100
120
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 22 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
tiếng đến hàng bình dân. Do đó, thị trường Mỹ mở ra cơ hội cho tất cả các nước xuất
khẩu hàng dệt may, trong đó có Việt Nam.
Biểu đồ 1.1 : Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ qua các năm
Tỷ USD
Nguồn : Bộ Công Thương
1.2.2.3 Năng lực ngành dệt may nội địa Mỹ
Ngành dệt may nội địa Mỹ chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu thị trường. Trong
5 năm từ 12/2000 đến 12/2005, sản lượng dệt của Mỹ tăng 2,3% , may mặc tăng 1,2%
nhưng từ 12/2005 đến 10/2008 ngành dệt của Mỹ đã giảm 22%, may mặc giảm tới
51,7%. Về lao động, từ 12/2005 đến 10/2008, ngành dệt may của Mỹ đã mất tới 907.900
việc làm (giảm tới 58,3%). Tính đến tháng 10/2008, dệt may Mỹ chỉ còn duy trì được
tổng cộng 648.600 việc làm. Tất cả đã thể hiện rõ ngành dệt may của Mỹ khá yếu so với
vị thế của Mỹ trên thị trường thế giới.

hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đã giúp ngành xuất khẩu hàng may mặc nước
này phát triển nhanh chóng. Từ 2000 đến 2006, Mexico là nước cung cấp hàng dệt may
lớn thứ hai vào Mỹ. Tuy nhiên, nhập khẩu từ nước này trong năm 2007 đã giảm mạnh cả
về số lượng và kim ngạch và hiện nay đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ tư vào
Hoa Kỳ.
Năm 2008 kinh tế Mỹ suy thoái lại là cơ hội cho ngành dệt may Bangladesh tăng
thị phần tại đất nước này. Việc nhập khẩu từ Bangladesh của Mỹ hiện đang tăng mạnh là
một dấu hiệu cho thấy hàng may mặc giá rẻ đang lên ngôi. Ngoài ra, Bangladesh còn giữ
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN
0.95
2.3
2.55
2.75
3.4
4.02
5.3
0
1
2
3
4
5
6
tỷ USD
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trang 25 GVHD: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
dệt may nội địa còn yếu trong khi nhu cầu tiêu dùng lại rất nhiều. Mặc dù nền kinh tế
Mỹ đang trong giai đoạn khó khăn nhưng hàng dệt may Việt Nam hiện mới chiếm
khoảng 5% tổng khối lượng hàng nhập vào nước này nên Việt Nam vẫn còn cơ hội tăng
thị phần. Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam ngày càng thu hút được sự chú ý của các
nhà nhập khẩu Mỹ do chất lượng may tốt và đảm bảo thời gian giao hàng. Các nhà nhập
khẩu hàng dệt may, các nhà phân phối lớn trên thế giới đang hướng về Việt Nam để tìm
cơ hội hợp tác. Rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng hàng dệt may Việt Nam
sẽ còn phát triển nhiều trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này của nền kinh tế Mỹ, các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng dệt may cần phải thật thận trọng vì những chính sách của Mỹ đưa ra để
kích thích nền kinh tế, giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước có thể gây khó khăn cho
các nước xuất khẩu. Thêm vào đó, Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là Đảng theo đường lối bảo
hộ mậu dịch, bảo hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Vì thế, có thể sẽ tạo rào cản
thương mại cho hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ như: chống bán phá giá, tăng cường
giám sát…
SVTH: HOÀNG THỊ XUÂN

Trích đoạn Đặc điểm về vốn kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn Phân tích theo kim ngạch xuất khẩu Phân tích theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Phân tích theo hình thức xuất khẩu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status