Giới thiệu chung về khu vực mậu dịch tự do asean-trung quốc và chương trình thu hoạch sớm - Pdf 11

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-
TRUNG QUỐC VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM
I. Giới thiệu chung về thị trường các nước ASEAN và thị trường Trung
Quốc:
1. Thị trường ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 quốc gia, là
một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cả về quy mô và chất
lượng.
Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, 10 nước ASEAN có tổng cộng
541,787 triệu dân; tốc độ tăng trưởng dân số bình quân trong những năm gần đây
khoảng 1,6; 1,7%. (ASEAN Statistical Year Book 2003), tổng kim ngạch nhập
khẩu của các nước ASEAN duy trì hàng năm ở mức trên 300 tỷ USD, năm 2000
là 359,271 tỷ USD, năm 2001 là 324,022 tỷ USD, năm 2002 là 341,590 tỷ USD.
Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các nước ASEAN đã
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,4%/năm (giai đoạn 1990-1995) và có
vẻ như chưa coi trọng việc tập trung vào hội nhập sâu hơn nữa sau AFTA. Sau
cuộc khủng hoảng tài chính, do phải đối đầu với một loạt vấn đề phát sinh, các
nước ASEAN đã bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình
hội nhập trong khu vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương
mại thống nhất hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó,
các nước ASEAN đã dần lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001;
4,4% năm 2002. Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu
hết các nước ASEAN đều có nhu cầu nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các
chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam
thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay
lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN còn chưa
tương xứng với tiềm năng (trung bình trong những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ
USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất lợi thế về mẫu mã, giá
cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta và ASEAN có nhiều điểm
tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có nhu cầu nhập khẩu nhiều
máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất trong

Trung Quốc là một nước xuất khẩu thuỷ sản rất lớn trên thế giới, nhưng
đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ước đạt 32,7 kg/người/ năm (so
với mức bình quân thế giới là 20 kg/người/ năm). Gần đây, Trung Quốc đang thực
hiện chính sách đóng cửa biển 2 đến 3 tháng mỗi năm để bảo vệ nguồn lợi thủy
sản trong nước, nên càng làm tăng lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Thị
trường Trung Quốc lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt
Nam như sức tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
đặt ra không quá cao (so với các nước Liên minh Châu Âu). Nhiều doanh nghiệp
Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc muốn nhập hải sản của Việt Nam
để chế biến và tái xuất sang thị trường thứ 3.
Mặt hàng rau quả cũng có điều kiện rất tốt để thâm nhập vào thị trường
Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập WTO về ngắn hạn sẽ không làm thay đổi
vị thế cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Về dài hạn, rau quả Việt Nam sẽ phải
cạnh tranh gay gắt với rau quả của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều cơ hội để
thâm nhập thị trường này. Theo thống kê, hiện nay tiêu thụ rau quả của Trung
Quốc chiếm tới 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp theo là
Đài Loan (17%), Nhật Bản (12%), Mỹ (7%), Nga (4%)...
II. Kết quả đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc:
Tiến trình đàm phán ACFTA tập trung vào 2 đầu mối là Ủy ban đàm phán
thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC) và Nhóm đàm phán thương mại ASEAN
(TNG). Các phiên đàm phán chính là các phiên họp của TNC và TNG. Phiên họp
toàn thể của Nhóm đàm phán thương mại ASEAN luôn diễn ra trước phiên họp
giữa các nước ASEAN và Trung Quốc 1 ngày, trong đó các nước ASEAN tiến
hành thảo luận để làm rõ và thống nhất quan điểm về các vấn đề có liên quan
trước khi đưa ra với Trung Quốc. TNC gần đây nhất là TNC 19 vừa diễn ra ngày
21-23/6/2005 tại Trung Quốc
Song song với phiên họp toàn thể là các cuộc họp của các Nhóm công tác
gồm đại diện cấp chuyên viên của các nước chuyên trách đàm phán về các vấn đề
cụ thể. Hiện nay, có 4 Nhóm công tác về dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ và cơ
chế giải quyết tranh chấp. Kết quả đàm phán tại các Nhóm công tác được báo cáo

Là danh mục các nước cần có thêm thời gian để bảo hộ sản xuất trong
nước. Danh mục này có lộ trình tự do hóa chậm hơn và linh hoạt hơn so với danh
mục EHP và danh mục thông thường. Danh mục này không có lộ trình cắt giảm
cụ thể, chỉ quy định mức thuế suất cuối cùng (lớn hơn 0%) và đạt được ở thời
điểm sau 2012/2015. Mỗi nước sẽ được quyền lựa chọn mặt hàng để đưa vào
Danh mục nhạy cảm, tùy vào yêu cầu bảo hộ của nước mình, nhưng phải dưới
một mức trần mà các nước thoả thuận.
1.4. Danh mục thông thường:
Danh mục thông thường bao gồm các mặt hàng còn lại trừ các mặt hàng
thuộc các danh mục nêu trên. Hiện nay, về cơ bản các nước ASEAN 6 và Trung
Quốc đã thống nhất được về mô hình giảm thuế. Theo quy định của Hiệp định
khung, các nước CLMV sẽ được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt khi tham
gia giảm thuế trong ACFTA và sẽ giảm tất cả các dòng thuế về 0% vào năm 2015
(các nước ASEAN 6 là 2010).
3. Dịch vụ:
Bên cạnh các phiên đàm phán về thuế quan, các cuộc đàm phán về mở cửa
thị trường dịch vụ cũng đang diễn ra trong Nhóm công tác về dịch vụ ASEAN-
Trung Quốc. Hiện nay, dự thảo Hiệp định dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định
khung đã được định hình và các nước đang bắt đầu trao đổi các yêu cầu và bản
chào để đàm phán gói cam kết ban đầu. Theo dự kiến, đàm phán dự thảo Hiệp
định dịch vụ và gói cam kết ban đầu sẽ được hoàn thành trước tháng 9/2005 để Bộ
trưởng kinh tế các nước ASEAN có thể ký kết vào Hội nghị Bộ trưởng kinh tế
ASEAN (AEM) 37 vào cuối tháng 9/2005.
4. Đầu tư:
Cho tới TNC 14, các nước vẫn đang tiếp tục thảo luận những nguyên tắc
cơ bản của dự thảo Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc. Quan điểm của Trung
Quốc là Hiệp định ASEAN-Trung Quốc chỉ nên bao gồm "bảo hộ và tạo thuận lợi
cho hoạt động đầu tư". Các nước ASEAN cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp
nhận việc bổ sung nội dung "tự do hóa hoạt động đầu tư". Nguyên nhân của việc
Trung Quốc còn lưỡng lự trong việc bổ sung nội dung tự do hóa là Trung Quốc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status