Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân - Pdf 11

Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và đang hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Chính sách mở cửa của Việt nam đã làm tăng sự giao thương
giữa nước ta với các nước trên thế giới, giúp thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động xuất nhập khẩu. Nằm trong guồng phát triển ấy, các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong việc đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ, trong đó thanh toán quốc tế là một loại hình sản phẩm dịch vụ ngày
càng đóng vai trò quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất
nhập khẩu của một quốc gia.
Là một trong những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân cũng đã và
đang cung cấp các loại hình thanh toán quốc tế phổ biến. Qua hơn ba năm
phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh
Thanh Xuân đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, với nhịp độ
tăng trưởng xuất nhập khẩu như hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân cần phát triển hơn nữa để có thể
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Theo cách xem xét đó,
đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ
phần hàng hải Maritime Bank – Chi nhánh Thanh Xuân” được chọn để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu khái quát sự phát triển của hoạt động kinh doanh của toàn
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải nói chung và của chi nhánh
Thanh Xuân nói riêng
- Nghiên cứu sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân
- Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh
Xuân
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Thành lập:
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là ngân hàng TM được
thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh
Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban
hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/06/1991, Giấy phép số 45/GP-
UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. Ngày
12/07/1991, MSB đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch
vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.
Mục tiêu
Đến năm 2012, MSB là một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam
với quy mô về vốn, tài sản và lợi nhuận.
Chiến lược
Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
 Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết
nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;
 Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên
nghiệp để bảo đảm cho sự tăng trưởng được bền vững;
 Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử
dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng Maritime
Bank trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt
qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn
thiện của ngành ngân hàng Việt Nam;
 Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân
viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống
liên tục, thông suốt và hiệu quả;
 Xây dựng “Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ
thống một cách xuyên suốt.

này;
 Năm 1996: MSB đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6
tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước;
 Năm 1997, với sự bảo lãnh của Chính phủ, MSB đã thu xếp được
28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự
án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và
Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ
chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của
Việt Nam;
 Thời kỳ 1998 - 2000, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất
nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, MSB cũng đã
gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và
hiệu quả kinh doanh;
 Năm 2001, MSB là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam
được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự
án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. MSB là ngân
hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án
này từ năm 2005 đến nay;
 Thời kỳ 2002-2004, là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của
MSB. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều
hành, cũng như toàn thể CBNV, MSB đã vượt qua gian nan, thử
thách để khẳng định vị thế của mình;
 Tháng 8 năm 2005, MSB đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên
thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàng đầu
của cả nước. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của MSB. Đây là một sự chuyển hướng chiến
lược, thể hiện quyết tâm lớn của MSB trong việc mở rộng ảnh
hưởng và mở rộng thị trường;
 Năm 2006-2007: MSB đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một
cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh

ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển
hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội
đồng và một Ủy ban, bao gồm:
Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê
duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.
Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của
Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với
chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử
lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định.
1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB
1.1.2.1 Nguồn lực tài chính
- Vốn điều lệ
Với nguồn vốn ban đầu của MSB là 40 tỷ đồng, qua 11 năm hoạt động,
nguồn vốn của ngân hàng đã tăng một cách đáng kể. Đến 31/12/2009, mức
vốn điều lệ tăng đến 3,000 tỷ đồng.
Bảng 1.1: Vốn điều lệ MSB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1991 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Vốn
điều lệ
40,000 700,000 1,500,000 1,500,000 3,000,000
Nguồn: bản cáo bạch Maritime bank
- ROE (lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu)
Chỉ số ROE là chỉ số thể hiện mức độ quản lý của một doanh nghiệp. Chỉ
số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả.
17.68%
21.53%
16.45%

1.40%
1.60%
2006 2007 2008 2009
Hình 1.2: Chỉ số ROA của MSB từ 2006 – 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB )
- Tổng tài sản
Cùng với việc tăng vốn điều lệ, tổng tài sản của MSB cũng liên tục tăng
qua các năm, được thể hiện qua hình 1.3 sau:
Đơn vị: tỷ đồng
8520
17569
32827
64321
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.3: Tổng tài sản của MSB từ 2006 – 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB)
- Dư nợ
Công tác quản lý hách hàng, quản lý khoản vay và bảo đảm các diều kiện
vay vốn luôn tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và của MSB. Do đó,
chất lượng tín dụng đã được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể. Mặc dù
năm 2008 là năm nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trong nước phải đối mặt với sự

20000
30000
40000
50000
60000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.5: Tổng vốn huy động của MSB từ 2006 - 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB)
1.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Với 18 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, MSB đang
dần khẳng định vị thế của mình trên thì trường cung ứng các dịch vụ tài chính
chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả hoạt động
của MSB được thể hiện qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Bảng 1.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh MSB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng thu nhập kinh doanh 594,536 1,150,154 1,648,233 1,623,524
Thuế và các khoản phải nộp 34,376 74,579 70,308 227,116
Lợi nhuận trước thuế 109,436 239,859 437,107 947,949
Lợi nhuận sau thuế 79,068 172,846 246,753 747,833
Nguồn: bản cáo bạch MSB
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của
Maritime Bank tăng dần qua các năm, mức tăng cao nhất vào năm 2008 với
1,648,233 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng liên tục qua các năm. Năm
2009 đạt 747,833 tăng 203% so với năm 2008.
Bảng 1.3: So sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu MSB VP OCB VIB MB SHB
Vốn điều lệ 1,500 2,000 1,111 2,000 2,000 2,000
Tổng tài sản 17,569 18,231 11,755 39,305 31,000 12,367

cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế. Đặc biệt, với sự hỗ
trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới, MSB đã có được hệ thống công
nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an
toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư. Trong suốt 17 năm hoạt động, MSB luôn tự hào là ngân
hàng có nguồn vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển tín dụng của
mình.
- Mảng thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các định chế tài
chính: đây là thị trường được MSB quan tâm và chú trọng phát triển.
Vốn huy động từ mảng thị trường này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng vốn huy động của MSB.
Đơn vị: tỷ đồng
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2006 2007 2008 2009
Tổ chức kinh tế
2613.97 5340 8990 17894
Dân cư
1484.03 2285 6230 10369
Tổ chức tín dụng
3518 7853 14621 30529
Hình 1.6: Cơ cấu vốn huy động của MSB giai đoạn 2006 – 2009
(Nguồn: báo cáo thường niên MSB)
1.1.3.1.1 Hoạt động tín dụng

Nhìn vào hình 1.7 ta thấy dư nợ tín dụng đối với từng đối tượng khách
hàng liên tục tăng qua các năm đặc biệt là cho vay các tổ chức kinh tế. Để đa
dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư,
tỷ trọng tín dụng cá nhân của MSB ngày càng được cải thiện. Đối tượng
khách hàng cá nhân của MSB là những người có thu nhập ổn định tại các khu
vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực
hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng
cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
1.1.3.2 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Với quan điểm phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm góp phần
quyết định thành công hoạt động kinh doanh của ngân hàng, MSB đã không
ngừng thu hút nguồn nhân lực mới cho ngân hàng, triển khai tổ chức nhiều
khóa đào tạo nâng cao kĩ năng quản lý, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và
đào tạo hội nhập.
Chính sách đào tạo của MSB: MSB thường xuyên hỗ trợ nhân viên với các
chương trình đào tạo hiệu quả và phong phú;
- Khóa học về hội nhập môi trường làm việc
- Khóa học về cá sản phẩm của Maritime Bank
- Đào tạo về nghiệp vụ
- Các khóa học chuyên sâu do các chuyên gia tư vấn nước ngoài đảm
trách
- Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý
- Kỹ năng quản lý tổng hợp
- Các khóa đào tạo, các hội nghị, diễn đàn tại nước ngoài như Hồng
Kông, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Anh, Mỹ…
Các chế độ dành cho nhân viên:
- Khen thưởng công bằng gắn liền với hiệu quả công việc và kết quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng
- Thưởng theo quý, thưởng thêm tháng lương và thưởng trong các dịp
Lễ, Tết, và ngày kỉ niệm thành lập Ngân hàng.

bá, các hoạt động xã hội, từ thiện, các sự kiện với quy mô lớn nhỏ khác nhau,
MSB đã tạo được hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng. Đây chính là bảo đảm
vàng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng trong tương lai.
1.2 Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh Thanh Xuân
1.2.1 Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh
MSB Thanh Xuân thành lập từ 07/11/2006. Qua 3 năm phát triển, hiện
chi nhánh đang có 4 phòng giao dịch và 5 địa điểm ATM. Cùng với toàn ngân
hàng, ban lãnh đạo chi nhánh luôn nỗ lực thực hiện các biện pháp phát triển
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của chi nhánh trong
toàn ngân hàng và trên thị trường tài chính.
Bài báo cáo xin đưa ra một số kết quả kinh doanh từ năm 2007 -2009 mà
chi nhánh đạt được qua hơn 3 năm phát triển:
- Kể từ khi thành lập đến nay, vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng
qua các năm. Với số vốn huy động 148,318 USD năm 2007, nguồn vốn
này đã tăng đến 2,036,851.49 USD năm 2009, tốc độ tăng trưởng năm
2009 tăng 181.13% so với năm 2008. Kết quả huy động vốn của MSB
Thanh Xuân được thể hiện qua hình 1.8 sau:
Đơn vị: USD
27264
148318
724519
2036851
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.8: Tình hình huy động vốn của MSB Thanh Xuân

Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân
- Với hơn 3 năm hoạt động, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục
tăng. Năm 2007, mức lợi nhuận trước thuế đạt 2,850,580,626 VND. Năm
2008 đạt 10,246,651,812 VND tăng 259.4% so với năm 2007. Tính đến
cuối năm 2009, mức lợi nhuận trước thuế đạt 19,411,738,402 VND tăng
89.4% so với năm 2008. Doanh thu lợi nhuận trước thuế của chi nhánh
được thể hiện qua hình 1.10 sau:
Đơn vị: triệu đồng
2850
10246
19411
0
5000
10000
15000
20000
2007 2008 2009
Hình 1.10: Lợi nhuận trước thuế của MSB Thanh Xuân
giai đoạn 2007 - 2009
(Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân)
- Tổng thu nhập kinh doanh của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Từ
6,582,478,044 VND năm 2007 tăng lên 31,210,875,370 VND năm
2009. Kết quả thu nhập kinh doanh của MSB Thanh Xuân được thể
hiện qua hình 1.11 sau:
Đơn vị: triệu đồng
811
6582
19294
31210
0

năng thanh toán của ngân hàng. Với những ngân hàng quốc doanh,
được sự hỗ trợ của nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động
dồi dào giúp nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng. Từ đó hoạt
động thanh toán quốc tế của ngân hàng quốc doanh cũng có nhiều
thuận lợi hơn so với hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng cổ
phần. Tuy nhiên, là một ngân hàng cổ phần, do đó hoạt động MSB nói
chung và MSB Thanh Xuân nói riêng rất năng động, không ngừng nỗ
lực thu hút vốn từ các thành phần kinh tế thông qua các chính sách huy
động vốn.
- Thứ hai, bản thân MSB Thanh Xuân mới được thành lập từ cuối năm
2006. Do vậy, quá trình đi vào hoạt động chưa lâu. Sự phát triển của
hoạt động thanh toán quốc tế cũng chưa có nhiều thành tựu nổi bật.
- Thứ ba: do quy mô ngân hàng thuộc diện bậc trung nên khách hàng
tham gia giao dịch thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân đa phần là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khác với các ngân hàng quốc doanh như
Vietcombank, đối tượng khách hàng hầu như là các doanh nghiệp lớn,
các doanh nghiệp quốc doanh. Vì thế, giá trị những hợp đồng giao dịch
tại ngân hàng không lớn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN
2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế
Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân nằm trong
hệ thống hoạt động thanh toán quốc tế của toàn ngân hàng.
Đối với phương thức thư tín dụng và nhờ thu có chứng từ, phòng khách
hàng doanh nghiệp của MSB Thanh Xuân giữ vai trò trung gian giữa Hội sở
chính và khách hàng. Cán bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh sẽ nhận hồ sơ
trực tiếp từ khách hàng, xử lý những vướng mắc, sai sót bề nổi của hồ sơ. Sau
đó hồ sơ sẽ được phòng khách hàng doanh nghiệp gửi lên Hội sở chính. Hội
sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý hồ sơ ở mức độ chuyên sâu. Ví dụ
trong trường hợp thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, cán bộ thanh toán


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status