TỔ CHỨC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HOA Ở HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1954 - Pdf 13

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em. Trong tiến trình
lịch sử, các dân tộc Việt Nam có mối liên hệ và sự cấu kết chặt chẽ, tạo nên
khối đại đoàn kết thống nhất, từng bước đẩy lùi các âm mưu và hành động
xâm lược của kẻ thù. Năm mươi tư dân tộc, mỗi dân tộc lại có bản sắc
riêng, trang phục riêng, ngôn ngữ riêng, tạo nên một nền văn hoá Việt Nam
đa dạng trong thống nhất. Sự đa dạng ấy là một thế mạnh, song nó cũng tạo
ra nhiều “khe hở” để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, trong đó có vấn đề người Hoa.
Sự hình thành và biến động của các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng là một hiện tượng đáng
lưu ý. Do mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc nên quá
trình di cư của người Hoa đến Việt Nam cũng có những nét riêng, khác biệt
so với các quốc gia khác trong khu vực. Các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Việt Nam có nguồn gốc xa xưa trong lịch sử và đã trải qua nhiều biến động
trên nhiều lĩnh vực. Từ chỗ là một cộng đồng nhỏ với cơ sở kinh tế yếu,
người Hoa ở Việt Nam đã dần phát triển trở thành một cộng đồng lớn
mạnh, có cơ sở kinh tế vững chắc. Họ sinh sống ở hầu khắp các tỉnh thành
trên lãnh thổ Việt Nam. Hà Nội là một trong số những địa bàn người Hoa
di cư đến sớm và định cư lâu dài nhất.
Đóng vai trò là kinh đô của đất nước, một trung tâm thương mại sầm
uất, Thăng Long - Kẻ Chợ (Hà Nội ngày nay) là nơi thu hút thương nhân từ
khắp mọi nơi, trong đó có người Hoa. Với số lượng đông đảo, Người Hoa ở
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có các hình thức tổ chức xã hội
truyền thống. Các hình thức tổ chức xã hội truyền thống này chính là một
đặc trưng trong văn hoá tộc người Hoa. Nó có quan hệ khăng khít với mọi
1
hoạt động trong đời sống kinh tế, văn hoá, giáo dục, đạo đức, đến tinh thần
và ý thức cộng đồng.
Ở Hà Nội, người Hoa sống tập trung thành những cộng đồng nhỏ, hỗ

Cuốn “Người Hoa ở Nam Bộ” của tác giả Phan An do Nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản năm 2002 đã trình bày tổng quan về tình hình
người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, về cư dân, hiện trạng, lối sống, tín
ngưỡng… Trong tác phẩm này, tác giả đã giành 8 trang để đề cập một cách
khái quát về tổ chức xã hội truyền thống của người Hoa.
Tác giả Trần Khánh có bài đăng trên tạp chí Dân tộc học số 2 năm
2002 với tựa đề “Tìm hiểu tổ chức xã hội và nghiệp đoàn truyền thống của
người Hoa Việt Nam trong lịch sử”. Trong đó, tác giả đã trình bày khái quát
về tổ chức xã hội của người Hoa ở Việt Nam. Ngoài ra, Trần Khánh còn có
một loạt các công trình nghiên cứu khác về người Hoa như “Người Hoa trong
xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn)”; “Vai trò của
người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”… Các công trình này
phần lớn lấy kinh tế của người Hoa làm đối tượng nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Duy Bính với một loạt các công trình nghiên cứu về
người Hoa như “Người Hoa ở Nam Bộ” (2005), “Những nghi lễ trong gia
đình người Hoa ở Nam Bộ”(2005) đã đề cập đến quá trình hình thành cộng
đồng người Hoa, hoạt động kinh tế, những thiết chế, nghi lễ trong hôn nhân
và gia đình.
Ở khía cạnh văn hoá, công trình “Góp phần tìm hiểu văn hoá người
Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Trần Hồng Liên chủ biên (2007)
đã tìm hiểu một số đặc trưng trong giáo dục cộng đồng, trong sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật của người Hoa.
3
Tập trung vào người Hoa ở Nam Bộ, luận án tiến sĩ Đại học Quốc
Gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 của tác giả Nguyễn Đệ với đề tài
“Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ” là một trong số ít các công
trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ viết về tổ chức xã hội của người Hoa.
Luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử năm 2008 của tác giả Nguyễn Văn
Bằng với đề tài “Đời sống văn hoá vật chất của người Hoa ở Hà Nội từ
đầu thế kỷ XX đến nay” đã tìm hiểu về người Hoa ở Hà Nội ở các khía cạnh

của người Hoa ở Hà Nội trước năm 1954.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu:
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu
sau:
- Các tác phẩm lý luận của Đảng và nhà nước về người Hoa.
- Báo cáo tổng kết, tài liệu lưu trữ của các cơ quan ban ngành về các
vấn đề liên quan đến người Hoa.
- Các chỉ thị của chính phủ trong vấn đề người Hoa.
- Sách báo, tài liệu chuyên khảo và tham khảo có nội dung liên quan
đến đề tài như các giáo trình lịch sử, tạp chí nghiên cứu lịch sử, thông tin
khoa học.
- Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ có liên quan đến nội
dung của đề tài.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi chủ yếu sử dụng hai phương
pháp bộ môn trong nghiên cứu khoa học xã hội, đó là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic trên nền tảng của phương pháp luận sử học Mác xít, tư
5
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các
phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…
Ngoài ra, tôi còn sử dụng những phương pháp bổ trợ như: phương
pháp chuyên gia để bổ sung vào những mảng trống mà các tư liệu thành
văn không phản ánh hết hoặc phản ánh một cách phiến diện, thiếu chuẩn
xác; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn:
Nghiên cứu về Tổ chức xã hội truyền thống của người Hoa ở Hà Nội
trước năm 1954 sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về các hình thức cố kết
cộng đồng của người Hoa ở Hà Nội trong lịch sử, từ đó thấy được tầm ảnh
hưởng của tổ chức xã hội truyền thống đến sự phát triển kinh tế - xã hội của

Trong tiếng Hán và tiếng Việt, có rất nhiều từ chung để chỉ người
Trung Hoa di cư. Theo thói quen của nhiều địa phương, những người di cư
từ đất nước Trung Hoa, bất luận là họ thuộc tộc người nào cũng được gọi
theo tên các triều đại phong kiến thống trị ở Trung Quốc như: người Hán,
người Tuỳ, người Đường, người Tống, người Nguyên, người Minh, người
Thanh. Tuy nhiên những tên gọi này chỉ phù hợp với những dòng người di
cư trong các thời điểm lịch sử tương ứng, không thể đại diện cho tất cả các
thời kỳ lịch sử.
Từ sau những trào lưu duy tân và cách mạng dân chủ cuối thế kỷ
XIX, trong ngôn ngữ chính thức hoặc không chính thức xuất hiện những
tên gọi mới để chỉ tên nước và tên của người dân của nước ấy thay cho các
8
tên gọi truyền thống của các triều đại phong kiến xưa kia. Đó là các từ
“Trung Quốc”, “Trung Hoa Dân Quốc” thay cho nước “Đại Thanh”.
Những trí thức có tinh thần cách mạng ở nước ngoài thường dùng chữ
“Hoa” để chỉ người dân Trung Quốc thay cho “người Thanh” ngày càng
phổ biến. Trong những năm tháng hoạt động ở Nhật Bản, Tôn Trung Sơn
và các đồng chí của ông thường dùng chữ “Hoa kiều” để chỉ những đồng
bào của mình đang sinh sống ở nước ngoài. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi
thành công lập nên nước Cộng hoà Trung Hoa Dân quốc. Từ đó, danh từ
Trung Hoa, Hoa kiều được chính thức sử dụng trong các văn bản và lưu
truyền rộng rãi sang cả các nước có người Trung Hoa cư trú.
Ở Việt Nam, trong tư liệu thành văn và theo cách gọi dân gian có rất
nhiều tên gọi khác nhau để chỉ người Trung Hoa di cư. Trong sử sách của
Việt Nam cũng gọi người Trung Hoa theo cách gọi truyền thống từ bên
Trung Quốc. Còn trong dân gian cách gọi phổ biến nhất là “người Tàu”,
“nước Tàu”, “khách”…. Nhưng cách gọi thông dụng hơn có lẽ là cách gọi
tên người ứng theo tên triều đại đối với người Trung Hoa di cư ở các nước
Đông Nam Á là “người Đường”, “người Tống”, “người Nguyên”, “người
Minh”, “người Thanh”, hay còn gọi theo tên của những địa phương nơi

chí để nhận định một người là người Hoa. Các tiêu chí đó gồm:
1. Có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa.
2. Đã nhập quốc tịch ở nước sở tại.
3. Ít hoặc nhiều chưa bị đồng hóa.
4. Tự nhận mình là người Hoa. [34; 29]
Những người có đủ 5 tiêu chí trên thì được xếp là người Hoa. Những
người Trung Hoa sống ở lục địa gọi là người Trung Quốc. Còn những
người có gốc Hán hay bị Hán hóa sống ở nước ngoài, còn mang quốc tịch
Trung Hoa gọi là Hoa kiều hay người Hoa hải ngoại.
Đã từ lâu, người Hoa luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và trở thành
công cụ để các thế lực lợi dụng hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ta.
10
Các tiêu chí trên một mặt xác định được đúng đắn về khái niệm người Hoa,
mặt khác cho thấy vai trò và vị trí của họ trong lòng quốc gia Việt Nam, là
một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Khẳng định các tiêu
chí nhận định một người là người Hoa như trên, Chỉ thị số 62 CT/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường công tác người Hoa
trong tình hình mới” ngày 8/11/1995 cũng nêu rõ khái niệm người Hoa và
Hoa kiều “Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người
thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá di cư sang Việt Nam và
con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt
Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hoá, chủ yếu là ngôn ngữ,
phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”, còn
“Hoa kiều là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa,
nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam” [3]. Điểm khác biệt giữa “Hoa
kiều” và “người Hoa” là ở chỗ: người Hoa không còn ở địa vị “khách trú”
mà ở địa vị công dân. Đây là mấu chốt để phân biệt người Hoa là công dân
Việt Nam, khác với Hoa kiều.
Bàn về khía cạnh dân tộc, ở Việt Nam, khái niệm dân tộc của người
Việt Nam luôn gắn liền với khái niệm tổ quốc và đất nước. Khi nói đến dân

binh di cư sang nước ta.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều đợt di
cư của người Hoa với đa dạng về thành phần xã hội. Giai đoạn này, Việt
Nam tiếp nhận nhiều hơn, quy mô lớn hơn dòng người tị nạn ở Trung Hoa,
bao gồm tị nạn chính trị, dân di cư tự do, và cả các thương nhân. Những
đợt di dân quy mô ấy thường tập trung vào lúc chuyển giao giữa các triều
đại : cuối Đường – đầu Tống (960 - 1279), cuối thời Tống – đầu thời
Nguyên (1279 – 1368), cuối thời Nguyên – đầu thời Minh (1368 – 1644),
cuối thời Minh – đầu đời Thanh. Trong các đợt di cư đó, một bộ phận đông
12
đảo người Hoa đã đến định cư ở Hà Nội. Cùng với những lý do về mặt
chính trị của Trung Hoa, những chính sách của các triều đại Việt Nam
trong các thời kỳ này là một nhân tố tích cực góp phần thu hút một lượng
người Hoa đông đảo đến Việt Nam.
Với mục đích xây dựng và củng cố chủ quyền quốc gia dân tộc
chống lại âm mưu thôn tính của ngoại bang, các chính quyền ở Việt Nam
từ sau thế kỷ X bắt buộc phải thi hành một số chính sách liên quan đến
đồng hóa và hội nhập người Trung Hoa di trú.
Xuyên suốt các thời Lý, Trần, nhìn chung các chính sách đối với
người Hoa đều thống nhất. Bên cạnh việc đề cao cảnh giác đối với những
thành phần có thể gây ảnh hưởng cho an ninh quốc gia, các nhà nước Lý,
Trần đều có các chính sách thu hút, trân trọng, ưu tiên cho nhập cảnh, tự do
cư trú, không áp chế về văn hoá đối với những người Hoa có học thức, có
tay nghề để đáp ứng các nhu cầu của đất nước buổi đầu tự chủ. Rõ ràng
chính sách này trong một chừng mực nhất định đã thúc đẩy một cách có
hiệu quả tiến trình đồng hóa tự nhiên của người Trung Hoa di trú vào xã
hội Việt Nam. Kết quả cho thấy trong suốt 4 thế kỷ (từ thế kỷ X đến XIV)
hầu như ở Việt Nam không xảy ra mâu thuẫn sắc tộc giữa người Việt Nam
và người Trung Hoa di trú, mặc dầu trong giai đoạn đó giới cầm quyền
Trung Quốc luôn tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược hay hành quân

Trung Hoa khác tại Việt Nam. Các biện pháp ngặt nghèo đối với kiều dân
Trung Hoa di cư mà chính quyền Hậu Lê và sau này là nhà Trịnh thi hành
chủ yếu bắt nguồn từ mục đích bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Dó đó
thời kì này số lượng người Hoa di cư đến Hà Nội không nhiều.
Tuy nhiên, vào nửa sau thế kỷ XVII bắt đầu thời kỳ có tính chất
bước ngoặt trong sự hình thành và phát triển cộng đồng người Hoa di cư ở
Việt Nam. Thời kỳ này, người Hoa mở rộng địa bàn di cư vào nước ta.
14
Không chỉ di cư đến các tỉnh miền Bắc, người Hoa bắt đầu tràn xuống các
vùng đất phương Nam. Những di dân người Hoa đầu tiên đặt chân đến
Nam Bộ là vào cuối thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ Nam Bộ vẫn còn là một
vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, chính quyền nhà Nguyễn chưa có điều
kiện để kiểm soát, quản lý. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cuộc chiến “phản
Thanh phục Minh” nổ ra ở nhiều nơi đều thất bại. Triều Thanh tiến hành
truy lùng, đàn áp gắt gao các thế lực chống đối. Điều này dẫn đến một thực
trạng là người Hoa di cư sang các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm
tránh sự trừng phạt và cai trị của triều Thanh càng thêm đông. Trong bối
cảnh ấy, một bộ phận người Hoa đã di cư sang nước ta. Đây cũng là đợt
chuyển cư có tổ chức đầu tiên và lớn nhất của người Hoa đến Nam Bộ vào
cuối thế kỷ XVII. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người Hoa vào miền
núi phía Bắc hoặc mở công trường khai mỏ, làm ruộng, buôn bán , một bộ
phận vượt biển đến các thương cảng, thành thị, trong đó có Kẻ Chợ (Hà
Nội) ngày nay. Tuy nhiên, do những chính sách khắt khe của triều đình Lê
– Trịnh ở Đàng Ngoài mà số lượng người Hoa di cư đến Nam Bộ ngày một
đông hơn, ngược lại số người di cư đến các tỉnh Bắc Bộ giảm đi. Dù vậy,
đất Kinh Kỳ với vai trò là kinh đô, trung tâm văn hóa – chính trị của Đàng
Ngoài vẫn là “miền đất hứa” với rất nhiều người Hoa. “Đến thời Lê Trung
Hưng, Phường Đường Nhân thay đổi thành phường Diên Hưng, nay là khu
vực phố Hàng Ngang. Vào thế kỷ XVII, Hoa kiều đã có mặt ở Hà Nội ở phố
Hàng Ngang với số lượng người Hoa làm ăn sinh sống khá đông đúc, khá

Từ khi nhà Vua mở nước cho người ngoại quốc, hàng loạt Hoa kiều
đã muốn được đức Hoàng đế gia ân, đường sá và chợ quán đầy ắp khách
thương… Thành phố Thăng Long là thành phố đầu tiên của An Nam, từ lâu
người ta đã buôn bán nhiều đồ vật quý giá của Quảng Đông, tàu thuyền
đem đến đây tất cả mọi thứ hàng hóa [28; 111].
16
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Công cuộc khai
thác thuộc địa của chúng đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn, trong đó người
Hoa là một lực lượng quan trọng. Ngoài các lực lượng đã đến Việt Nam
sinh sống từ trước, lao động người Hoa còn được tuyển thẳng từ Trung
Quốc sang Việt Nam làm việc ở các trung tâm kỹ nghệ, công trường, cơ sở
sản xuất… Thêm vào đó là lực lượng di dân tự do, làm cho dân số người
Hoa ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tăng lên nhanh chóng.
Song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực tiễn kinh doanh tư
bản chủ nghĩa của người Pháp tại Đông Dương đã làm cho các hoạt động kinh
tế (đặc biệt là hoạt động buôn bán) của Hoa kiều trở nên sôi động. Kết quả đó
đã tạo ra chất xúc tác mới không những thu hút thêm dòng người Trung Hoa
nhập cư vào Việt Nam tìm cơ may mà còn làm thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội
và nghề nghiệp, tạo điều kiện cho sự ra đời tầng lớp nhà buôn – tư sản người
Hoa – đội quân chính đảm nhiệm chức năng môi giới trong giới thương mại
giữa tư bản phương Tây và người sản xuất, tiêu dùng bản địa.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi Nhật Bản xâm lược
Trung Quốc, cuộc đấu tranh của cư dân Trung Quốc phát triển mạnh xuống
phía Hoa Nam, trong đó có hàng nghìn người dân Trung Quốc lánh nạn,
chạy sang định cư ở Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc
Việt Nam. Thêm vào đó, “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt
người Hoa được đưa vào Việt Nam theo thỏa hiệp giữa chính quyền thực
dân Pháp và Tưởng Giới Thạch, có tháng đến 8000 người” [6; 18]. Một bộ
phận trong số này đã ở lại Việt Nam định cư, trong đó có Hà Nội.
Có nhiều nguyên nhân khiến người Hoa phải di cư đến Việt Nam nói

phát triển, có nhiều điều kiện thuận lợi nên có một sức hút lớn đối với
những di dân Trung Hoa. Với một lịch sử di trú lâu dài, người Hoa đến Hà
Nội ngày càng đông, hình thành nên cộng đồng người Hoa với thành phần
18
xã hội khá phức tạp. Đó là những quan tước, binh lính nhà Minh tránh sự
đàn áp của triều Thanh, những thương nhân, những người dân nghèo, thợ
thủ công, nông dân đi tìm vận hội mới ở nơi xa xứ. Họ có tài kinh doanh,
năng lực tổ chức tốt và rất nhạy bén nên khi đến Hà Nội đã xây dựng nên
những phố nghề, những trung tâm buôn bán sầm uất. Từ chỗ lúc đầu chỉ là
những người di cư lưu lạc, dần dần họ đã hình thành các nhóm cộng đồng
người tương đối ổn định mang những đặc trưng riêng, gắn bó với mảnh đất
Hà Nội, với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Những nét chính về hoạt động kinh tế, văn hóa của người
Hoa ở Hà Nội trước năm 1954
1.2.2.1. Hoạt động kinh tế
Cũng như những thành phần cư dân khác, cuộc sống của người Hoa
ở Hà Nội mang những đặc trưng chung của dân tộc Việt Nam, chịu sự chi
phối của cùng một điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội của cả nước, đồng thời
có những nét riêng hình thành từ trong quá khứ và phát triển trong mối
quan hệ tộc người ở nước ta.
Cư dân người Hoa đến Hà Nội, đông nhất là người Quảng Đông, sau
đó là người Phúc Kiến, Triều Châu. Ở Hà Nội, người Hoa chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực thương mại. Số đông người Hoa lấy hoạt động buôn
bán và sản xuất ra hàng hoá làm sinh kế và phát triển kinh tế. Người Phúc
Kiến thường buôn bán thuốc Bắc, thực phẩm khô, bánh kẹo, đồ ăn uống;
người Quảng Đông buôn bán tạp hoá, mở cao lâu; người Triều Châu
chuyên kinh doanh ngũ cốc và đường. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ
mang tính tương đối.
Nghề làm thuốc Bắc của người Hoa chủ yếu tập trung ở phố Lãn
Ông. Vào đầu thế kỷ XX, phố Lãn Ông vẫn có tên là Phúc Kiến, vì phần

công ty xuất nhập khẩu của phương Tây (chủ yếu là của Pháp) với người
20
sản xuất, người tiêu dùng dân cư bản địa. Đồng thời, chính họ cũng là
những người thực hiện việc tích lũy vốn cho phát triển tín dụng – ngân
hàng và đầu tư công nghiệp chế biến. Sự tác động qua lại giữa tư sản Pháp
và tư sản người Hoa dưới thời thuộc địa đã làm cho các nhà buôn người
Hoa bắt đầu dịch chuyển hướng đầu tư của mình. Tuy vậy, phần lớn vốn
của họ đầu tư vào khu vực kinh doanh truyền thống là buôn bán – trao đổi,
còn đầu tư vào kinh doanh công nghiệp chế biến, chế tạo chưa nhiều, chủ
yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, xay xát lúa gạo.
Nguyên nhân chính của thực trạng này là do chính quyền thuộc địa Pháp
muốn thiết lập và duy trì thế độc quyền sản xuất hàng công nghiệp của
mình, không muốn có các đối thủ mới, làm phương hại đến khả năng cạnh
tranh của họ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác. Trước hết việc đầu
tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, các ngành chế biến, chế tạo
đòi hỏi nhiều tiền, hiểu biết kỹ thuật và công nghệ, vốn lại quay vòng
chậm, phải đầu tư trong thời gian dài mới thu được lợi nhuận. Trong khi
đó, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống như buôn bán, dịch vụ và cho vay
nặng lãi lại không cần nhiều vốn, cho nhanh lợi nhuận và bảo lưu vốn an
toàn hơn.
Năm 1886, quy chế bang, hội của người Hoa được chính quyền thực
dân Pháp chính thức hóa. Theo đó, bất cứ người Trung Hoa nào muốn sinh
sống làm ăn tại Việt Nam đều phải đăng ký gia nhập vào một trong các
bang hiện hành. Cũng giống như với người Việt Nam, thực dân Pháp đã thi
hành chính sách “chia để trị” đối với người Hoa. Chúng chia người Hoa
thành những dạng khác nhau để áp dụng những chính sách riêng theo chế
độ cai trị của chúng ở từng vùng riêng biệt, thực hiện chế độ kiều dân đối
với tất cả người Hoa ở Việt Nam. Thực hiện chính sách này, chính quyền
thực dân Pháp nhằm lôi kéo, tách biệt cộng đồng người Hoa khỏi cộng
đồng xã hội Việt Nam, phân hóa giữa các nhóm người Hoa với nhau và

có ở Hà Nội. Tuy các xí nghiệp của người Hoa ở Hà Nội nói riêng và Việt
Nam nói chung khá nhiều, nhưng quy mô không lớn nên số vốn đầu tư của
người Hoa ở Đông Dương trong tổng số vốn đầu tư tư bản nước ngoài thời
đó không nhiều.
Trong lĩnh vực thương mại, người Hoa dựa vào “chữ tín” để tạo nên
ưu thế cho mình. Những thương nhân người Hoa cho thấy sự khéo léo và
nhạy bén trong kinh doanh. Mối quan hệ giữa họ được xây dựng trên cơ sở
“chữ tín”. Hay nói cách khác, chữ tín được sử dụng như một phương tiện để
xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng cư dân Hoa.
“Chữ tín” như là một bản giao kèo bất thành văn mà bất kỳ người làm ăn
chân chính nào cũng cố gắng giữ gìn. Nhờ nó mà công việc kinh doanh của
người Hoa diễn ra nhanh gọn, hiệu quả, tránh được những thủ tục rườm rà.
Sở dĩ tư sản người Hoa giữ vị trí then chốt, nắm quyền kiểm soát
nhiều ngành sản xuất, kinh doanh cơ bản ở Hà Nội trước hết là do họ có vốn
lớn, các tổ chức hoạt động kinh doanh chặt chẽ, xây dựng hệ thống thương
mại trong quan hệ dòng họ, gia đình. Mặt khác họ cũng biết cách móc nối
chặt chẽ với các quan chức chính quyền để hình thành mối quan hệ “cộng
sinh” bền vững.
Tóm lại, người Hoa ở Hà Nội hoạt động trong nhiều lĩnh vực, song
kinh doanh là hoạt động nổi bật nhất. Kinh doanh không chỉ là kế mưu sinh
của họ mà còn giúp họ có được những vị trí nhất định trong đời sống cộng
đồng, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế, xã hội Hà Nội.
1.2.2.2. Hoạt động văn hóa – xã hội.
Cũng giống như người Hoa sinh sống ở các thành phố khác của Việt
Nam và của Đông Nam Á, người Hoa ở Hà Nội sống tập trung ở một vài
dãy phố gần nhau như phố Hàng Buồm, phố Hàng Ngang, phố Phúc Kiến,
phố Hàng Bồ. Khu phố của người Hoa ở Hà Nội cũng có những đặc tính
23
chung như những phố người Hoa khác ở Đông Nam Á, đó là những cửa
hàng với biển tên treo dọc cánh tường, chiếc dài, chiếc ngắn, sơn then, hoặc

đồng tương đối khép kín, phụ nữ Hoa ít khi kết hôn với nam giới người Việt.
Bên cạnh những Hoa kiều giàu có, cũng có một bộ phận Hoa kiều
nghèo khổ. Trước khi đến Hà Nội định cư, họ là những nông dân không có
tấc đất hay thị dân bần cùng hoá. Họ sống chen chúc trong những căn nhà
chật hẹp ở những ngõ nhỏ như Sầm Công (nay là ngõ Đào Duy Từ), Quảng
Lác (nay là Tạ Hiện) hay bên trong các ngôi nhà ống của phố Mã Mây,
Lương Ngọc Quyến. Họ sống bằng nghề làm bánh trái (bánh bò, bánh Tô
Châu, bánh cắt), kẹo Sìu (Triều Châu), hoặc nấu các loại chè Lục tào xá,
Chí mà phù, Xa cốc may và Tào phớ, các loại giải khát như Bát bảo lường
xà, Xì cau (thạch)… đem bán rong. Họ chắt bóp cần kiệm nên dần dần khá
lên. Một số khác làm phu khuân vác ở ngoài bến tàu, nay là đầu cầu
Chương Dương (phía Nam), phố Trần Nhật Duật.
Về nếp sống, nét nổi bật trong nếp sống của người Hoa là tính hiếu
khách. Người Hoa dù đi đến đâu cũng giữ được đức tính này. Nó rất phù
hợp với truyền thống hiếu khách của người Hà Nội nên nhanh chóng được
người Hà Nội đón nhận và dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa ứng xử
của cả người Hà Nội và người Hoa. Người Hoa cũng rất coi trong các nghi
lễ như hôn nhân, tang ma, mừng thọ… Các nghi lễ này thường rất rà theo
cung cách truyền thống.
Trên khía cạnh văn hóa tín ngưỡng, các cộng đồng người Hoa ở Hà
Nội có một đời sống tâm linh vô cùng phong phú, thể hiện đậm nét ở những
tín ngưỡng thờ cúng trong gia đình và các tín ngưỡng thờ cúng trong cộng
đồng. Nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần Đất (Thổ Địa – Thổ
Công), thần Tài, thần Bếp (Táo Quân), thờ Quan Công, thờ bà Thiên Hậu…
25

Trích đoạn Khỏi quỏt về tổ chức xó hội truyền thống của người Hoa ở Việt Nam Tổ chức xó hội của người Hoa ở Hà Nội trước năm Tớnh chất và đặc điểm liờn kết của cỏc tổ chức xó hội của người Hoa ở Hà Nội trước năm Đặc điểm liờn kết Vai trũ của tổ chức xó hội với việc hỡnh thành cỏc phố nghề ở Hà Nộ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status