HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - Pdf 13

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ
GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Tài liệu sử dụng nội bộ)
Người thực hiện: Lê Quang Huy
(Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường)
Nhóm chuyên gia
Hà Nội, 2008
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
NỘI DUNG
I. Sự cần thiết nghiên cứu chuyên đề
II. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT/CNTT) đã và đang phát
triển rất mạnh mẽ, liên tục, thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt hoạt
động kinh tế, xã hội.
III. Tình hình phạm tội liên quan đến ICT ngày càng gia tăng và hậu
quả ngày càng nghiêm trọng.
1. Khái niệm
2. Đặc trưng tội phạm ICT
3. Tiếp cận tội phạm ICT dưới góc độ lập pháp
4. Xu hướng, thực trạng tội phạm ICT
5. Một số trường hợp điển hình tội phạm ICT trên thế giới
IV. Tội phạm ICT tại Việt Nam
V. Văn bản quy phạm pháp luật trên thế giới đối với tội phạm ICT
1. Tìm hiểu một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tội
phạm ICT của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới
2. Phân tích và đánh giá
VI. Văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đối với tội phạm ICT
1. Tình hình ban hành văn bản pháp luật
2. Đánh giá việc thực thi văn bản pháp luật có liên quan đến tội phạm
ICT

Internet vẫn chưa được chúng ta nhận thức hết. Một trong những lý do cơ bản
là rất nhiều người sử dụng, khai thác đều tỏ ra thiếu tin tưởng về tính tin cậy
trong khi thực hiện các giao dịch hoặc lưu trữ thông tin nhạy cảm trên
Internet. Theo một khảo sát trực tuyến do Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU
thực hiện, khoảng 2/3 số người trả lời đều có xu hướng e ngại, hạn chế sử
dụng một số hoạt động nhất định theo hình thức trực tuyến vì lý do an ninh.
Mối quan ngại nhất của họ là nạn thư rác, đánh cắp thông tin cá nhân, gian
Trang 3
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
lận thẻ tín dụng, lây nhiễm virus và cài đặt các phần mềm do thám. Theo
nhận định chung, tội phạm liên quan tới ICT trong năm 2007 và trong những
năm sắp tới có xu hướng gia tăng. Hoạt động này ngày càng có tính chuyên
nghiệp hơn, hiểm độc hơn và gia tăng nhanh chóng; các mối đe dọa ngày
càng tinh vi hơn; số lượng các cuộc tấn công “đa giai đoạn” ngày càng gia
tăng; các phương pháp tấn công được kết hợp và có xu hướng hội tụ. Văn
phòng kiểm kê chính phủ của Mỹ GAO cho biết, tội phạm ICT đã tiêu tốn
của nền kinh tế Mỹ 117,5 tỷ USD mỗi năm. Theo báo cáo tội phạm mạng của
Anh vừa mới được công bố, riêng trong năm 2006, tin tặc ở nước này đã thực
hiện hơn 3 triệu vụ tấn công người dùng máy tính.
Tại Việt Nam trong thời gian qua, tình hình tội phạm có liên quan đến
ứng dụng ICT trong hoạt động kinh doanh, tài chính, ngân hàng, bưu chính -
viễn thông... đang có chiều hướng gia tăng. Khoảng 60% website chính phủ
bị tin tặc nước ngoài kiểm soát. Một số đối tượng còn có hành vi phát tán
virus gây lây nhiễm các hệ thống máy tính hoặc tấn công hàng loạt tên miền
(domain name) của các công ty. Một số tin tặc thành lập các trung tâm phát
hành thẻ tín dụng giả nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Bên cạnh đó còn
xuất hiện tình trạng một số đối tượng có hiểu biết về ICT tấn công vào các
trang web bán hàng trực tuyến, lấy cắp các thông tin thẻ tín dụng của khách
hàng, sau đó in thẻ giả, rút hàng tỷ đồng từ các máy rút tiền tự động ATM.
Nhiều vụ trộm cắp tiền, trộm cắp cước viễn thông, lừa đảo buôn bán tiền qua

chung cũng như trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của nước nhà theo
hướng phù hợp với luật pháp quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế thế
giới.

II. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT/CNTT) đã và đang phát
triển rất mạnh mẽ, liên tục, thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt hoạt
động kinh tế, xã hội.
Máy tính điện tử và mạng viễn thông là thành phần cơ bản của CNTT.
Hơn nửa thập kỷ qua, máy tính và viễn thông đã có nhiều bước phát triển
đột phá, tạo cơ sở cho ứng dụng CNTT trở nên sâu rộng trong nhiều lĩnh
vực. Những mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và phát triển của máy tính
điện tử bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX. Máy tính điện tử bắt đầu
xuất hiện từ năm 1946 và thế hệ thứ nhất, thứ hai được sản xuất hàng loạt
trong thập kỷ tiếp theo, chủ yếu được ứng dụng trong tính toán khoa học -
kỹ thuật. Các máy tính điện tử thế hệ thứ ba với kỹ thuật mạch tích hợp và
các bộ nhớ bán dẫn ra đời giữa thập kỷ 60, được sử dụng nhiều trong các
trung tâm tính toán lớn và phạm vi ứng dụng đã mở rộng trong hoạt động
Trang 5
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
kinh doanh, quản lý kinh tế. Cuối những năm 60, đầu những năm 70 bắt đầu
có các mạng máy tính kết nối các trung tâm tính toán và năm 1969 mạng
máy tính ARPANET thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ - có thể được coi là tiền
thân của mạng Internet ngày nay - xuất hiện. Giữa thập kỷ 70, các bộ vi xử
lý (micro-processor) ra đời. Đây là tập hợp các linh kiện thực hiện chức
năng của cả bộ xử lý trung tâm của một máy tính điện tử được chứa trong
một "chip" bán dẫn có diện tích khoảng 1-2cm
2
. Kỹ thuật vi xử lý khởi đầu
một cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, tạo cơ sở cho sự ra đời của
máy tính cá nhân vào đầu thập kỷ 80. Từ đó đến nay, máy tính cá nhân với

đánh giá sơ bộ, hiện nay thế giới có gần 600 triệu máy tính đang được sử
dụng. Lượng máy tính cá nhân trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, dự kiến đạt
khoảng 1,3 tỷ chiếc vào năm 2010.
Hình 1. Xu hướng gia tăng năng lực xử lý, tốc độ truyền dẫn và dung lượng lưu trữ
Máy tính điện tử ra đời đã có những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu
khoa học, hoạt động kinh doanh, quản lý. Tuy nhiên, chỉ khi các máy tính được
kết nối với nhau thành mạng, liên mạng, hình thành các “siêu xa lộ thông tin”
dựa trên hạ tầng truyền dẫn với công nghệ hiện đại thì công nghệ thông tin mới
thực sự thể hiện rõ vai trò động lực cho sự phát triển của xã hội loài người. Có
thể hiểu mạng máy tính là tập hợp các máy tính, thiết bị công nghệ thông tin
được kết nối với nhau thông qua môi trường truyền dẫn theo các quy tắc trao
đổi dữ liệu (giao thức) nhất định. Mạng ARPANET xuất hiện năm 1969 có thể
coi là mạng máy tính đầu tiên trên thế giới. Cuối năm 1968, các máy tính của 4
trường Đại học Hoa Kỳ đã được liên kết thành một mạng ARPANET. Đến năm
1981 đã có khoảng 200 máy tính liên kết vào ARPANET. Bắt đầu từ năm 1970,
nhóm nghiên cứu thuộc một số trường đại học Hoa Kỳ đã phát triển bộ giao
thức điều khiển truyền thông, giao thức liên mạng (TCP/IP) và năm 1983
Trang 7
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
TCP/IP chính thức được sử dụng trên ARPANET. Công nghệ cho mạng cục bộ
(LAN) ra đời trong năm 1970 và bộ giao thức TCP/IP là những tác nhân quan
trọng thúc đẩy việc phát triển các mạng cục bộ. Từ năm 1982, việc truy nhập
vào ARPANET hoàn toàn miễn phí, tên gọi Internet bắt đầu xuất hiện. Năm
1986, đã có hơn 5000 máy tính kết nối vào ARPANET. Không chỉ các trường
đại học và viện nghiên cứu mà các doanh nghiệp và các cơ quan của Chính phủ
cũng xây dựng mạng cục bộ và tổ chức kết nối Internet. Sự phát triển mạnh mẽ
của Internet diễn ra từ ngay những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, thuật
ngữ ARPANET không còn được sử dụng nữa và Internet trở thành tên gọi
chính thức.
Cùng với những thành tựu về công nghệ mạng và đặc biệt là sự xuất hiện

trọng, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế dựa vào tri thức, phát triển bền vững,
mà quan trọng hơn là thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hoá, phát
triển xã hội. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương
tiện quan trọng để quảng bá và nhân nhanh vốn tri thức – động lực của sự phát
triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con người...
CNTT phát triển đặc biệt nhanh chóng tạo đà cho thông tin và tri thức
bùng nổ và đó chính là nguồn gốc của những thay đổi sâu sắc hiện nay trong xã
hội loài người. CNTT được ứng dụng rộng rãi đã thúc đẩy nhanh chóng các
hoạt động thông tin trong mọi lĩnh vực, các hoạt động đó ngày càng tạo thêm
nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho thông tin trở thành một
nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng hàng đầu, “khu vực kinh tế thông tin"
ngày càng trở thành khu vực năng động nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong nhiều
nền kinh tế trên thế giới. Ở những nước phát triển, đóng góp của khu vực kinh
tế thông tin chiếm trên 50% GDP. Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT nhiều
ngành nghề mới, việc làm mới được tạo ra, nhất là trong các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, mặc dù sản
lượng nông nghiệp không ngừng tăng. Phát triển mạnh nhất là các ngành dịch
vụ giá trị gia tăng cao. Khu vực sản xuất vật chất không còn là khu vực sản xuất
chính nữa, khu vực dịch vụ ngày càng trở thành chủ yếu, bởi khu vực này tạo ra
giá trị gia tăng nhiều nhất, dựa vào xử lý thông tin và tạo ra thông tin và tri
thức.
Trang 9
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
Hình 2. Mức độ sử dụng Internet trên toàn thế giới
Hình 3. Số người sử dụng Internet trên toàn thế giới được phân chia theo khu vực
Trong nền kinh tế mới, giá trị gia tăng được tạo ra bởi những yếu tố vô
hình như bí quyết, sáng chế, phát minh, thiết kế mẫu mã, tiếp thị, dịch vụ tài
chính, quản trị kinh doanh... Giá trị gia tăng của các yếu tố đầu vào là nguyên
liệu năng lượng ngày càng giảm đi. Hiện nay, giá trị của các tài sản vật chất của

lý giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và
chính xác. Hoa Kỳ, Đan Mạch, Singapore, Hàn Quốc... là những quốc gia triển
khai rất thành công mô hình Chính phủ điện tử.
Giáo dục, đào tạo, học tập từ xa giúp nâng cao chất lượng các chương
trình giảng dạy và học tập, giúp cho mọi người có thể học tập suốt đời, phát
triển kỹ năng liên tục, thích ứng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa
học công nghệ. Mô hình giáo dục truyền thống đào tạo - ra làm việc đang
chuyển sang mô hình đào tạo suốt đời, đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục
đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Nhờ có mạng Internet, hình thức giáo dục,
Trang 11
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
đào tạo, học tập từ xa qua mạng rất phát triển. Mạng máy tính đã đem đến cơ
hội kết nối những người học với các nguồn thông tin phong phú, vô tận phân bố
khắp nơi trên thế giới. Cùng với máy tính, các thiết bị điện tử cầm tay như các
thiết bị số hóa hỗ trợ cá nhân (PDA), điện thoại di động, thông qua các kết nối
mạng, đặc biệt là mạng không dây (wireless), cho phép mọi người có thể học
tập thường xuyên, suốt đời, nâng cao kiến thức, kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc.
Trường đại học “ảo” ở châu Phi (AVU) là tổ chức giáo dục theo hướng đổi mới.
Mục tiêu chính của đại học này là tạo ra môi trường đào tạo và huấn luyện đạt
tiêu chuẩn quốc tế cho sinh viên và chuyên gia. Sau giai đoạn hoạt động thí
điểm thành công, hiện nay đại học này đã thiết lập 57 trung tâm đào tạo đặt tại
27 quốc gia châu Phi. Tại Hoa Kỳ, đầu năm 2001 Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) quyết định thực hiện dự án có tên "Tư liệu khóa học mở"
(OCW). Dự án có nhiệm vụ đưa lên Internet toàn bộ những tư liệu học tập của
khoảng 2.000 môn học ở MIT để mọi người trên toàn thế giới có thể học hỏi và
tham khảo qua truy cập miễn phí, kho tài liệu khổng lồ này. Ngoài việc cung
cấp tài liệu, MIT hy vọng dự án "Tư liệu khóa học mở" sẽ tạo ra một sự biến
chuyển về phương pháp học tập, giảng dạy trong cộng đồng giáo dục. "Tư liệu
khóa học mở" đã thu hút học viên của hàng trăm quốc gia và lãnh thổ truy cập.
Không chỉ sinh viên, mà còn rất nhiều giảng viên của các đại học khác trên thế

qua Internet và tại châu Âu là hơn 20%. Là mạng thương mại điện tử hàng đầu
thế giới, hàng hóa eBay rao bán trên mạng được chuyển thẳng từ người bán đến
người mua không qua các khâu trung gian. eBay hiện nay có khoảng 150 triệu
khách hàng trên khắp thế giới, 5 triệu đồ vật thuộc hơn 50.000 lĩnh vực được
giao bán và mức giao dịch năm 2005 đạt hơn 40 tỷ USD. Nhờ sử dụng CNTT
và internet các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giảm chi phí từ 8 - 12%, ngành xây
dựng giảm 7- 10% chi phí sản xuất.
Công nghệ thông tin có ứng dụng rộng rãi đối với hoạt động quản lý, bảo
vệ môi trường. Công nghệ thông tin giúp thu thập, xử lý số liệu, hỗ trợ cảnh
báo, điều tiết môi trường; đưa ra giải pháp xử lý các thảm họa môi trường, lạm
dụng nguồn tài nguyên quý hiếm. Năm 1998, chương trình kết nối mạng phục
vụ phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và Liên minh các quốc đảo đã xây
dựng hệ thống mạng liên thông giữa 43 quốc đảo đáp ứng các nhu cầu liên quan
đến các vấn đề đa dạng sinh học, môi trường biển, thay đổi khí hậu. Hàng
tháng, website của hệ thống mạng có khoảng 300.000 lượt truy cập từ hơn 100
quốc gia. Hệ thống đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức, ý thức
bảo vệ môi trường đối với các quốc đảo này.
Trang 13
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
An ninh, quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản do tác động của
CNTT. CNTT đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thông
minh"; từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm
thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia. Quân đội được trang bị
đầy đủ, yểm trợ tối đa, toàn diện. Thông tin về chiến trường, về đối phương...
được các thiết bị như vệ tinh viễn thông, radar... gửi về tức thời, đầy đủ qua các
trang bị của người lính. Vũ khí được gắn thiết bị điện tử, có khả năng nhận
dạng đối tượng, thu thập, phân tích, xử lý thông tin với độ chính xác cao, nâng
cao hiệu quả tác chiến. Quân phục “thông minh”, ngoài chức năng bảo vệ cơ
thể người lính còn có thể tự thông báo về vị trí tác chiến, tình trạng sức khỏe,
nhận dạng chiến trường... CNTT đang hứa hẹn những khả năng ứng dụng vô

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, và “đến
năm 2010, xây dựng và đưa vào vận hành mạng điện tử -tin học thống nhất của
Chính phủ”.
Trong quản lý Nhà nước, ứng dụng CNTT cũng đã được đẩy mạnh. Hầu
hết các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang tin
điện tử (website) chính thức trên mạng Internet. Các website này, cùng với
cổng thông tin điện tử của Chính phủ - được chính thức phát hành tháng 9/2005
- đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
mọi người dân có thể tìm hiểu thông tin, đề xuất yêu cầu giải quyết công việc
đối với các cơ quan công quyền.
Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc biệt đối với các ngành
có nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn
thông, hàng không..., ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố sống còn. Hơn 80%
các nghiệp vụ ngân hàng, 85% các giao dịch của ngân hàng với các khách hàng
được thực hiện bằng máy tính và các thiết bị CNTT hiện đại. Hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng đã được triển khai từ tháng 5/2002. Hệ thống các
máy rút tiền tự động ATM và các thẻ thanh toán điện tử đã được áp dụng và
từng bước phát triển. Loại hình thương mại điện tử bước đầu được áp dụng hỗ
trợ kinh doanh của các doanh nghiệp. Khoảng 50 - 60% doanh nghiệp có kết
nối Internet, 22% doanh nghiệp có website phục vụ kinh doanh, tiếp thị. Ứng
dụng CNTT cũng đã góp phần quan trọng cho hoạt động của nhiều ngành như
xây dựng, giao thông, cơ khí, công nghiệp in, dầu khí, khí tượng, thuỷ lợi,...
Trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá, xã hội, nông nghiệp
và phát triển nông thôn, ứng dụng CNTT bước đầu phát triển phục vụ thiết thực
nhu cầu của cộng đồng. Phần lớn các trường đại học và cao đẳng, trung học
Trang 15
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
chuyên nghiệp và dạy nghề và trung học phổ thông đã được kết nối Internet.
Hầu hết các trường đại học có website trên Internet; khoảng 300 website cung
cấp thông tin tư vấn về giáo dục, luyện thi trực tuyến, học tập từ xa, thí điểm thi

Mặc dù ICT đang phát triển như vũ bão kể cả về quy mô và chiều sâu
ứng dụng nhưng qua phân tích và đánh giá có thể nhận định rằng người sử dụng
hiện này còn thiếu tin tưởng về tính tin cậy trong khi thực hiện các giao dịch
hoặc lưu trữ thông tin nhạy cảm trên mạng Internet. Bên cạnh những tác động
rất tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con
người thì đã xuất hiện xu hướng con người lạm dụng ICT và ICT trở thành đối
tượng liên quan đến tội phạm. Hậu quả những hành vi này ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
6. Khái niệm
Cho đến nay, có thể nói chưa có một khái niệm rõ ràng, hoàn chỉnh,
thống nhất về loại hình tội phạm này. Về tên gọi cũng có rất nhiều thuật ngữ
khác nhau. Có tài liệu dùng thuật ngữ “tội phạm công nghệ cao - hightech
crimes”, “tội phạm sử dụng công nghệ cao”, có trường hợp gọi là “tội phạm lợi
dụng công nghệ cao” hoặc “tội phạm máy tính (computer crimes)”, “tin tặc”,
“tội phạm mạng (cyber crimes)”, cũng có tác giả gọi là “tội phạm khủng bố
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tội phạm không gian mạng (cybercrimes)”...
Thuật ngữ tội phạm công nghệ cao có nội hàm tương đối rộng. Theo từ
điển bách khoa wikipedia () thì lĩnh vực công nghệ
cao bao gồm công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công
nghệ người máy. Theo đó, tội phạm công nghệ cao bao hàm các hành vi phạm
tội cũng sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực kể trên.
Theo Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL thì khái niệm tội
phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng, lạm dụng những thiết bị kỹ thuật,
dây chuyền công nghệ có trình độ công nghệ cao như một công cụ, phương tiện
để thực hiện hành vi phạm tội.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam nêu khái niệm tội
phạm công nghệ cao là Loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa
học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành
vi phạm tội một cách cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại
tội phạm này thường là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có

rối bằng thư rác, cài đặt phần mềm do thám, nhận quảng cáo không mong
muốn. Đối với các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức khác. Kẻ
phạm tội có thể khai thác lỗ hổng trong kho lưu trữ dữ liệu, hoạt động tình báo
công nghiệp, hệ thống hoạt động rối loạn, ngưng trệ… đồng thời đe doạ các đối
Trang 18
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
tác, khách hàng, nhà cung cấp. Đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ công
tội phạm có thể tấn công mạng viễn thông, điện tử, hệ thống tài chính, dịch vụ
khẩn cấp, hệ thống dẫn đường, mạng lưới điện, kiểm soát không lưu, hệ thống
cấp nước … Khủng bố quốc tế qua mạng Internet đã xuất hiện những dấu hiệu
ban đầu.
Mặc dù có thể có nhiều tên gọi khác nhau được sử dụng trong các báo
cáo, nhưng trong phạm vi chuyên đề này nhóm tác giả tập trung vào các hành vi
phạm tội có liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin và truyền thông, hay
hiểu cụ thể hơn đó là liên quan đến máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông,
Internet và các thiết bị số hóa. Khái niệm tội phạm ICT là hành vi vi phạm pháp
luật hình sự được thực hiện trên máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông,
Internet và các thiết bị số hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, tội phạm ICT bao gồm bất
cứ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử dụng các hiểu
biết về ICT trong phạm tội, điều tra hoặc xét xử.
7. Đặc trưng tội phạm ICT
Khác với những hành vi vi phạm pháp luật truyền thống, tội phạm ICT có
một số đặc trưng cơ bản:
a) Tội phạm có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, Internet, mạng
viễn thông, thiết bị số hóa;
b) Chủ thể phạm tội là người hiểu biết về máy tính, mạng máy tính;
c) Không hạn chế về thời gian, không gian phạm tội;
d) Chứng cứ dễ xóa bỏ, khó phát hiện.
Liên quan đến máy tính, mạng máy tính, các thiết bị số hóa: Máy tính,
mạng máy tính, các thiết bị số hóa vừa là công cụ, môi trường thực hiện hành vi

Không hạn chế về thời gian, không gian. Đây là đặc trưng rất quan trọng
đối với loại hình tội phạm này. Tốc độ xử lý thông tin ngày càng nhanh; năng
lực xử lý, tính toán; khả năng lưu trữ thông tin ngày càng lớn, kích thước thiết
bị ngày càng nhỏ là những xu hướng nổi bật của ICT. Ranh giới vật chất giữa
các vùng, miền, quốc gia trở nên không còn ý nghĩa trên môi trường mạng
Internet. Tội phạm ICT có thể thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian rất
ngắn nhưng có tác động rất lớn về phạm vi địa lý. Thư rác chứa mã độc hoặc
chiếm quyền kiểm soát máy tính trong phương thức tấn công kiểu BOTNET
hoàn toàn có thể thực hiện được rất nhanh và kích hoạt được số lượng lớn các
máy tính ở nhiều quốc gia cùng tham gia tấn công.
Hậu quả thiệt hại không thấy ngay, chứng cứ dễ xóa bỏ, khó phát hiện.
Các dấu vết tội phạm để lại không phải là sự phá hủy vật chất thông thường như
làm hư hại máy tính, mạng máy tính, các thiết bị số hóa mà chỉ là thông tin, dữ
liệu – đó là tài sản phi vật thể mang tính “vô hình”. Hậu quả gây hại thường khó
Trang 20
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
nhận dạng được ngay. Việc đánh cắp thông tin truy cập tài khoản ngân hàng,
thẻ tín dụng, xâm nhập, do thám hệ thông thường chỉ được phát hiện sau hành
vi phạm tội một khoảng thời gian đáng kể. Các dấu vết phạm tội thường rất dễ
xóa bỏ, phụ thuộc nhiều vào phần mềm cài đặt, thông số của hệ thống, thói
quen của người quản trị hoặc người sử dụng. Các dấu vết như địa chỉ truy cập
Internet dạng URL, các tập tin tạm, các cookies, các tập tin nhật ký hệ thống ....
có thể bị ghi đè, xóa bỏ không khó khăn lắm đặc biệt khi hệ thống đã bị tội
phạm xâm nhập, chiếm quyền điều khiển.
8. Phương pháp tiếp cận tội phạm ICT dưới góc độ lập pháp
Trên thế giới, các quốc gia tiếp cận đối với tội phạm ICT dưới nhiều góc
độ khác nhau: tiếp cận theo nội dung - công nghệ; tiếp cận theo nội dung -
phương tiện - mục tiêu; tiếp cận cũ - mới theo bản chất tội phạm và công cụ
phạm tội.… Có một vấn đề chung và gây tranh cãi đó là tội phạm ICT có nên
coi là loại hình tội phạm mới hay chỉ là hình thức biểu hiện mới của các tội

về ICT và lợi dụng sự hiểu biết này để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên,
máy tính và mạng máy tính cũng có thể coi là chủ thể trực tiếp phạm tội. Trong
một số trường hợp tấn công kiểu từ chối dịch vụ kiểu phân tán DDOS, tấn công
kiểu BOTNET hoặc phát tán virus, mã độc… con người - cá nhân sở hữu, sử
dụng máy tính - chưa hẳn đã nhận thức được máy tính mà họ đang sử dụng đã
bị tội phạm chiếm quyền điều khiển, âm thầm thực hiện các hành vi phạm tội
theo các mã lệnh đã được khởi tạo và cài đặt vào trong máy thông qua môi
trường mạng. Trong khoảnh khắc, hàng trăm, hàng ngàn hoặc thậm chí hàng
triệu máy tính cá nhân, máy chủ, các dịch vụ hệ thống trên mạng có thể bị tấn
công và hậu quả khó có thể lường trước được.
Về mặt khách quan, tôi phạm ICT rất đa dạng và phát triển không ngừng
cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật. Theo Công ước về tội phạm
không gian ảo của Hội đồng Châu Âu, năm 2001 thì các hành vi phạm tội cụ
thể bao gồm Truy cập bất hợp pháp; Ngăn chặn bất hợp pháp; Can thiệp dữ
liệu; Can thiệp hệ thống; Lạm dụng thiết bị; Giả mạo; Lừa đảo. ITU – Tổ chức
Liên minh Viễn thông Quốc tế cho rằng cho rằng tội phạm ICT bao gồm 6 hành
vi:
a) Truy nhập bất hợp pháp;
b) Can thiệp vào số liệu;
c) Can thiệp vào hệ thống;
d) Lạm dụng các thiết bị điện tử;
e) Ngăn chặn bất hợp pháp;
Trang 22
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
f) Giả mạo và lừa đảo trên máy tính và mạng máy tính.
Bộ Luật Hình sự năm 1999 của nước ta quy định 3 nhóm hành vi phạm
tội bao gồm: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học.
Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính
điện tử. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính.
Về mặt chủ quan, tội phạm ICT thường thực hiện do cố ý. Các yếu tố về

Cùng với virus máy tính, các phần mềm máy tính gây hại, các phương
thức đe dọa mới đối với máy tính và mạng máy tính ngày càng trở nên đa dạng
dạng hơn, thủ đoạn tinh xảo hơn và xuất hiện nhiều hơn gắn với việc ứng dụng
các thành tựu tiên tiến trong ICT và việc mở rộng các dịch vụ trên Internet.
Trang 25

Trích đoạn Vundo Trojan Tải các tập tin từ địa chỉ từ xa 3Mixor QSâuTải các tập tin từ địa chỉ từ xa
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status