Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam - Pdf 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
o0o

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TRUNG QUỐC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Thuý Hằng
Lớp
: Anh 6
Khóa
: K43B
Giáo viên hướng dẫn
: PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn

Hà Nội, tháng 6/ 2008
Khoá luận tôt nghiệp- Tr-ờng ĐH Ngoại Th-ơng
MC LC

2.2. Đa dạng hoá cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành CNPT đáp ứng nhu
cầu các doanh nghiệp FDI 15
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN 17
3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 17
3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17
3.2.1.Vốn 17
3.2.2. Trình độ công nghệ 18
3.2.3. Sản phẩm 19
3.2.4. Nguồn lực kinh doanh 20
Ch-ơng II: Thực trạng phát triển CNPT cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Trung Quốc. 22
I. Sự hình Thành và phát triển CNPT ở các DNVVN của Trung Quốc 22
1. Nguyên nhân phát triển CNPT cho các DNVVN Trung Quốc 22
1.1. Nguyên nhân khách quan 22
1.1.1. Hợp tác hoá và chuyên môn hoá- tất yếu khách quan của sự ra đời và
phát triển của CNPT Trung Quốc. 22
1.1.2. DNVVN phù hợp với đặc điểm ngành CNPT 23
1.2. Nguyên nhân chủ quan: CNPT là nhu cầu bức thiết mà nội tại nền kinh tế
Trung Quốc đòi hỏi 25
2. Sự hình thành và phát triển của CNPT ở các DNVVN Trung Quốc 27
2.1. Giai đoạn sơ khai (Tr-ớc năm 1978) 27
2.2. Giai đoạn hình thành và phát triển (Từ sau năm 1978 đến những năm đầu
thế kỷ XXI) 28
2.3. Giai đoạn tăng tr-ởng mạnh (từ năm 2001 trở lại đây) 31
II. Chính sách phát triển CNPT cho các DNVVN của Trung Quốc 33
1. Cải tạo và phát triển các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ ở thành phố và thị
trấn d-ới nhiều hình thức 34
1.1. Đối với các doanh nghiệp tập thể 34
1.2. Đối với các doanh nghiệp Nhà n-ớc. 35
1.3. Đối với các doanh nghiệp phi công hữu 36

62
1. Những thành công đạt đ-ợc 62
2. Những hạn chế. 63
Khoá luận tôt nghiệp- Tr-ờng ĐH Ngoại Th-ơng
Ch-ơng III: Bài học cho Việt Nam trong việc phát triển CNPT
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 65
I. Thực trạng phát triển CNPT cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 65
1. Thực trạng ngành CNPT Việt Nam 65
1.1. Tổng quan ngành CNPT Việt Nam 65
1.1.1. Các doanh nghiệp phụ trợ 65
1.1.2. Sản phẩm phụ trợ 66
1.2. Chính sách phát triển CNPT Việt Nam 68
1.2.1. Chính sách nội địa hoá 68
1.2.2. Chính sách về thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng 69
2. Thực trạng CNPT ở các DNVVN Việt Nam 70
2.1. Sự phát triển của các DNVVN Việt Nam 70
2.2. Thực trạng các DNVVN trong ngành CNPT 71
3. Đánh giá chung quá trình phát triển CNPT cho DNVVN ở Việt Nam 74
3.1. Thành tựu 74
3.2. Hạn chế 74
II. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc trong việc phát triển CNPT cho các
DNVVN 75
1. Thống nhất nhận thức, quan điểm về phát triển CNPT cho các DNVVN. 76
2. Triển khai đồng bộ và nhanh chóng đồng thời các biện pháp hỗ trợ cho các
DNVVN tham gia CNPT. 78
2.1. Hỗ trợ về vốn 78
2.2. Hỗ trợ về công nghệ 82

Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
1
LỜI MỞ ĐẦU

Trong đường lối phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại
hoá, CNPT được coi là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của mỗi
quốc gia. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và được coi là
“xương sống” của các ngành công nghiệp. Đầu tư cho phát triển CNPT là
hoàn toàn phù hợp với tất yếu khách quan mà xu thế chuyên môn hoá và hợp
tác hoá mang lại. Phát triển CNPT sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp nội địa
phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo hướng tiên tiến,
hiện đại.
Tham gia các ngành CNPT có rất nhiều loại hình doanh nghiệp trong đó
chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN). Đây là
một bộ phận có cơ chế hoạt động rất linh hoạt và đang đóng góp ngày càng
nhiều cho nền kinh tế. DNVVN góp phần giải quyết việc làm, giữ gìn và phát
triển các nghề truyền thống, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Chúng giữ
một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia
nào, đặc biệt trong chính sách phát triển CNPT. Kinh nghiệm ở những nước
có nền CNPT phát triển cho thấy vai trò của các DNVVN là hết sức to lớn, để
cung cấp cho một doanh nghiệp lắp ráp cần đến hàng trăm thậm chí hàng
ngàn DNVVN làm vệ tinh. Nhờ có bộ phận này mà chuỗi cung ứng cho các
nhà lắp ráp, chế tạo trở nên đa dạng hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên các
DNVVN lại hạn chế về vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý- kinh doanh nên
để hoạt động tốt trong ngành CNPT các DNVVN cần rất nhiều sự hỗ trợ từ
các cơ quan hữu quan cũng như nỗ lực của bản thân.

3
Chương I: Tổng quan về CNPT và tác động của nó đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Chương II: Thực trạng phát triển CNPT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trung Quốc
Chương III: Bài học cho Việt Nam trong việc phát triển CNPT cho các
DNVV
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu những
tài liệu liên quan nhằm rút ra những kiến thức cơ bản nhất về việc phát triển
CNPT cho các DNVVN. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và tìm kiếm
thông tin nên đề tài chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin về CNPT, DNVVN
cũng như chính sách của Trung Quốc và không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót.
Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và mọi người.
Để thực hiện được đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
người trong đó có thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến thầy giáo PGS.TS. Vũ Sỹ Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn em.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình và bạn bè, những người
đã luôn ủng hộ em.
Hà Nội, ngày 27/5/2008
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CNPT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

nhất trên thế giới. Còn ở Thái Lan, một quốc gia đang phát triển thì CNPT là
các ngành cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra cho các
ngành công nghiệp cơ bản.
Nhìn chung, về câu chữ có khác nhau nhưng quan niệm của các nước về
CNPT đều có những điểm tương đồng. Đó là: CNPT là một ngành công
nghiệp sản xuất ra các sản phẩm trung gian và tư liệu sản xuất. Nó phân biệt
với ngành công nghiệp khai thác các sản phẩm tự nhiên sẵn có hay công
nghiệp lắp ráp, chế tạo cho ra những sản phẩm cuối cùng. Nó phân biệt với
ngành dịch vụ mặc dù nó cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình sản
xuất như kiểm tra, vận chuyển, kho bãi….
1.2.Quan niệm của Việt Nam về CNPT
Trước đây người Việt Nam dường như không quan tâm thậm chí còn rất
mơ hồ về CNPT. Kể từ khi sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản về nâng cao
tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thu hút FDI được thông qua
vào năm 2003 thì thuật ngữ CNPT mới được chú ý.
Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công
nghiệp, Bộ công nghiệp thì CNPT là hệ thống các công nghệ và cơ sở sản
xuất chuyên đảm nhận việc cung cấp đảm bảo( thiết kế, nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và linh kiện…) phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm công
nghiệp cuối cùng.
Theo ông Tạ Đình Xuyên, Giám đốc trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh
nghiệp nhỏ và vừa( Bộ KHĐT), CNPT là ngành công nghiệp sản xuất ra các
linh kiện, chi tiết phục vụ cho sản phẩm cuối cùng. Ngành CNPT Việt Nam
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
6
bao gồm: các ngành sản xuất chế tạo khuôn mẫu, đồ gá, linh kiện, phụ tùng và
lắp ráp bán thành phẩm. Sản phẩm của ngành CNPT chủ yếu phục vụ cho

Do đòi hỏi về vốn và công nghệ cao như vậy mà ngành CNPT ở các nước
nghèo, nước đang phát triển có xu hướng kém tính cạnh tranh hơn các nước
khác. Đặc biệt đối với các DNVVN là những đối tượng rất hạn chế về vốn và
công nghệ thì để sản xuất- kinh doanh tốt trong các ngành CNPT là rất khó
khăn.
2.2. CNPT bao phủ một phạm vi rộng các ngành chế tạo
Các sản phẩm công nghiệp hầu hết được làm từ nhựa, kim loại và đều trải
qua quá trình sản xuất thông thường như cán, ép, đúc…những sản phẩm và
dịch vụ hỗ trợ được cung cấp bởi ngành CNPT. Cụ thể như các sản phẩm
nhựa dành cho xe máy, ô tô, thiết bị điện tử…đều được sản xuất thông qua
một quá trình tương tự nhau. Do vậy sẽ thật lãng phí và không hiệu quả nếu
mỗi một doanh nghiệp ô tô, xe máy, điện tử lại phải có một nhà mày sản xuất
các bộ phận nhựa riêng trong khi nó chắc chắn được cung cấp một cách hiệu
quả nhờ CNPT. Có thể nói rằng CNPT tạo nên năng lực cạnh tranh cho nhiều
ngành công nghiệp.
Việt Nam hiện nay có chừng 24 ngành kinh tế- kỹ thuật cần đến CNPT,
trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Các ngành thành công như
bao bì, sản xuất phụ tùng xe máy.
3. Qui mô của ngành CNPT
Tuỳ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát
triển CNPT nói riêng của từng quốc gia, từng thời kì mà CNPT có các qui mô
khác nhau. Về cơ bản, CNPT có 3 qui mô:
- Qui mô chính: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh
kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này.
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
8
- Qui mô mở rộng 1: bao gồm qui mô chính và các dịch vụ sản

9
đến năm2004 công ty đã tìm được cho mình 20 nhà cung cấp Việt Nam. Như
vậy nhu cầu về CNPT đã khiến một số doanh nghiệp chuyên sâu vào sản xuất
các bộ phận cho công nghiệp lắp ráp. Nói cách khác CNPT đã thúc đẩy phân
công lao động xã hội một cách hiệu quả.
4.2. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại
Như đã nói ở trên CNPT phát triển sẽ đẩy mạnh quá trình chuyên môn hoá.
Do vậy các doanh nghiệp có điều kiện và nguồn lực để nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành CNPT là ngành mà tính cạnh
tranh của sản phẩm chủ yếu dựa trên chất lượng và tiêu chuẩn công nghệ thì
một đòi hỏi thiết yếu đối với các doanh nghiệp là phải luôn luôn đổi mới cải
tiến công nghệ và tìm ra những công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất để có được
lợi thế người đi đầu.
CNPT phát triển không chỉ thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại trong
một doanh nghiệp, một ngành cụ thể mà việc áp dụng các thành tựu mới của
khoa học và công nghệ trong các ngành CNPT còn có tính chất dẫn dắt sự
phát triển của các lĩnh vực sản xuất kế tiếp.
4.3. Cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực
Một nhà máy lắp ráp có thể cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà
máy vệ tinh cung cấp các sản phẩm phụ trợ mà CNPT lại bao phủ rộng một số
lượng lớn các ngành chế tạo, như vậy số lượng việc làm mà CNPT tạo ra và
giải quyết cho xã hội là rất lớn.
Bên cạnh đó, khi CNPT phát triển, môi trường đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn
hơn do đó sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI hơn. Do đó nhu cầu lao
động sẽ tăng lên. Các nước có lợi thế so sánh về giá lao động rẻ sẽ có nhiều
cơ hội hơn để khai thác lợi thế này nếu phát triển được ngành CNPT
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
11
phải có chính sách thích hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển
nhằm tăng quy mô cầu.
5.2. Thông tin
Trên bất cứ thị trường nào cũng xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng.
Đặc biệt trong ngành CNPT sự chia sẻ và nắm bắt thông tin giữa các nhà cung
cấp sản phẩm CNPT và các doanh nghiệp lắp ráp có ý nghĩa quyết định. Tình
trạng thiếu thông tin sẽ cản trở giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà lắp ráp,
nhất là các doanh nghiệp FDI. Khi phải tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc
trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nội địa, các nhà lắp ráp FDI sẽ không muốn
đầu tư vào nước đó. Và như vậy CNPT sẽ không có cơ hội phát triển. ở
trường hợp ngược lại, các nhà cung cấp nội địa muốn cung ứng cho các doanh
nghiệp lắp ráp này nhưng do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả
năng tiếp cận thông tin của các nhà sản xuất này còn hạn chế. Do đó cung
không gặp được cầu, tất yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của CNPT.
5.3. Tiêu chuẩn chất lượng.
Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà cung cấp nội địa và các
doanh nghiệp lắp ráp cũng là một yếu tố cản trở CNPT. Khi các doanh nghiệp
cung cấp phàn nàn về yêu cầu của các nhà lắp ráp là quá khắt khe còn các
công ty lắp ráp cho rằng sản phẩm mình được cung cấp không đạt tiêu chuẩn
thì sự khập khiễng đó sẽ dẫn tới tình trạng: trong khi các công ty lắp ráp thiếu
hụt các loại linh kiện và phải bù đắp bằng cách nhập khẩu thì các nhà sản xuất
lại không dám bỏ vốn đầu tư mua công nghệ đạt tiêu chuẩn của công ty lắp
ráp vì sợ không có được các đơn hàng ổn định, lâu dài. Lấy ví dụ Canon Việt
Nam, yêu cầu của Canon là dù sản xuất 100 hay 1000 sản phẩm thì chất lượng
cũng phải đồng đều nhau và điều này phải được duy trì như một nguyên tắc
bất di bất dịch. Thế nhưng doanh nghiệp Việt nam cung cấp linh kiện cho
Canon, lần thứ nhất chất lượng rất tốt nhưng từ lần thứ hai trở đi đã có sự thay

nghiệp, khấu trừ thuế mua máy móc… sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
13
vào CNPT. Các chính sách khác như hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ
đào tạo… cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngnàh CNPT.
II. TÁC ĐỘNG CỦA CNPT ĐỐI VỚI CÁC DN VỪA VÀ NHỎ
1. Phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ( DNVVN) trên thế giới đều có lợi
thế về lao động, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất nhưng lại kém
lợi thế về vốn, công nghệ và trang thiết bị. Do đó doanh nghiệp khó có thể tự
mình cung cấp những sản phẩm hoàn thiện. Bởi lẽ nó đòi hỏi một tiềm lực
quá lớn so với khả năng của các doanh nghiệp. Nếu cứ sản xuất doanh nghiệp
chỉ có thể sử dụng nhũng công nghệ cũ, chi phí vốn không quá cao và do vậy
chất lượng sản phẩm sẽ không đảm bảo, không được thị trường chấp nhận
hoặc có một dung lượng thị trường vô cùng nhỏ hẹp. Không bán được hàng,
doanh số thấp, lợi nhuận thấp dẫn đến tích luỹ thấp. Doanh nghiệp lại tiếp tục
thiếu vốn để đầu tư cho máy móc. Mặt khác, do thiếu những qui chuẩn chất
lượng và bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý rằng sản phẩm của mình đã không
thể cạnh tranh trên thị trường nên công nhân thường làm việc kém nhiệt tình,
không cẩn thận. Tất yếu là chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng kém. Doanh
nghiệp rơi vào cái vòng luẩn quẩn và khó có thể đi lên được.
Ngược lại, chủ các DNVVN trong ngành CNPT thường là các kỹ sư hoặc
thợ kỹ thuật lành nghề nên họ rất có kinh nghiệm về máy móc và thực tế sản
xuất một bộ phận nào đó. Họ có thể sản xuất các linh kiện, bộ phận một cách
hiệu quả hơn hẳn bất cứ một doanh nghiệp lớn nào. Do vậy, tham gia vào một
khâu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng tức là hoạt động trong
lĩnh vực CNPT quả là một giải pháp hữu hiệu đối với các DNVVN. Tham gia

móc, công nghệ được chuyển giao sang nước tiếp nhận đầu tư. Sự chuyển
giao này được thực hiện theo các hình thức:
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
15
- Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp( intra- firm transfer): đây là hình
thức chuyển giao công nghệ giữa các công ty đa quốc gia và các công ty con
của nó.
- Chuyển giao giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp bản xứ hoạt động
trong cùng ngành.
- Chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp ( vertical inter- firm
transfer): doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp bản
xứ sản xuất các sản phẩm trung gian cung cấp cho các doanh nghiệp FDI hoặc
trường hợp doanh nghiệp bản xứ dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản
xuất thành phẩm cuối cùng.
Trong một số trường hợp, sau khi làm việc trong doanh nghiệp FDI một
thời gian, nhân viên trong công ty tách ra mở công ty riêng và trở thành nhà
cung cấp cho các doanh nghiệp FDI này.
Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, doanh nghiệp FDI đã chuyển giao
công nghệ và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý sang cho các doanh
nghiệp bản xứ. Và để thu hút đước các doanh nghiệp FDI thì CNPT phải phát
triển. Đây là hiệu quả lan toả mà các DNVVN cần tranh thủ tận dụng.
2.2. Đa dạng hoá cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành CNPT đáp ứng
nhu cầu các doanh nghiệp FDI
CNPT phát triển góp phần thu hút đầu tư nước ngoài nhờ cải thiện môi
trường đầu tư. Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào một nước luôn mong
muốn tìm được các nhà cung cấp nội địa để cắt giảm chi phí. Đó chính là cơ
hội cho các doanh nghiệp bản xứ.

ngoài
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
17
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN
3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
“ Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu”- Diễn đàn kinh tế thế giới năm
1997 đã đưa ra khái niệm như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách
lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi
nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp,
đồng thời đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.
3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nói đến cạnh tranh là nói đến sự so sánh. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sự so sánh tương quan giữa các doanh nghiệp căn cứ trên một số
tiêu chí như vốn, công nghệ, sản phẩm và các nguồn lực kinh doanh.
3.2.1.Vốn
Bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn. Đặc biệt
đối với các doanh nghiệp sản xuất nhất là các doanh nghiệp CNPT thì vốn là
nhân tố vô cùng quan trọng. Nó quyết định qui mô sản xuất, trình độ công
nghệ của doanh nghiệp đó. Vốn lớn, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động
sản xuất, mở rộng thị trường, mở rộng kênh phân phối, đầu tư nhiều hơn cho
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ…
Có thể nói vốn càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng được đảm bảo hơn.
Về điểm này thì các DNVVN luôn kém lợi thế hơn so với các công ty lớn.
Với nguồn vốn ban đầu thường thấp, khả năng tiết kiệm không đáp ứng nhu
cầu đầu tư, nếu hạn chế nhu cầu đầu tư ở mức tích luỹ cho phép thì lợi nhuận
sẽ không cao. Để tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh thì phải đảm bảo

là chuyển giao công nghệ thông qua FDI.
Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng
19
Như vậy nhờ CNPT phát triển một quốc gia sẽ thu hút được nhiều FDI
hơn. Thông qua đó đất nước nói chung, các doanh nghiệp nói riêng sẽ tiệp
nhận được công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ. Kết quả là
năng lực cạnh tranh của cả doanh nghiệp và quốc gia đều tăng lên. Ví dụ về tổ
hợp công nghiệp Wanxiang Group của Trung Quốc. Khi mới thành lập nó chỉ
là một xưởng sản xuất phụ tùng máy kéo dùng trong nông nghiệp. Hoà nhịp
cùng sự mở cửa của nền kinh tế, xí nghiệp nhỏ này đã chuyển hướng sang
khai thác thị trường phụ tùng ô tô và tận dụng tiếp nhận công nghệ chuyển
giao của các nước tiên tiến, dần năng cao khả năng cạnh tranh. Đến nay
Wanxiang Group đã trở thành một tổ hợp công nghiệp chế tạo phụ tùng ô tô
khổng lồ.
3.2.3. Sản phẩm
Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua khả
năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường bởi lẽ sản
phẩm có bán được người ta mới biết đến doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp
lớn, tiềm lực dồi dào họ có nhiều điều kiện để nghiên cứu và phát triển sản
phẩm do vậy có thể thắng trong cạnh tranh nhờ chiến lược khác biệt hoá sản
phẩm và ưu tế người đi đầu. Nhưng đối với các DNVVN, giảm chi phí là
chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất với điều kiện vốn và công nghệ hạn chế.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố cơ bản:
chi phí, chất lượng và thời gian (khả năng cung cấp hàng). Đối với sản phẩm
công nghiệp thì chi phí có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu. Chi phí của
một sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí
sản xuất, chi phí cho hoạt động logistic… Sản phẩm của mỗi ngành nghề khác


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status