bài giảng bao bì phụ gia thực phẩm chương 2 chức năng của bao bì thực phẩm - Pdf 14

Chương 2:
CHỨC NĂNG CỦA
BAO BÌ THỰC PHẨM –
PHÂN LOẠI BAO BÌ THỰC PHẨM
2.1 Chức năng của bao bì thực phẩm:
Đặc tính của BBTP được thể hiện qua 3 chức
năng:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người
tiêu dùng.
- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý
và tiêu dùng.
2.1.1 Đảm bảo số lượng và chất lượng:
- Đảm bảo thực phẩm được chứa bên trong
không thay đổi về khối lượng hay thể tích.
- Chất lượng của
sản phẩm thực phẩm phải luôn
được đảm bảo trong suốt thời hạn sử dụng
của sản phẩm:
+ Thực phẩm sau khi chế biến phải được đóng
bao bì kín nhằm tránh tác động của môi trường
bên ngoài lên sản phẩm.
+ Tác nhân bên ngoài có thể là:
 Nước, hơi nước, không khí (có chứa O
2
),
VSV, đất, cát, bụi, côn trùng và các tác nhân
vật lý khác
 VSV xâm nhập vào thực phẩm thông qua sự
xâm nhập của nước, hơi nước, không khí
 Đất cát được đưa vào thực phẩm cùng với

Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại vitamin quan trọng
rất nhạy cảm với ánh sáng. Đặc biệt, ánh sáng mặt
trời rất nguy hại với vitamin và ánh sáng từ đèn huỳnh
quang ở các quầy hàng tại cửa hàng bán lẻ cũng tạo
ra những tác động không nhỏ. Nghiên cứu với vitamin
A cho thấy lượng vitamin này mất đi 50% khi để trực
tiếp dưới ánh đèn huỳnh quang trong 6h, vitamin B
2
giảm 40% trong vòng 12h, vitamin C cũng giảm sút.
Sử dụng loại bao bì không trong suốt như hộp giấy sẽ
giúp làm giảm đáng kể sự mất đi của vitamin.
2.1.3 Thuận lợi trong lưu kho, phân phối và
quản lý tiêu dùng:
Bao bì ngoài được chọn và thiết kế theo các nguyên
tắc:
- Bền vững, chắc chắn.
- Dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất
định đối với một hoặc nhiều chủng loại thực phẩm.
- Chứa đựng nhiều chủng loại thực phẩm.
 Bất kỳ bao bì trực tiếp bao bọc thực phẩm ở bất kỳ
dạng nào cũng cần có lớp bao bì phụ bọc bên ngoài
để bảo vệ cho lớp bao bì này để tạo thành khối chữ
nhật nhằm dễ dàng xếp khối, đóng thành kiện có kích
thước như nhau để tiện xếp vào kho, chất chồng lên
cao tiết kiệm mặt bằng, và cũng tạo sự nhanh chóng,
dễ dàng khi bốc dỡ, vận chuyển.
 Bên cạnh sự thuận lợi trong vận chuyển, cách bao
bì nhiều lớp và tạo thành khối cũng giúp sản phẩm
tránh hoặc giảm ảnh hưởng của va chạm cơ học, có
thể gây vỡ, hư hỏng sản phẩm. Nó cũng tạo điều kiện

2.2 Phân loại bao bì thực phẩm:
Mỗi loại thực phẩm có đặc tính riêng, do đó chúng
có yêu cầu bảo quản riêng, nhưng phải đáp ứng
được đặc tính chung cho sản phẩm chế biến là
phải chứa trong bao bì kín.
Các vật liệu bao bì gồm:
- Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (dùng làm bao
bì ngoài).
- Thủy tinh.
- Thép tráng thiếc.
- Nhôm.
- Các loại nhựa nhiệt dẻo.
- Màng ghép nhiều loại vật liệu
2.3 Yêu cầu bao bì của thực phẩm xuất khẩu
và tiêu dùng nội địa:
Thực phẩm có thể chia thành nhiều hạng khác nhau:
- Thực phẩm cấp cao, cấp thấp.
- Thực phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội địa.
- Hàng hóa thực phẩm để biếu tặng, tiêu dùng.
- Đối với thực phẩm xuất khẩu thì yêu cầu nghiêm
khắc hơn về chất lượng toàn phần, đưa đến việc sản
phẩm đạt chất lượng cao. Như vậy, bao bì càng nổi
bật vai trò quan trọng của nó là gới thiệu, trình bày,
thuyết phục và tạo được lòng tin đối với người tiêu
dùng nước ngoài.
- Đối với hàng tiêu dùng hay hàng nội địa, hàng cấp
thấp, vai trò của bao bì cũng không thể xem nhẹ, vì
nó thay lời nhà sản xuất thu hút và tạo lòng tin với
người tiêu dùng trong nước, là nhân tố giúp sản
phẩm nội địa cạnh tranh thắng thế đối với hàng ngoại


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status