Nghiên cứu kinh nghiệm hoa kỳ về xây dựng phương pháp luận phân tích hiện trạng đổi mới và chính sách đổi mới, ứng dụng vào việc xây dựng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong bối - Pdf 14

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
o0o
BÁO CÁO TỔNG HỢP

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ HỢP TÁC VỚI HOA KỲ
Nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ về xây dựng phương pháp luận
phân tích hiện trạng đổi mới và chính sách đổi mới, ứng dụng vào việc
xây dựng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Chủ nhiệm Nhiệm vụ: TS. Trần Ngọc Ca
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ

8916 Hà nội, năm 2011 2


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 6
Chương Một: Những yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp vừa và nhỏ sau khi gia nhập WTO 9
I.1. Cơ hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi Việt Nam gia nhập WTO 9
I.2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO đối với doanh nghiệp VVN Việt Nam 10
I.3. Thách thức của doanh nghiệp VVN sau khi Việt Nam gia nhập WTO và những vấn đề
đặt ra cho hoạt động
đổi mới công nghệ 10
Chương Hai: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐỔI
MỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ, VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH
HIỆN TRẠNG ĐỔI MỚI 13
II.1. Kinh nghiệm thúc đẩy đổi mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hoa Kỳ 13
II.2. Kinh nghiệm của một số nước khác 25
II.2.1. Kinh nghiệm thúc đẩy đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp VVN của Thái Lan 25
II.2.2. Kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy đổi mớ
i cho doanh nghiệp VVN của Trung quốc 38
II.3. Một số phương pháp xác định chỉ số đổi mới: kinh nghiệm thế giới 49
II.3.1. Cách tiếp cận về chỉ số đổi mới 49
II.3.2. Các công cụ đánh giá đổi mới nói chung 51
II.3.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về hệ thống chỉ số đổi mới 52
II.3.4. Một số kinh nghiệm khác 59
Chương Ba: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ CHÍNH
SÁCH HỖ
TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DNVVN Ở VIỆT NAM 63
III.1. Cách tiếp cận chung 63
III.1.1. Một số khái niệm cơ bản về đổi mới (innovation) 63
III.1.2. Hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) 73
III.1.3. Hệ thống đổi mới vùng (RIS) 87

V.3. Sử dụng chính sách dịch vụ xã hội hoá thúc đẩy phát triển DNVVN 187
V.4. Về phương pháp phân tích hiện trạng đổi mới và chính sách đổi mới 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CGCN Chuyển giao công nghệ
CNTT Công nghệ thông tin
DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐMCN Đổi mới công nghệ
EIU Bộ Phân tích thông tin kinh tế
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
NRC Hội đồng nghiên cứu quốc gia
R&D Nghiên cứu và triển khai
SHTT Sở hữu trí tuệ
WTO Tổ chức thương mại thế giới

6

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư hợp tác với Hoa Kỳ
“Nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ về xây dựng phương pháp luận
phân tích hiện trạng đổi mới và chính sách đổi mới, ứng dụng vào
việc xây dựng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”

pháp thích hợp. Phân tích chính sách và xây dựng, thiết kế, hoạch định chính sách là
một lĩnh vực chuyên môn tổng hợp của nhiều ngành khoa học, đòi hỏi phải có
phương pháp luận đúng. Trong bối c
ảnh của Việt Nam, những công cụ phân tích
này luôn là một điểm khó khăn và việc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài là
một nhu cầu quan trọng. Những kinh nghiệm nước ngoài của Hoa Kỳ, Thái lan, một

7
số tổ chức quốc tế như OECD, EU, v.v sẽ là nền tảng quan trọng cho việc lựa
chọn phương pháp phân tích.
Mục tiêu của đề tài
Với định hướng như vậy, đề tài đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu kinh nghiệm
Hoa Kỳ và một số kinh nghiệm quốc tế khác về xây dựng phương pháp luận phân
tích hiện trạng đổi mới của doanh nghiệp, và phương pháp luận phân tích chính
sách hỗ tr
ợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp ứng dụng các phương pháp này trong hoạt động của một số tổ
chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Đồng thời đề xuất một số chính sách hỗ trợ
hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Đề tài cũng nhằm hỗ trợ cho ho
ạt động của một số tổ chức thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ như Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Viện Chiến lược và
Chính sách Khoa học và Công nghệ, và cho các chương trình, đề án về đổi mới
công nghệ của Bộ như Chương trình Đổi mới công nghệ Quốc gia, Chương trình
Phát triển công nghệ cao Quốc gia, Chương trình Phát triển thị trường công nghệ,
v.v…; đóng góp vào quá trình xây dựng Chiến l
ược phát triển khoa học và công
nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Một số mục tiêu chuyên sâu của đề tài được đặt ra là:
- Tìm hiểu tổng quát phương pháp phân tích hiện trạng hệ thống đổi mới của

Đề tài đã đưa ra được b
ức tranh tổng thể về hệ thống đổi mới ở Việt Nam
trên các cấp độ khác nhau, phân tích hiện trạng đổi mới và hiện trạng chính sách đổi
mới. Qua đó phát hiện những xu thế sử dụng phương pháp chỉ số phân tích đổi mới
và phương pháp phân tích chính sách ở Việt Nam. Trên cơ sở những kinh nghiệm
quốc tế (chủ yếu là của Hoa Kỳ), đề tài đã có những kết luậ
n và kiến nghị tương
ứng trong cả việc đưa ra những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đổi mới ở
nước ta cũng như phương pháp phân tích đổi mới.
Đề tài cũng đã có những đóng góp thông qua một số xuất bản phẩm như bài
báo đăng tạp chí hoặc các chương trong một số sách xuất bản, có liên quan đến hoạt
động đổi mới. Những tư liệu, tài li
ệu của đề tài được sử dụng trong một số chương
trình đào tạo của một số trường ở cấp đại học và sau đại học. Tuy nhiên, một điểm
hạn chế lớn của đề tài là do nguồn lực có hạn, không thể có được một cái nhìn và
đánh giá toàn diện hơn về hiện trạng đổi mới và chính sách đổi mới ở Việt Nam. Do
gặp khó khăn v
ề nguồn kinh phí từ phía đối tác nước ngoài, đề tài đã phải giành một
khoản kinh phí lớn cho việc mời chuyên gia nước ngoài. Nhìn chung, mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài chắc chắn còn những thiếu sót
cần được sự đóng góp quí báu của người đọc và thành viên các Hội đồng đánh giá.

Thay mặt Nhóm thực hiện Nhiệm vụ
Chủ nhiệm: Trầ
n Ngọc Ca 9
Chương Một:
Những yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động đổi mới công nghệ

- WTO yêu cầu mở cửa thị trường vốn cho phép ngân hàng nước ngoài tham
gia và tiến hành nghiệp vụ tài chính, sẽ tăng cường cạnh tranh của ngành tài chính
Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh giữa các ngân hàng. Điều này sẽ có thể có tác động
tích cực sẽ là thúc đẩy ngân hàng trong nước thông qua tăng cường quản lý, nâng
cao chất lượng dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho
các DNN&V tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
- Vì WTO thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu công nghiệp toàn cầu hoá, tạo thêm
nhiều cơ hội cho DNV&N tham gia vào chuỗi giá trị, trên cơ sở hợp tác với các tập
đoàn lớn trong nước và quốc tế. Toàn cầu hoá và phân công sản xuất cũng sẽ làm
nhi
ều DNV&N hơn trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của các công ty đa
quốc gia.

10
I.2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam
a) Cải thiện môi trường thương mại quốc tế
Cải thiện môi trường thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho DNV&N Việt
Nam hướng ra thị trường quốc tế. Trong tình hình xu thế chủ nghĩa bảo hộ thương
mại và tập đoàn hoá khu vực hiện nay ngày càng tă
ng, gia nhập WTO đã giúp
DNV&N giành được sự đãi ngộ thương mại công bằng, các rào cản thương mại của
một số quốc gia thiết lập đối với Việt Nam sẽ có thể tự động bị huỷ bỏ. Do đó vấn
đề môi trường thương mại bị cản trở do một số yếu tố phi kinh tế gây ra sẽ được
giải quyết cho phép sản phẩm củ
a DNV&N định hướng xuất khẩu thâm nhập vào
thị trường quốc tế.
b) Thực hiện chế độ đại diện xuất khẩu
Chế độ đại diện thương mại quốc tế là một trong những hình thức phổ biến
trong thương mại quốc tế, trong đó doanh nghiệp thương mại quốc tế cung cấp các

11
của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù
giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.
Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các DNV&N chưa có chiến lược
xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do
đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10%
s
ố doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này
chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài
không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.
b) Trình độ công nghệ và hiệu suất lao động của các DNV&N kém
Theo kết quả kh
ảo sát của Cục Phát triển DNV&N (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số DNV&N đạt trình độ công
nghệ tiên tiến (phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI). Còn
về doanh nghiệp trong nước, hầu hết đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Đặc biệt,
khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệ
p phía Bắc là rất thấp. Chỉ
tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng
máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng
nội bộ – LAN, số doanh nghiệp có website là rất thấp (chỉ 2,16%).
Hơn 90% DNV&N đang sử dụng công nghệ từ cấp trung bình đến lạc hậu,
khả năng đầu tư nâng cấp công nghệ thấp, tiêu hao nhiều tài nguyên, bao g
ồm vật
liệu, nhiên liệu, năng lượng và thường có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Vấn đề chuyển giao công nghệ tại các DNV&N hiện tại đang gặp nhiều trở
ngại, chưa có thói quen cũng như đánh giá đầy đủ được vai trò của việc đầu tư phát
triển công nghệ trong việc phát triển bền vững, lâu dài. Thực tế hiện nay chi phí đầu

chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến.
Nguyên nhân của tình trạng này là do việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về
luật pháp còn nhi
ều hạn chế.
f) Nhận thức và kiến thức về hội nhập quốc tế nói chung và WTO nói riêng còn
hạn chế
Còn khá nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới cho phù hợp với yêu cầu
khách quan của hội nhập. Sự tham gia của các ngành, các cấp và doanh nghiệp chưa
đồng bộ, chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp cần thiết đảm bảo cho hội nhập kinh
tế quốc t
ế đạt hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp còn ít hiểu biết về thị trường, luật
pháp và các thông lệ quốc tế nên gặp rất nhiều rủi ro trong kinh doanh và sức cạnh
tranh rất thấp trên thị trường quốc tế.
Một trong những điểm yếu khác của các DNV&N là mối liên kết trong và
ngoài nước rất hạn chế. Điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
l
ẫn năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có thể mang lại lợi ích chung cho cộng
đồng. Ngoài ra, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh,
trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong và
ngoài nước cũng rất hạn chế.

13
Chương Hai:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH
THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ, VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐỔI MỚI

II.1. Kinh nghiệm thúc đẩy đổi mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Hoa Kỳ
Theo quan điểm chung của nhiều người, vì Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn,

c làm. David Birch và những người đồng nghiệp đã đề xuất rằng các chính sách
của nhà nước cần đẩy mạnh và dựa vào khả năng cạnh tranh cao của các doanh
nghiệp nhỏ.
Trong khi đó, từ đầu những năm 60, hội đồng liên bang đã đề xuất hướng đi
của các quỹ nghiên cứu và phát triển (R&D) nên tập trung vào các doanh nghiệp
nhỏ. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị những người mang suy nghĩ truyền thố
ng của quỹ

14
R&D chính phủ phản đối. Mặc dù từ cuối những năm 70, các doanh nghiệp nhỏ đã
được nhận định là một nguồn lực có tiềm năng trong việc đổi mới, một số người
trong chính phủ vẫn cảnh giác trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ đầu tư
vào công nghệ có tính mạo hiểm cao và có triển vọng thương mại.
Khái niệm hỗ trợ tài chính bước đầu cho những công nghệ có tính mạ
o hiểm
cao và có triển vọng thương mại được đưa ra đầu tiên bởi Rland Tibbetts, làm việc
tại Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF). Đầu năm 1976, ông Tibbettes cho rằng NSF nên
đầu tư một phần ngân quỹ vào các doanh nghiệp nhỏ. Khi NSF thực hiện sáng kiến
này, các doanh nghiệp nhỏ đã rất tán thành và tiến hành vận động các cơ quan khác
làm theo sự chỉ đạo của NSF. Khi những nỗ lực của họ không được đáp lại, các
doanh nghiệ
p nhỏ đã đưa trường hợp của mình lên Quốc hội và những cấp quản lý
cao hơn.
Để đáp lại, một cuộc Hội nghị Nhà trắng về doanh nghiệp nhỏ đã được tổ
chức vào tháng 1, năm 1980. Hội nghị đã đề xuất bắt đầu một chương trình cho
nghiên cứu và đổi mới doanh nghiệp nhỏ dựa trên bằng chứng về việc cắt giả
m
phần trăm đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ của quỹ nghiên cứu và phát triển của
liên bang, các doanh nghiệp nhỏ ngày càng khó khăn trong việc huy động vốn, vai
trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ đối với thu hút nhiều lao động. .

đoạn mà những bên được nhận tài trợ sẽ nhận được tài trợ từ chương trình thu mua
của cơ quan quản lý, các nhà đầu t
ư tư nhân hoặc từ thị trường vốn. Mục tiêu của
giai đoạn này là chuyển công nghệ sang giai đoạn nguyên mẫu và đưa vào thị
trường.
Giai đoạn 3 thường là giai đoạn có nhiều khó khăn đối với những doanh
nghiệp mới. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã triển khai những cách tiếp cận
khác nhau, không có cái nào là từ SBIR, để tạo điều kiện thuận lợ
i cho việc chuyển
đổi sang thương mại. Một số doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm về chương trình
này thì thuận lợi hơn trong việc thu hút những nguồn tài trợ khác. Nghiên cứu NRC
trước đây cho thấy những doanh nghiệp khác nhau có những mực tiêu khác nhau
khi áp dụng chương trình. Một số nhằm vào việc chứng minh tiềm năng của nghiên
cứu. Một số khác nhằm vào việc đáp ứng những yêu cầu của cơ quan nghiên c
ứu về
cơ sở chi phí hiệu quả. Số còn lại nhằm vào chất lượng (và những đầu tư thu được
từ chứng nhận này) khi họ đưa những sản phẩm khoa học ra thị trường.
Những yếu tố khiến những khoản tài trợ SBIR thu hút được sự quan tâm của
các doanh nghiệp bao gồm việc tài trợ này không làm giảm quyền sở hữu và không
yêu cầu hoàn trả. Quan trọng là những doanh nghi
ệp được nhận hỗ trợ vẫn giữ được
quyền sở hữu trí tuệ phát triển từ nguồn tài trợ SBIR, và nhà nước không phải trả
tiền bản quyền và được sử dụng bản quyền này trong một thời gian. Việc lựa chọn
nhận tài trợ từ SBIR cũng mang lại hiệu quả cụ thể, một dấu hiệu cho những nhà
đầu tư kỹ thuật và th
ương mại tư nhân tin tưởng vào sự phát triển công nghệ.
Về phía chính phủ, chương trình SBIR hỗ trợ để thực hiện được nhiệm vụ
cũng như khuyến khích phát triển kinh tế dựa trên tri thức. Bằng việc tạo nên một
cầu nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và các cơ quan liên bang, đặc biệt là trong quá
trình mua bán, SBIR đóng vai trò như một chất xúc tác để phát triển những ý tưởng

nguồn tài chính để đầu tư vào xây dựng hợp đồng. Chương trình có thể tài trợ hiệu
quả những chi phí để tiếp cận với hệ thống mua bán của chính phủ.
Thứ ba, SBIR giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua được những khó khăn khi
tiếp cận với quy trình mua bán. Đặc biệt, nhữ
ng nhà thầu quốc phòng chính đều có
những vận động tích cực tại Capitoll Hill (trụ sở Quốc hội) và Pentagon (trụ sở Bộ
Quốc phòng). Những nhà thầu ít kinh nghiệm hơn và không có kinh phí để duy trì
văn phòng ở Washington và những liên kết thích hợp với Pentagon sẽ gặp rất nhiều
bất lợi khi tham gia vào hệ thống hợp đồng. Những doanh nghiệp nhỏ không thể đủ
kinh phí cho vận động hành lang, SBIR có thể tạo ra con đường ti
ếp cận trực tiếp
với hệ thống mua bán cho những doanh nghiệp nhỏ.
Sửa đổi SBIR
Chương trình SBIR tiếp cập quá trình sửa đổi vào giữa năm 1992 và tiếp tục
lo ngại về khả năng thương mại hóa những sáng chế của kinh tế Mỹ. Nhận thấy
trong việc tạo ra công nghệ mới, Mỹ còn gặp ít khó khăn hơn là thương mại hóa và
áp dụng công nghệ, Viện Hàn lâm khoa họ
c Quốc gia vào thời điểm đó đã đề xuất
tăng quỹ SBIR như một cách để cải thiện khả năng áp dụng và thương mại hóa
những công nghệ mới.
Dựa theo bản báo cáo này, bộ luật Thúc đẩy Phát triển và Nghiên cứu cho
Doanh nghiệp nhỏ (P.L. 102-564), sửa đổi chương trình cho đến 30/9/2000, đã tăng
gấp đôi tỉ lệ dự trữ lên thành 2.5%. Việc tăng tỉ lệ
quỹ R&D cho chương trình là
một điểm quan trọng trong việc khuyến khích quá trình thương mại hóa công nghệ
được trợ cấp bởi SBIR. Ngôn ngữ lập pháp đã nhấn mạnh tiềm năng thương mại là
một tiêu chuẩn để được hưởng trợ cấp SBIR. Đối với Giai đoạn 1, Quốc hội yêu cầu
những người quản lý chương trình đánh giá tiềm năng thương mại của dự
án và
những yếu tố về khoa học và công nghệ khi đánh giá để áp dụng SBIR.

khó khăn trong tài chính và tầm quan trọng ngày càng tăng của địa phương hóa.
Để giải quyết được các lỗ hổng đánh giá và tìm hiểu về chương trình lớn và
chưa được đánh giá này, Ủy ban đối tác Công nghiệp-Chính phủ cho Phát triển
Công nghệ mới của Viện Hàn lâm quốc gia đã đượ
c yêu cầu xem xét lại chương
trình SBIR, hoạt động và những thách thức hiện có. Dưới sự chỉ đạo của chủ tịch,
ông Gordon Moore, Ủy ban đã triệu tập những người lập pháp, các nhà nghiên cứu,
và đại diện của các doanh nghiệp nhỏ để thảo luận một cách toàn diện về lịch sử và
tính chất của chương trình SBIR, xem xét lại những nghiên cứu hiện tại và xác định
những khu vực cho việ
c phát triển nghiên cứu và cải tiến chương trình trong tương
lai.
Ủy ban đã báo cáo lại như sau:
- SBIR đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều thành phần trong chính phủ và trên
toàn quốc.
- Đồng thời, quy mô và tầm quan trọng của SBIR đã nhấn mạnh việc cần
thiết phải có nhiều nghiên cứu hơn về kết quả làm việc và đánh giá hoạt động của
chương trình như thế nào.
- Yêu cầu cần có những nhận định rõ ràng về tầm quan trọng của thương mại
hóa nhờ SBIR, và về cách định nghĩa thương mại hóa.
- Cần nhận định rõ cách đánh giá SBIR như một chương trình độc lập và
được các doanh nghiệp áp dụng theo nhiều cách khác nhau.
Tiếp theo, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, Hội đồng này được yêu cầu
xem xét lại hoạt động của SBIR tại Bộ Quốc phòng, và vai trò đặc biệt c
ủa Sáng
kiến Hỗ trợ nhanh. Kết quả là những xem xét hết sức kỹ lưỡng về chương trình
SBIR cho đến hiện nay. Quá trình xem xét này bao gồm các nghiên cứu trên những

18
lĩnh vực quan trọng, với 55 trường hợp nghiên cứu và rất nhiều bản khảo sát. Tỉ lệ

SBIR trong hệ thống đổi mới của Mỹ
Hệ thống đổi mới là một mạng lưới các viện nghiên cứu nhà nước và tư nhân
có những hoạt động và những tác động tiên phong, nhằm phát triển, thay đổi và
thương mại hóa các công nghệ mới. Hơn nữa, chính phủ trên nhiều nước đều coi sự
phát triển và chuyển đổi của hệ thống này là một cách quan tr
ọng để tăng cường khả
năng cạnh tranh của công nghiệp nội địa và dịch vụ. Họ đưa ra nhiều chính sách và
chương trình để làm hệ thống đổi mới của họ lớn mạnh, đôi khi dựa theo những
kinh nghiệm của Mỹ, nhưng phần lớn là được phát triển sao cho phù hợp với nhu
cầu và kinh nghiệm của từng quốc gia. Tuy nhiên, thấy được những đóng góp củ
a
SBIR trong việc hình thành doanh nghiệp và đưa các nghiên cứu tại trường đại học
ra thị trường, nhiều nhà lập pháp trên thế giới rất quan tâm đến chương trình này.
Dưới đây là vai trò của SBIR trong hệ thống đổi mới của Mỹ.
19
Chính sách mở rộng và môi trường thuận lợi
Tại Mỹ, môi trường cho đổi mới thường được quyết định bởi chính sách, tập
trung chủ yếu vào các vấn đề như thuế suất, thị trường vốn, sở hữu trí tuệ, và bởi
những người lập nội quy, đặc biệt là ở các doanh nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào
việc gia nhập thị trường, tiêu chuẩn lao động và phá s
ản. Những chính sách và quy
định này xác định tỉ lệ được mất cho các chủ doanh nghiệp, từ đó các chủ doanh
nghiệp sẽ lựa chọn xem có nên mạo hiểm mở công ty mới. Các quy định và chính
sách cũng tác động đến các nhà đầu tư trong việc hỗ trợ các chủ doanh nghiệp khi
họ chuyển hướng từ phòng thí nghiệm ra thị trường. Khả năng hỗ trợ của các chính
sách này (dựa vào xã hội và văn hóa) là một trong nhữ
ng yếu tố xác định hệ thống

nghiệp của mình. Sự rò rỉ này có thể hạn chế việc đầu tư vào những công nghệ mới
của các doanh nghiệp lớn và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ tập trung vào
các sản phẩm hoặc quy trình mới.
Việc thiếu thông tin cho các nhà đầu tư và rò rỉ đầu tư đã tạo nên những khó
khăn lớn cho những doanh nghiệp mới đang tìm kiếm nguồn v
ốn. Sự khó khăn
trong việc thu hút các nhà đầu tư hỗ trợ cho những phát minh chưa được phát triển
và không hiểu rõ ràng rất dễ gây nản lòng. Thực vậy, cụm từ “Thung lũng chết”

20
(Valley of death) đã được dùng để chỉ giai đoạn chuyển đổi của một công nghệ mới,
dường như rất hứa hẹn nhưng lại quá mới để xác định tiềm năng thương mại và thu
hút nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển.
Vai trò hỗ trợ của chính phủ trong phát triển công nghệ giai đoạn đầu
Mặc dù có những khó khăn trên, một số doanh nghiệp vẫn tìm
được hướng đi
cho mình, thu hút được nguồn tài chính từ những nhà đầu tư tư nhân hoặc từ các
doanh nghiệp công nghệ. Nhận thấy tầm quan trọng của các nhà đầu tư tư nhân và
các doanh nghiệp công nghệ, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu mới về
tác động này. Một trong những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy trong khi tỉ lệ hỗ
trợ chi phi từ các doanh nghiệp công nghệ cho quá trình R&D chỉ chiếm 3% trong
năm vừa quá, nguồn vốn này đã chiếm 15% của các sáng chế công nghiệp.
Như những số liệu cho thấy, trong thập kỷ vừa qua, con số doanh nghiệp
công nghệ đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ đã tăng gấp ba lần, và tổng đầu tư của các
doanh nghiệp này đã tăng tám lần. Đồng thời ta cũng thấy, trong hai năm vừa qua,
thị trường vốn công nghệ đã giảm m
ạnh, đặc biệt là cho những doanh nghiệp mới
do đánh giá thấp và hoạt động IPO tập trung vào các đầu tư hiện tại cũng giảm.
Mặc dù các nhà đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp công nghệ, chính phủ và
các trường đại học đã hỗ trợ tài chính cho phát triển công nghệ giai đoạn đầu, vai

nghệ mà rất dễ bị rò rỉ cho các người sử dụng khác. Những đánh giá gần đây về
chương trình hỗ trợ đổi mới cho thấy chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp vượt
qua những khó khăn để đầu tư vào những công nghệ mới và dễ bị rò rỉ.
Ủy ban đối tác Công nghiệp-Chính ph
ủ đã tìm ra rằng những sự liên kết hợp
tác giữa tư nhân và nhà nước “có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy
mạnh sự phát triển của công nghệ mới từ một ý tưởng ra ngoài thị trường”. Ủy ban
cũng tìm hiểu một số điều kiện mang lại thành công cho các hình thức hợp tác:
Cũng như đối với SBIR, các điều kiện này bao gồm:
- Các sáng kiến khởi nghi
ệp công nghiệp: Những nhà nghiên cứu và doanh
nghiệp tự đưa ra những đề xuất khá rộng rãi cho những sáng chế của mình. Việc tự
đề cử là một nguồn sức mạnh của các chương trình hỗ trợ, tạo ra sự linh hoạt và đa
dạng.
- Cơ chế lựa chọn cạnh tranh: chương trình SBIR khá lớn những vẫn có tính
cạnh tranh cao. Bình thường, khoảng 15% các doanh nghiệp trong Giai đoạn 1
thành công.
- Cam kết chia sẻ
chi phí: Hỗ trợ SBIR có thể hỗ trợ đổi mới, tác động vào
đầu tư của công ty, thu hút những nguồn vốn khác và đảm bảo cam kết quản lý vì
những người được hỗ trợ vẫn giữ quyền kiểm soát đối với sở hữu trí tuệ.
- Đánh giá khách quan và liên tục: Những đánh giá cần thiết về các mối hợp tác
kể cả ở mức độ tác nghiệp cũng như
mức độ chính sách có thể đảm bảo các chương trình
như SBIR được áp dụng theo đúng nhu cầu của người sử dụng (bao gồm các cơ quan
nhà nước và doanh nghiệp) và cộng đồng chính sách vẫn nhận thức được tầm quan trọng
của chương trình này trong việc hỗ trợ các mục tiêu quốc gia.
Tận dụng đầu tư của nhà nước vào nghiên cứu
Như một kết luận, một nghiên cứu củ
a Ủy ban Khoa học, Kỹ nghệ và chính

cứu mang lại lợi ích cho cả hai bên, tăng cường giáo dục và tận dụng các nghiên
cứu cho lợi ích của xã hội. Trong suốt quá trình liên kết hợp tác, doanh nghiệp nên
chia sẻ chi phí và nhận dẫn đầu trong định hướng nghiên cứu.
Đối mặt với những thách thức quốc gia mới
Các đối tác hợp tác có thể là một công cụ linh hoạt để đạt đượ
c những mục tiêu
cụ thể của nhà nước. Ví dụ, các đối tác có thể đẩy nhanh sự phát triển của các công nghệ
cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ của an ninh quốc gia. Theo như một bản báo cáo gần
đây của Viện Hàn lâm Quốc gia, để chính phủ và khu vực tư nhân làm việc cùng nhau
nhằm tăng cường an ninh quốc gia, cần có một liên kết hợp tác tư nhân và nhà nước hiệu
quả và các d
ự án hợp tác. Có rất nhiều hình thức liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp
như nghiên cứu hợp tác và thỏa thuận phát triển, chương trình công nghệ tiên tiến NIST
và chương trình nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ. Các liên doanh tư nhân và nhà
nước ở cấp liên bang, bang và khu vực đã đóng góp rất nhiều cho các nhiệm vụ quốc gia
về sức khỏe, năng lượng, môi trường.
Một trong những thay đổi gần đây nhất trong phân tích chính sách đổi m
ới của
Hoa Kỳ là nhằm thích ứng tốt hơn với những khó khăn trong hệ thống tài chính toàn cầu
đang gặp khó khăn. Để phục hồi nước Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng, một số đề xuất
đổi mới chính sách đã được đưa ra, có liên quan nhiều đến hoạt động đổi mới.
Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ đã cân nhắc các ý tưởng để thúc đẩ
y nền kinh
tế, và một số giải pháp chính sách được các chuyên gia đề xuất để thực hiện ngay để có
thể kịp thời thông qua Quốc hội và Tổng thống ký duyệt. Các giải pháp chính sách đổi
mới sẽ là những tác nhân kích thích tạo vốn và nhân tài cho hệ thống đổi mới, cho phép
các công ty mới nổi phát triển mạnh và tạo công ăn việc làm trong khi cũng làm tăng thu
nhập quốc gia, nhằm giảm thâm hụt ngân sách.
Những giải pháp này
được các chuyên gia1 đưa ra như "Chương trình nghị sự về

tuổi đời còn ít. Tháo gỡ cho các công ty mới, bao gồm cả những công ty đang gặp khó
khăn trong giai đoạn sau nghiên cứu (còn được các nhà chuyên môn gọi là Valley of
Death - Thung lũng chết chóc), sẽ tạo ra sự tăng trưởng ngắ
n hạn và công ăn việc làm.
Nhóm giải pháp thứ hai: Khuyến khích việc đầu tư các thu nhập nước ngoài vào
hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa công nghệ mới.
Không có gì bí mật khi các công ty Hoa Kỳ đang ngồi trên một tài sản nhiều tỷ đô
la từ thu nhập nước ngoài và đang phải chịu tới 35% tổng mức thuế suất nếu họ đưa số
thu nhập này về sử dụng ở
Hoa Kỳ. Mức thuế suất cao này chính là yếu tố ngăn chặn
nguồn vốn đó quay lại Hoa Kỳ, đồng thời khuyến khích các đối thủ toàn cầu của Hoa Kỳ
cung cấp nhiều ưu đãi tài chính để dùng được số tiền đó vào sản xuất, nghiên cứu và tạo
công ăn việc làm ở nước họ. Thay vì cho phép các đối thủ cạnh tranh toàn cầu sử dụng
doanh thu nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ, nh
ằm cải thiện sức cạnh tranh của họ và
thu hẹp khoảng cách về đổi mới so với Hoa Kỳ, Quốc hội và Tổng thống cần khuyến
khích việc đầu tư những khoản doanh thu ở nước ngoài quay trở lại Hoa Kỳ sao cho vốn
sẽ được đổ vào việc đổi mới ở giai đoạn đầu và các công nghệ mới nổi. Luật HR 1036 về
tạo công ăn việ
c làm và hoạt động đầu tư cho đổi mới năm 2011 thực hiện chính việc đó.
Luật HR 1036 cho phép vốn chuyển về đổi mới ở giai đoạn đầu bằng cách cắt
giảm mức thuế suất xuống 0% đối với doanh thu nước ngoài quay trở về Hoa Kỳ nhằm
tài trợ nghiên cứu và phát triển, bao gồm việc tài trợ, mua hoặc hợp tác NC&PT, tài trợ
cho các định hướng thử nghiệm ban
đầu, đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu, mở rộng cơ sở
vật chất, tạo ra hoặc mở rộng sản xuất ở Hoa Kì bao gồm sản xuất theo hợp đồng. Dự
luật này tạo được sự quay hồi doanh thu nước ngoài ở mức 5,25%. Đưa thu nhập quay
lại Hoa Kì để kích thích nhiều hơn cho sự đổi mới sẽ tạo ra công ăn việc làm trong khi

ng cường lợi thế của Hoa Kỳ trong sự đổi mới ở quy mô toàn cầu.

đảng sẽ cần khuyến khích các nhà đàm phán đưa ra một thỏa thuận trong thời gian ngắn
để chương trình có được sự chắc chắn và trọng tâm dài h
ạn nhằm khuyến khích tăng
trưởng khởi nghiệp.
Nhóm giải pháp thứ năm: Giữ lại được những tài năng hàng đầu từ các trường
đại học Hoa kỳ.
Khi cộng đồng giáo dục Hoa kỳ vẫn tiếp tục cải tiến hệ thống giáo dục của quốc
gia để đào tạo thêm các nhà khoa học và kỹ sư có trình độ cao hơn, chính sách về thị
thực của Hoa K
ỳ buộc những tài năng hàng đầu tốt nghiệp từ các trường đại học Hoa kỳ
trở về quê nhà, nơi họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Hoa kỳ.
Luật H.R. 399 năm 2011 – về sự giữ lại hoạt động trong nền kinh tế những tiến sĩ
được đào tạo tại Hoa kỳ (còn gọi là đạo luật STAPLE) - đảo ngược lại chính sách nhân
lực thi
ếu tính cạnh này bằng cách miễn trừ hạn ngạch thị thực cho những tiến sĩ sinh ra ở
nước ngoài nhưng có kỹ năng cao ở lại làm việc tại Hoa Kì. Giữ những tài năng được
đào tạo ở lại để giúp phát triển các công ty sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Hoa Kì.
Nhóm giải pháp thứ sáu: Tạo điều kiện cho các doanh nhân nhập cư phát triển
các công ty mới khởi nghi
ệp của mình.
Một số công ty lớn nhất của Hoa kỳ được khởi đầu bởi các doanh nhân nhập cư.
Bối cảnh Hoa kỳ đầy dẫy những câu chuyện về người nhập cư đến Hoa Kỳ tìm vận may
để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính sách di trú của Hoa Kỳ tạo ra quá nhiều rào cản

25
cho doanh nhân nhập cư hiện nay xây dựng công ty thành công và tạo công ăn việc làm
ở Hoa Kỳ. Nguồn tài năng này, dù muốn cập bến bờ của Hoa kỳ một cách hợp pháp, vẫn
còn ở nước ngoài và tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới cho các công ty Hoa kỳ.
Luật thị thực khởi nghiệp năm 2011 – số S.565/H.R.1114 – sẽ kéo dài thời hạn
của thị thực kinh doanh tạm thời cho các doanh nhân sinh ra ở nước ngoài nhưng có sự

Trong suốt 4 thập kỷ qua, cơ cấu kinh tế của Thái Lan đã chuyển từ nền kinh
tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế mà trong đó khu vực công nghiệp đã đạt
được vai trò quan trọng đặc bi
ệt. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP đã
giảm xuống đáng kể từ chỗ gần 40% trong những năm 1960 xuống còn khoảng 4%
trong cuối những năm 1990 (Bảng 2). Đặc biệt, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong
các ngành kinh tế chế tạo, chế biến dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu và thâm
dụng lao động đã giảm xuống, trong khi đó cơ cấu xuất khẩu củ
a khu vực kinh tế
dựa vào nền tảng khoa học đang tăng lên đặc biệt trong những năm 1990 (Bảng 1).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status