Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ - Pdf 11

A.LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay ít ai trong chúng ta biết rằng những hoạt động thường nhật
được biết đến như chia sẻ dữ liệu, tải nhạc Mp3, sao chép các văn bản dữ liệu
trên mạng Internet lại có thể là những hành động xâm phạm bản quyền qua
Internet. Hơn nữa, đối tượng xâm phạm bản quyền qua mạng Internet chủ yếu
là giới trẻ nhưng rất ít trong số họ nhận thức được đầy đủ về hành vi của
chính mình.
Thế giới đang ngập tràn trong các phương tiện truyền thông và giải trí,
máy tính cá nhân, sự kết nối Internet và sự truyền tải dữ liệu thông tin rộng
rãi. Xung quanh chúng ta là máy nghe nhạc Mp3, ti vi, máy ghi hình cá nhân,
máy ghi đĩa CD, Ipods, máy tính xách tay, máy chơi game... Công nghệ đó
khiến chúng ta có thể biết đến những phần mềm truyền thông đa phương tiện,
những trò chơi máy tính, âm nhạc, phim ảnh... theo những cách mà chúng ta
không thể có được hơn hai mươi năm về trước. Nhưng đây cũng chính là lúc
nó đe dọa quyền sở hữu của các tác giả, những người cần được đền đáp xứng
đáng với vốn trí tuệ cũng như mồ hôi công sức họ bỏ ra.
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số làm cho việc truyền tải dữ liệu
trên mạng Internet trở nên hết sức dễ dàng. Đặc biệt là sự ra đời và phát triển
của Internet đã đặt ra một vấn đề hết sức nan giải về bản quyền, về những
biện pháp đối phó mà các quốc gia trên thế giới áp dụng trong công cuộc
chung chống xâm phạm bản quyền qua Internet.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã chọn: " Xâm phạm bản quyền
qua Internet: nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp,
Mỹ..." làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích chọn đề tài:
1
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về xâm phạm bản quyền qua
Internet, khái niệm, các hình thức xâm phạm bản quyền Internet thường gặp
và hệ thống các cơ quan chức năng tham gia bảo hộ bản quyền qua Internet để

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET
1. Một số vấn đề liên quan xâm phạm bản quyền qua Internet:
1.1. Khái niệm về bản quyền qua Internet
Thời kỳ Cổ đại và Trung cổ, pháp luật chưa tồn tại bất kỳ một chế định
nào nhằm bảo vệ quyền sở hữu của tác giả đối với các công trình sáng tạo. Vì
thế, khi không muốn bài viết hay tác phẩm của mình bị thay đổi, tác giả chỉ
còn cách gắn một lời nguyền rủa nào đó vào chính tác phẩm của mình. Đến
thời kỳ phục hưng, khi các quyền cơ bản của con người đặc biệt là quyền đối
với thành quả sáng tạo được coi trọng hơn, khái niệm về bản quyền bắt đầu
hình thành nhưng chưa đem lại cho tác giả một thu nhập nào. Khái niệm về
bản quyền hiện nay bắt nguồn từ Điều lệ Ann của Anh năm 1710 thế kỷ thứ
18 [26]. Trong điều lệ này, lần đầu tiên độc quyền sao chép của một tác phẩm
được ghi nhận. Theo đó, bản quyền được hiểu một cách chung nhất là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Thông thường, một tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách tự động
khi nó là tác phẩm được sáng tạo nguyên gốc và được định hình dưới một
hình thức vật chất nhất định. Việc định hình dưới một thức vật chất nhất định
không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã
công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. [Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam (2005), Điều 6, Khoản 1]. Các định hình vật chất của tác phẩm
được thể hiện dưới nhiều hình thức ví dụ như:
- Các tác phẩm văn học như bài viết, bài báo, những câu chuyện, tạp chí...
- Các chương trình máy tính như phần mềm, dữ liệu dạng số hóa...
- Tranh ảnh và đồ họa
4
- Bản chi tiết kiến trúc, điêu khắc...
- Tác phẩm âm nhạc, lời bài hát...
- Các tác phẩm nghe nhìn như phim ảnh, chương trình truyền hình, các

của tác giả tác phẩm trên mạng Internet được thể hiện thông qua quyền tinh
thần của người biểu diễn:
" Độc lập với quyền kinh tế của người biểu diễn đối với các buổi biểu
diễn nghe trực tiếp hoặc các buổi biểu diễn được định hình trong bản ghi âm
và thậm chí sau khi chuyển nhượng các quyền kinh tế đó, người biểu diễn có
quyền yêu cầu được công nhận là người biểu diễn của buổi biểu diễn của
mình, trừ trường hợp bỏ sót bắt buộc do cách thức sử dụng buổi biểu diễn gây
ra, và quyền phản đối bất kỳ sự bóp méo, cắt xén, hoặc sửa đổi khác đối với
buổi biểu diễn của người biểu diễn mà có thể phương hại đến thanh danh của
họ." [The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996), Art. 5(1)]
1.2.2. Quyền tài sản:
Quyền tài sản của tác giả thông thường bao gồm:
 Làm tác phẩm phái sinh
 Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
 Sao chép tác phẩm
 Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
 Truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác
6
 Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy
tính. [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 20]
Quyền tài sản trong Công ước WPPT được thể hiện thông qua quyền kinh
tế đối với các buổi biểu diễn chưa được định hình, quyền sao chép, quyền
phân phối, quyền cho thuê và quyền cung cấp các buổi biểu diễn định hình.
+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được thể hiện trong quyền
kinh tế đối với các buổi biểu diễn chưa được định hình trong WPPT như sau:
" Đối với các buổi biểu diễn của mình, người biểu diễn được độc quyền
cho phép:
(i) phát sóng và truyền đạt tới công chúng buổi biểu diễn chưa được định

trong xã hội có thể tiếp cận chúng từ một địa điểm và vào thời gian do cá
nhân họ lựa chọn." [The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996),
Art. 10]
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 quy định về điều này cũng khá rõ ràng
và đầy đủ, cũng bao gồm truyền đạt tác phẩm tới công chúng thông qua các
phương tiện hữu tuyến và vô tuyến. Và thêm vào đó là truyền đạt thông qua
mạng thông tin điện tử hay bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
+ Quyền cho thuê đối với tác phẩm được quy định trong Điều 9, WPPT
như sau:
" Người biểu diễn được hưởng độc quyền cho phép cho thuê thương mại
tới công chúng bản gốc và bản sao buổi biểu diễn của mình đã được định hình
trong bản ghi âm như được xác định trong luật pháp quốc gia của các Bên ký
kết, thậm chí sau khi phân phối chúng bởi hoặc theo sự cho phép của người
biểu diễn."
8
[ The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996), Art. 9 (1)]
Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước WPPT vào 12/01/2006,
một thời gian sau khi luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã có hiệu lực. Tuy nhiên,
có thể thấy rằng các điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 lại
phù hợp một cách cơ bản với các điều khoản của Công ước quốc tế về bản
quyền, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến vấn đề bản quyền trên
Internet.
2. Xâm phạm bản quyền qua Internet
2.1. Các hình thức xâm phạm bản quyền qua Internet
Thông thường một tác phẩm có thể bị xâm phạm bản quyền qua Internet
bằng cách sao chép htlm, javascript, hay các đoạn mã truyền tải dữ liệu khác;
tải xuống bất hợp pháp các tác phẩm bản quyền vào ổ cứng máy tính; tải lên
hay phân phối bất hợp pháp tác phẩm; cắt xén, sửa chữa hay làm sai lệch tác
phẩm mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền.
2.1.1. Hình thức sao chép bất hợp pháp các bài báo, bản tin, tranh ảnh, đồ

2.1.2. Hình thức tải xuống và phân phối bất hợp pháp các tác phẩm âm nhạc,
điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính.
Các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính là đối
tượng chủ yếu của việc download và upload bất hợp pháp trên mạng Internet.
 Tải xuống và phân phối bất hợp pháp tác phẩm âm nhạc
Các tác phẩm âm nhạc trên Internet thông thường được download và phân
phối dưới các định dạng như Mp3, Mp4, Wav hay AIFF... Những hành động
này sẽ bị coi là bất hợp pháp khi chúng chưa được sự cho phép của chủ sở
hữu hay các bên liên quan. Một số người có thể cho rằng việc download,
upload những đoạn nhạc nghe thử hay thậm chí là một bản nhạc đầy đủ là
10
hoàn toàn vô tội do sự thần tượng các ca sĩ hay nhóm nhạc. Tuy nhiên, các
luật gia có thể cho rằng đó là hành vi làm phương hại đến các nhóm nhạc và
đòi bồi thường tổn thất về doanh số bán hàng.
Hình thức ghi âm lậu rồi công khai trên mạng Internet cũng là một hành
động hết sức phổ biến. Đây là hình thức thu âm lại các tác phẩm âm nhạc mà
chưa được chính thức công khai bởi nghệ sĩ hoặc quản lý liên quan của họ.
Các bản ghi âm lậu có thể là các bản nháp, tài liệu phòng thu khác hoặc việc
ghi âm buổi biểu diễn trực tiếp. Những tài liệu ghi âm lậu được phát tán một
cách nhanh chóng trên mạng Internet gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nghệ sĩ
cũng như công ty sản xuất đĩa nhạc. Vì thế, thậm chí khi một tác phẩm chưa
được chính thức phát hành và phân phối chính thức nhưng vẫn được bảo vệ
đầy đủ bởi luật bản quyền. Các trang web âm nhạc mà công khai tải lên trang
web của mình các tác phẩm âm nhạc chưa được công bố chính thức bị coi là
xâm phạm bản quyền qua Internet.
 Tải xuống và phân phối bất hợp pháp tác phẩm điện ảnh
Các bộ phim xúc tiến quảng cáo, xem xét trao giải là những nguồn chính
cho việc sao chép bất hợp pháp trên mạng Internet khi các bộ phim này còn
đang trình chiếu ở rạp. Các bộ phim thường được tải xuống và phân phối bất
hợp pháp dưới các định dạng như Wav, MPEG , Quicktime,... Ngoài ra, các

này là bức xúc của rất nhiều tác giả về quyền nhân thân của họ. Thực sự,
Internet đã tạo ra một môi trường khó kiểm soát đối với kho dữ liệu vô tận
của nó.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam hiện nay, vấn đề lấy hình ảnh tìm kiếm
trên mạng Internet để sửa chữa, thay đổi thành tác phẩm của mình rất phổ
12
biến. Các bức ảnh tìm thấy trên mạng Internet được tự do sửa chữa thành các
bức tranh biếm họa để làm avatar mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Đặc biệt, hình thức này thường xảy ra trong vấn đề sáng tác tranh ảnh cổ
động. Điển hình là đầu năm 2005, bức tranh " Đảng là cuộc sống của tôi" của
tác giả Nguyễn Trung Kiên bị phát hiện sao chép và sửa đổi từ bức ảnh " Nụ
hôn của gió" từng giành huy chương vàng quốc tế của tác giả Trần Thế Long.
Hoặc tiếp đó vào tháng 4 năm 2006, trường hợp tương tự lại xảy ra với bức
tranh cổ động " Tất cả trẻ em nghèo được học" của tác giả Chu Ngọc Thăng
và bức ảnh " Lớp học vùng cao" của tác giả Lê Hồng Linh. Tất cả các tác
phẩm trên đều được chỉnh sửa dựa trên những hình ảnh tìm thấy trên mạng
Internet mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm.
2. 2. Bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet
2.2.1. Tự bảo vệ
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp tự bảo vệ
như sử dụng các biện pháp công nghệ; yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải
chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý hành vi xâm phạm; khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều
198]
a) Các biện pháp công nghệ:
Các chủ thể quyền sở hữu có quyền sử dụng tối đa các biện pháp công
nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Có hai biện
pháp công nghệ chính để bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan để chắc

trên Internet đồng thời cho phép người tiêu dùng có thể tin tưởng vào độ
14
chính xác của thông tin mà họ nhận được để họ có thể cảm thấy an toàn khi
tiến hành các hoạt động trực tuyến.
Luật pháp các quốc gia dựa theo hai Công ước quốc tế của WIPO về
Internet đều cung cấp sự ủng hộ về mặt luật pháp cho hệ thống thông tin quản
lý quyền. Những hành động cố ý hủy, xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền
dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm là một hành vi xâm phạm quyền tác
giả. [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 28, Khoản 13]
Trong Công ước quốc tế, điều này được nêu rõ trong Điều 12 WCT và
Điều 19 WPPT:
" (1) Các Bên ký kết sẽ quy định những biện pháp pháp lý tương xứng và
hiệu quả đối với bất kỳ người nào cố ý thực hiện các hành vi sau đây, hoặc
theo các biện pháp dân sự, có cơ sở hợp lý biết rằng hành vi đó tạo khả năng,
điều kiện hoặc che giấu sự vi phạm bất kỳ quyền nào được quy định trong
Hiệp ước này:
(i) dỡ bỏ hoặc thay đổi bất kỳ thông tin quản lý quyền điện tử nào mà
không được sự cho phép;
(ii) phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung
cấp tới công chúng, không được sự cho phép, các buổi biểu diễn, bản sao của
các buổi biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm mà biết rằng thông tin
quản lý quyền điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được sự cho
phép.
(2) Trong Điều này, “thông tin quản lý quyền” là thông tin xác định người
biểu diễn, buổi biểu diễn của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, bản
ghi âm, chủ sở hữu bất kỳ quyền nào đối với buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm,
hoặc thông tin về điều khoản và điều kiện sử dụng buổi biểu diễn hoặc bản
ghi âm, và mọi con số hoặc mã ký hiệu thể hiện thông tin đó, khi các mục
thông tin này được gắn với bản sao của buổi biểu diễn đã được định hình hoặc
15

tác phẩm của mình vừa hạn chế được việc tiếp tục xâm phạm bản quyền của
bên vi phạm.
c) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài
Khi không thể thỏa thuận hòa giải được, để tự bảo vệ quyền lợi, lợi ích
hợp pháp của mình, chủ sở hữu bản quyền có thể khởi kiện ra tòa án hoặc
trọng tài. Tòa án hoặc trọng tài sẽ thực hiện giải quyết tranh tụng và có biện
pháp cưỡng chế đối với bên vi phạm. Cách giải quyết này là hình thức phổ
biến nhất được chủ sở hữu bản quyền sử dụng hiện nay. Tại Mỹ, khi đã nhờ
đến sự giúp đỡ của bên thứ ba, chủ sở hữu có thể chọn bồi thường thiệt hại
theo luật định tối thiểu là 250$ đến mức tối đa là 10.000 $. Tòa án có thể điều
chỉnh giới hạn này dựa trên sự cố ý và vô ý của bên vi phạm. Bên vô ý vi
phạm có thể chứng minh thiện chí của mình và có thể giảm mức phạt xuống
còn 100$. Trong khi đó bên cố ý xâm phạm bản quyền có thể bị tòa tuyên
phạt lên đến 50.000 $.
2.2.2. Biện pháp dân sự
Khi tranh tụng về xâm phạm bản quyền qua Internet được đưa ra tòa, tòa
án có thể áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi
xâm phạm. Biện pháp dân sự bao gồm các biện pháp sau:
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm:
Đây là mệnh lệnh của tòa án mà thường cấm bên vi phạm tiếp tục xâm
phạm bản quyền qua Internet. Mệnh lệnh này có thể bao gồm yêu cầu dừng sử
dụng tác phẩm bị xâm phạm bản quyền, xin lỗi, cải chính công khai. Nếu bên
vi phạm không tuân theo, tòa án có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế như
phạt vi phạm hoặc các hình phạt hình sự khác.
+ Buộc tiêu hủy hoặc thu hồi đối tượng xâm phạm bản quyền:
17
Mệnh lệnh này của tòa có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bên vi phạm có
thể bị buộc thu hồi lại đối tượng xâm phạm bản quyền và những thiết bị sử
dụng để thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền. Sau khi thu hồi, tòa có thể
buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng các đối tượng đó với mục đích phi

phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư và các chi phí khác để thực hiện
tranh tụng tại Tòa.
2.2.3. Biện pháp xử phạt hành chính:
Các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet bị xử phạt hành chính bao
gồm hành vi xâm phạm bản quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho
xã hội và hành vi không chấm dứt xâm phạm bản quyền mặc dù đã được chủ
sở hữu bản quyền thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Hai
hình thức xử phạt hành chính thông thường là cảnh cáo và phạt tiền.
+ Cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo trong xử phạt hành chính có thể là ngắt
đường truyền Internet trong thời gian nhất định hay một tiến trình cảnh báo
liên tục với các biện pháp công nghệ nhằm vào những đối tượng liên tục có
hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet.
+ Phạt tiền: Mức tiền phạt trong xử phạt hành chính thông thường được
ấn định ít nhất bằng giá trị đối tượng xâm phạm được phát hiện ra và nhiều
nhất không vượt quá 5 lần giá trị đó. [ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005),
Điều 214, Khoản 4]. Tại Việt Nam hiện nay, mức phạt hành chính tối đa đối
với xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ là 500 triệu đồng. [Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số
04/2008/UBTVQH12].
19
Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý về Sở
hữu trí tuệ của Việt Nam.
2.2.4. Biện pháp hình sự:
Các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền có yếu tố cấu thành tội
phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
[Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 212]. Tội phạm hình sự có thể là
tội phạm cố ý xâm phạm bản quyền với mục đích thương mại hoặc tài chính
cá nhân và tội phạm xâm phạm bản quyền quy mô quốc tế. Biện pháp hình sự
có thể khác nhau tùy mức độ xâm phạm bản quyền và tùy theo luật các quốc
gia quy định. Tại Anh, có 2 trường hợp xử phạt hình sự tùy theo mức độ

bao gồm:
 Hệ thống Tòa án:
Việc áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự đối với xâm phạm bản quyền
qua Internet thuộc thẩm quyền của tòa án. [ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
(2005), Điều 200, Khoản 2]. Vì mệnh lệnh của Tòa án có tính cưỡng chế với
mọi đối tượng nên hầu hết các vụ tranh chấp liên quan đến quyền tác giả nói
chung và liên quan đến xâm phạm bản quyền qua Internet nói riêng đều được
xử lý tại Tòa án. Tại Việt Nam, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp về quyền tác giả cụ thể được quy định tại Điều 759 Bộ luật
Dân sự (BLDS), Điều 33 Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ
về " Hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân
sự" và Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
(PLTTGQCVADS).
21
Ngoài ra, Tòa án có quyền ra quyết định các biện pháp phạt tăng thêm
hoặc các biện pháp xử lý xâm phạm khác dựa trên sự xem xét hợp lý vi phạm.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định của pháp luật.
 Hệ thống hành chính
Đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet nói riêng và xâm phạm
bản quyền nói chung, tại các quốc gia khác nhau có các cơ quan thực thi xử lý
khác nhau. Tuy nhiên, các cơ quan này đều có nhiều điểm chung giữa các
quốc gia với hệ thống hành chính đầy đủ các cơ quan chuyên môn với từng
nhiệm vụ khác nhau.
- Chính phủ: Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất nhà nước về bảo
hộ bản quyền trên phạm vi cả nước. Chính phủ có thể đưa ra các chính sách
nhằm chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet bằng các nghị định, thông
tư liên quan và bắt buộc tất cả các cơ quan chức năng liên quan đều phải tuân
theo quy định trong các văn bản thông tư, nghị định này.
- Bộ Văn hóa - Thông tin: Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan của Chính

trong một nhiệm vụ chung chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet. Các
cơ quan này đều có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính khi phát hiện
ra đối tượng xâm phạm bản quyền qua Internet. Trong trường hợp cần thiết,
các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành
chính. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính có thể được
áp dụng đối với xâm phạm bản quyền qua Internet gồm có biện pháp tạm giữ
người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, khám xét... [ibid., Điều 39]
 Các tổ chức quản lý tập thể
23
Tại mỗi quốc gia, với mỗi lĩnh vực khác nhau có các tổ chức bảo hộ
quyền tác giả khác nhau. Các lĩnh vực này thông thường bao gồm âm nhạc,
điện ảnh, tác phẩm văn học, tác phẩm thu âm, phần mềm. Các cơ quan này
thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để bảo vệ quyền lợi cho nhóm tác giả về
lĩnh vực liên quan. Ví dụ như tại Mỹ, RIAA - Hiệp hội công nghiệp ghi âm
Hoa Kỳ thành viên bao gồm các hãng đĩa và nhà phân phối trên khắp Hoa Kỳ.
Hoạt động chính của RIAA là quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp phép bản
quyền và bảo hộ quyền tác giả âm nhạc. Ngoài ra, MPAA - Hiệp hội điện ảnh
Hoa Kỳ với thành viên là các hãng phim thực hiện nhiệm vụ bảo hộ tác phẩm
điện ảnh bằng cách gây khó khăn khi ai đó muốn tải xuống hay đặt tác phẩm
ghi hình ấy lên trang web cá nhân. Và rất nhiều các Hiệp hội, tổ chức khác
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bản quyền chống lại xâm phạm bản quyền qua
Internet.
Tại Việt Nam có VCPMC - Trung tâm bảo vệ Bản quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam , RIAV - Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, VLCC - Trung
tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, VINASA - Hiệp hội doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam và gần đây nhất là VIETPRO - Hiệp hội quyền sao chép Việt
Nam. Các cơ quan này kết hợp với các cơ quan khác như Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, Cục bản quyền tác giả...cùng nhau phối hợp chống lại xâm
phạm bản quyền qua Internet.
Trên cấp độ quốc tế, có rất nhiều cơ quan chuyên trách bảo vệ bản quyền


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status