Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới - Pdf 25



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN VIỆT

THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI KIỂU
DÁNG
CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM TỪ
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ
THỰC THI QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI KDCN VÀ NHỮNG KINH
NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 46
2.1. Pháp luật của một số nước trên thế giới về thực thi quyền SHTT đối với
KDCN 46 2.1.1. Pháp luật và kinh nghiệm của Singapore về thực thi quyền SHTT
đối với KDCN. 46
2.1.2. Quy định về thực thi quyền SHTT đối với KDCN trong liên minh
châu Âu. 49
2.1.3. Pháp luật và kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp về thực thi quyền
SHTT đối với KDCN 53
2.2. Những kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam. 57
2.3. Khả năng áp dụng kinh nghiệm quốc tế của Việt Nam 59
2.4 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống
pháp luật và thực thi quyền SHTT. 60
2.4.1 Xây dựng hệ thống pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo
tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS; 60
2.4.2 Xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách
hiệu quả; 61
2.4.3 Xây dựng và củng cố lực lượng thực thi quyền SHTT; 62
2.4.4. Thành lập toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực
hoạt động của ngành Toà án; 62
2.4.5 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Sở hữu Trí tuệ, đầu
tư cho việc xây dựng các lực lượng thực thi kế cận trong tương lai; 63
2.4.6. Nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức của doanh nghiệp, các
hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp - giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 64
CHƢƠNG 3: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
BTA
Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa kỳ
CNAC
Uỷ ban quốc gia về chống hàng giả của Pháp
GATT
Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch
IPOS
Cơ quan chủ trì thuộc Chính phủ, cơ quan điều chỉnh các vấn đề
về SHTT, cơ quan đăng ký SHTT của Singapore
IPRB
Lực lượng Cảnh sát Singapore
KDCN
Kiểu dáng công nghiệp
SHCN
Sở hữu công nghiệp
SHTT
Sở hữu Trí tuệ
TRIPS
Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền Sở
hữu Trí tuệ - Agreement on Trade – Related Aspects of
Intellectual Property Rights.
VBQPPL
Văn bản quy phạm Pháp luật
WIPO
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
1 MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Hoạt động xác lập quyền và thực thi quyền đối với các đối tượng của
Sở hữu công nghiệp nói chung, cũng như hoạt động thực thi quyền SHTT đối
với KDCN nói riêng, đang trở thành một vấn đề cấp thiết và nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan, các cơ
quan báo chí, người tiêu dùng, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, và đặc
biệt là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm thuộc đối tượng bảo hộ KDCN.
Hiện nay tình trạng sản xuất hàng hóa giả mạo, đặc biệt là những sản
phẩm vi phạm quy định đối với KDCN đã được bảo hộ ngày càng trở nên phổ
biến, thậm chí các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi, khó phát hiện và
đánh giá. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những nhà sản xuất,
những người luôn quan tâm đến việc đầu tư cho tài sản trí tuệ, nghiên cứu
sáng tạo những sản phẩm mới…, vẫn còn không ít những người chỉ chờ đợi
việc người khác nghiên cứu ra sản phẩm mới rồi bắt trước theo đó để kiếm lợi
nhuận. Hành động này vi phạm pháp luật, phải có những biện pháp, cơ chế rõ
ràng hơn để chấm dứt hiện tượng này, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ các bằng độc quyền KDCN, nhằm bảo hộ và khuyến khích sáng tạo
từ các đối tượng này. Mặt khác tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh cho
việc phát triển hoạt động Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, phù hợp với các cam
kết quốc tế Việt Nam là thành viên.

hỏi, những vấn đề đó nếu giải quyết được một cách hợp lý, thoả đáng và hài
hoà theo đúng các quy định của Pháp luật thì hiệu quả thực thi quyền SHTT
sẽ được đảm bảo, pháp luật SHTT sẽ được thực thi.
3 Ngoài vai trò của hai đối tượng nêu trên, chúng ta cũng không thể xem
nhẹ, bỏ qua vai trò của xã hội trong việc thực thi và ngăn chặn xâm phạm
quyền SHTT ở Việt Nam, bởi mỗi tổ chức, cá nhân là một thành tố của xã
hội, họ sẽ tham gia các quan hệ, các giao dịch có liên quan đến quyền SHTT,
việc họ nhận thức đầy đủ và tôn trọng pháp luật sẽ là cơ sở, nền tảng để đảm
bảo vịêc thực thi và thực thi hiệu quả quyền SHTT trên thực tế. Đặc biệt riêng
đối với KDCN một đối tượng của quyền SHTT với các tiêu chuẩn bảo hộ đó
là phải có tính mới đối với thế giới, phải có tính sáng tạo và phải có khả năng
áp dụng công nghiệp, như vậy đối với một đối tượng đòi hỏi phải có tính sáng
tạo, tính mới này thì việc nhận thức đầy đủ, hiểu rõ, hiểu đúng về đối tượng
đối với đại bộ phận xã hội sẽ là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có quá trình
tuyền truyền, phố biến giáo dục dài lâu, bài bản và hiệu quả để đảm bảo được
hiệu quả của việc thực thi quyền.
Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích các quy định của pháp
luật hiện hành về thực thi quyền và cơ chế thực thi quyền đối với KDCN trên
thực tế, những tồn tại và biện pháp khắc phục vấn đề này, phân những kinh
nghiệm từ các quy định cũng như cơ chế thực thi quyền đối với KDCN ở một
số quốc gia trên thế giới như Pháp, Liên minh Châu Âu và Singapore.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hiện nay ở nước ta, đã có một số đề tài nghiên cứu, cũng như các bài
báo đề cập đến góc độ này, góc độ khác của hoạt động thực thi quyền, cũng
có các tác giả có bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề này, như: đề tài “Về việc
thực thi quyền Sở hữu trí tuệ theo quy định của TRIPS trong tương quan so

số các vụ việc thực thi điển hình trong thời gian vừa qua, những tồn tại,
những bất cập cần khắc phục để hoạt động thực thi quyền được hiệu quả,
trong bối cảnh hội nhập và phát triển, chúng ta xem xét các quy định về thực
5 thi quyền đối với KDCN ở một số quốc gia trên thế giới như Singapore, Pháp,
Liên minh Châu Âu và kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động thực thi
quyền đối với KDCN tại Việt nam hiện nay.
- Mục đích:
Luận văn có mục đích:
+ Làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về các
quy định của pháp luật về thực thi quyền SHTT đối với KDCN.
+ Nghiên cứu Pháp luật quốc tế về thực thi quyền SHTT nói chung và
thực thi quyền SHTT đối với KDCN nói riêng.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực thi quyền SHTT đối với
KDCN tại Việt Nam trong một số năm đã qua, để đánh giá hiệu quả công tác
thực thi bảo vệ quyền đối với KDCN.
+ Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng các quy định của pháp luật, thực
trạng thực thi quyền SHTT đối với KDCN, và kinh nghiệm của một số nước
về thực thi quyền SHTT, tác giả đưa ra các đánh giá và chỉ ra những điểm
chưa phù hợp trong quy định của pháp luật để đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền SHTT đối với KDCN nói riêng và
quyền SHTT nói chung.
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về thực thi quyền SHTT đối với KDCN
tại Việt Nam.
+ Nghiên cứu quy định của Pháp luật quốc tế về thực thi quyền SHTT
đối với KDCN.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm và thực tế pháp luật của một số nước trên

tổng hợp được sử dụng chủ yếu để đưa ra những nhận xét mang tính chất khái
quát từ đó đưa ra những kiến nghị thích hợp.
7 Tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích các quy định của pháp luật,
phân tích các số liệu về thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt nam trong
một số năm đã qua, để thấy được thực trạng thực thi quyền SHTT đối với
KDCN; phân tích các quy định cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia
trên thế giới về thực thi quyền SHTT, từ đó xây dựng kinh nghiệm cho Việt
Nam để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong
việc thực thi, bảo vệ quyền SHTT đối với KDCN.

5. Những đóng góp mới của luận văn:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn là tài liệu đầu tiên
nghiên cứu chuyên sâu về thực thi quyền SHTT đối với KDCN tại Việt Nam,
Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy định pháp luật của Việt Nam
về thực thi quyền đối với KDCN; đánh giá thực trạng thực thi quyền thông
qua hoạt động của các cơ quan thực thi quyền SHTT đối với KDCN, từ đó
cho thấy được vai trò của các cơ quan này trong quá trình hoàn thiện cơ chế
đảm bảo thực thi quyền hiệu quả; Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực thi quyền SHTT tại Việt Nam và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT nói chung và quyền đối
với KDCN nói riêng.

6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung Luận
văn bao gồm có ba chương:
CHƢƠNG 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về thực thi quyền SHTT đối với KDCN và các

1.1 Những vấn đề l ý luận cơ bản về thực thi quyền SHTT đối với KDCN.
1.1.1 Quyền SHTT và thực thi quyền SHTT.
1.1.1.1 Quyền Sở hữu Trí tuệ:
Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quy phạm pháp luật được ban hành
nhằm xác lập, ghi nhận, củng cố và bảo vệ các quan hệ sở hữu trí tuệ trong xã
hội. Theo từ điển tiếng Việt năm 2008, khái niệm quyền sở hữu trí tuệ được
hiểu là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ” [38, tr.1076]. Luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 quy định rằng quyền sở hữu trí tuệ là
“quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng” (Điều 4, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Quyền
sở hữu công nghiệp được hiểu (tại điều 4 khoản 4 Luật này) là quyền đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật
kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Quyền SHCN là
quyền không phát sinh một cách tự nhiên , đương nhiên, mà đòi hỏi chủ sở
hữu, tác giả của những quyền này thực hiện các hành động pháp l ý theo đúng
quy định của Pháp luật nhằm đạt được sự bảo hộ theo quy định của Pháp luật
hiện hành.
Theo Điều 2 mục (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới (WIPO) ký ngày 14-7-1967 quy định: "Sở hữu trí tuệ bao gồm các
quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc
10 biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát
sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám
phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu
dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành
mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc
các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp".

Pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều nước chỉ liệt kê các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, khái niệm về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí
tuệ là những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được giới luật gia các nước đầu tư
nghiên cứu và xây dựng, chưa được định nghĩa một cách trọn vẹn đầy đủ, nó
chỉ mang tính chất liệt kê, mô tả.
Việc hiểu, phân tách các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, theo quy
định của pháp luật các nước mặc dù có những điểm khác nhau nhưng về cơ
bản đều có điểm chung là đều quy định và chia tách các đối tượng của quyền
này thành các nhóm quyền; quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng.
Tuỳ từng cách hiểu của mỗi Quốc gia đối tượng được bảo hộ trong
quyền sở hữu công nghiệp có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. Ví dụ như
quyền sở hữu công nghiệp ở Hoa Kỳ không bao gồm chỉ dẫn địa lý trong khi
đây lại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định TRIPS,
WIPO, Việt Nam, v.v.
Trên cơ sở nhận xét ở trên, tác giả cố gắng phân tích để làm rõ hơn khái
niệm về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt các tài sản trí tuệ. Không phải mọi tài sản trí tuệ đều được
nhà nước ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật các nước đều liệt kê các tài sản trí tuệ
mà các chủ thể có quyền sở hữu. Tác giả nghiên cứu Quyền SHTT theo cách
liệt kê của Hiệp định TRIPS về các tài sản trí tuệ được bảo hộ, theo đó quyền
sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
12 giống cây trồng, quan điểm này cũng phù hợp với quy định của Pháp luật hiện
hành ở Việt Nam về SHTT.

1.1.1.2 Thực thi quyền SHTT:
Thực thi theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt là “Thi hành, thực

Pháp luật để nhằm ngăn cản, chống lại và xử lý hành vi xâm phạm quyền
SHTT, yêu cầu bồi thường thiệt hại từ một hoặc một số chủ thể xâm phạm
quyền khác.
Luật SHTT năm 2005 với các quy định về „„Bảo vệ quyền SHTT‟‟ đã quy
định theo hướng, đề cao trách nhiệm của Chủ thể quyền, tăng tính dân sự
trong hoạt động thực thi. Tăng cường các biện pháp đảm bảo việc thực thi
được thực hiện, giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan hành chính, mức hình
phạt đối với các hành vi vi phạm quyền SHTT mang tính răn đe hơn. Bên
cạnh việc nỗ lực thực thi quyền của các chủ thể quyền, ở Việt Nam hiện nay,
việc thực thi quyền là một hoạt động thực thi pháp luật và được thực hiện bởi
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Toà án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân, Công an kinh tế, Quản lý thị trường, Hải quan, Thanh tra khoa
học công nghệ. Đây là các cơ quan công quyền có thẩm quyền và có trách
nhiệm trong việc đảm bảo thực thi và bảo vệ quyền SHTT khi có những hành
vi xâm phạm quyền. Các biện pháp thực thi quyền SHTT của các cơ quan
công quyền hiện nay gồm có 04 biện pháp: thực thi bằng biện pháp hành
chính, thực thi bằng biện pháp dân sự, thực thi bằng biện pháp hình sự, thực
thi bằng biện pháp kiểm soát biên giới. Bên cạnh việc thực thi của cơ quan
công quyền, sự tham gia bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền và sự tôn
trọng pháp luật, tôn trọng quyền SHTT của các chủ thể trong xã hội cũng có
vai trò to lớn trong quá trình thực thi quyền SHTT tại Việt Nam.
14 1.1.1.3 Vai trò của các chủ thể trong việc Thực thi quyền SHTT theo quy
định của Pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất: Hoạt động thực thi của Chủ sở hữu quyền:
Phần thứ năm Luật SHTT năm 2005 quy định về “Bảo vệ quyền SHTT”,
theo đó Pháp luật trao các quyền năng, trách nhiệm của Chủ sở hữu quyền
trong việc chủ động tự bảo vệ quyền, chủ động phối hợp, thông báo, yêu cầu

chính theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của
cơ quan hải quan.

Thứ ba: Hoạt động thực thi quyền của xã hội (Tổ chức và cá nhân khác).
Theo quy định của điều 201 Luật SHTT năm 2005, Cơ quan Giám định
về sở hữu trí tuệ với quyền năng được Pháp luật trao cho, cơ quan Giám định
sẽ là tổ chức đưa ra các quyết định giám định chuyên môn về SHTT. Khi
muốn có căn cứ để xác định một hành vi có bị coi là xâm phạm quyền SHTT
của người khác hay không, các cơ quan Nhà nước, các chủ thể quyền, các bên
thứ ba khác có thể yêu cầu trưng cầu giám định, kết luật của cơ quan Giám
định sẽ được coi là căn cứ để xác định hành vi xâm phạm. Vai trò và chức
năng của tổ chức Giám định SHTT được thể hiện ở việc: xác định tình trạng
pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được
bảo hộ; xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại; xác định yếu tố xâm
phạm quyền, sản phẩm/ dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá
trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm; xác định khả
năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá
xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ
được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
16 Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám
định viên là một trong những nguồn thông tin, tài liệu tham khảo để các cơ
quan thực thi kết luận có hay không hành vi xâm phạm quyền SHTT. Việc
yêu cầu giám định có thể được thực hiện bởi chủ thể quyền, các tổ chức, cá
nhân liên quan và các cơ quan thực thi khi cần thiết. Hoạt động giám định
được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện hành
nghề theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể nói rằng Cơ quan Giám

SHTT được hay không? Bởi cho dù các Chủ thể quyền hay các Cơ quan, tổ
chức có chức năng đảm bảo thực thi quyền SHTT có hoạt động hiệu quả và
năng nổ đến mức độ nào, nhưng mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội không có ý
thức tôn trọng và thực thi quyền SHTT, thì bất chấp những nỗ lực đó, việc
đảm bảo thực thi quyền SHTT cũng sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

1.1.2 Phân biệt các khái niệm bảo hộ, bảo vệ và thực thi quyền SHTT.
Bảo hộ được hiểu là “che chở, không để bị tổn thất” [38, tr. 49]. Như
vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là những hành động mang tính chất che
chở quyền sở hữu trí tuệ nhằm không để xảy ra tổn thất về cả tinh thần và vật
chất. Bên cạnh thuật ngữ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cũng thường
gặp cụm từ “bảo vệ quyền sở hữu”. “Bảo vệ” là “chống lại mọi sự huỷ hoại,
xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn” [38, tr. 50]. Như vậy, về nghĩa, “bảo
vệ” cũng tương đương với “bảo hộ” nhưng từ “bảo hộ” thường hay được hiểu
là hoạt động của nhà nước trong khi “bảo vệ” có thể là hoạt động của bất cứ
chủ thể nào. Do đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là
“việc nhà nước - thông qua hệ thống pháp luật - xác lập quyền của các chủ thể
đối với đối tượng sở hữu trí tuệ tương ứng và bảo vệ quyền đó, chống lại bất
kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba” [34, tr. 20]. Hiểu theo nghĩa rộng thì bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động bảo hộ của nhà nước, của chính chủ sở
18 hữu và của toàn thể xã hội hướng tới việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp
của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình [01, tr. 62].
Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động, theo đó:
Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu
của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Xác lập là ghi nhận và bảo đảm cơ sở
pháp lý cho chủ sở hữu có thể thực hiện được các quyền của mình. Bên cạnh
đó, nhà nước cũng quy định các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích

Nếu phân tích từ góc độ kinh tế và cụ thể hơn là từ góc độ thương mại,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tất cả các biện pháp được áp dụng nhằm đảm
bảo cho các chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ có thể khai thác giá trị kinh tế,
khai thác lợi ích thương mại, hay nói cách khác là khai thác khả năng sinh lợi
từ các sản phẩm trí tuệ do chính họ sáng tạo ra nhằm một mặt được hưởng lợi
ích từ các tài sản đó, mặt khác bù đắp và tái tạo sức lao động mà họ đã bỏ ra
như thời gian, trí lực, sức khoẻ
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối
tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn
quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các
biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, kiểm soát biên giới. Trong đó chủ
thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông
qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và
Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra
Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và
quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là
hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như:

Trích đoạn Đối với Thanhtra khoa học và công nghệ: Đối với Cơ quan Hải quan: Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc thực thi quyền của các cơ quan chức năng hiện nay: Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT đối với KDCN. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT đối với KDCN 1 Nhóm giải pháp từ phía các cơ quan thực thi quyền SHTT;
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status