GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG SỬ DỤNG SÀN BUBBLEDECK - Pdf 14

Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG SỬ DỤNG SÀN
BUBBLEDECK 3
I. Giới thiệu về giải pháp công nghệ sử dụng sàn BubbleDeck 3
II. Nguyên tắc cấu tạo cơ bản 3
III. Điểm nổi bật 5
. 1 Về thiết kế 5
. 2 Về kỹ thuật 8
. 3 Về phương pháp 9
. 4 Về hiệu quả kinh tê 9
. 5 Về thân thiện với môi trường 9
IV. Thử nghiệm 10
PHẦN II : XÁC ĐỊNH HỆ CHỈ TIÊU ĐƯA VÀO SO SÁNH ĐÁNH GIÁ 11
Giải pháp kỹ thuật : Sàn BubbleDeck 11
A. Các phương pháp dùng để so sánh đánh giá 11
. I Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp hệ chỉ tiêu bổ sung 11
. 1 Ý tưởng phương pháp: 11
. 2 Nội dung và trình tự của phương pháp: 11
. II Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo 11
. 1 Ý tưởng phương pháp: 11
. 2 Nội dung và trình tự của phương pháp: 11
. III Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về giá trị - giá trị sử dụng 12
. 1 Ý tưởng phương pháp: 12
. 2 Nội dung và trình tự của phương pháp: 12
12
B. Phương hướng xác định các chỉ tiêu so sánh đánh giá 13
. 1 Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 1 13
. 2 Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 2 15

hoá đất nước.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
2
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG SỬ DỤNG
SÀN BUBBLEDECK
I. Giới thiệu về giải pháp công nghệ sử dụng sàn BubbleDeck
Bubbledeck là một công nghệ sàn mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử
dụng các quả bóng nhưa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ
giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt
nhịp thêm khoảng 50%. Bản sàn Bubbledeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ
cột, vách chịu lực có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao
trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình; Giảm đến 35%
trọng lượng bản thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng; Tăng
khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực; Giảm thời gian thi công và các chi
phí dịch vụ kèm theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2,3kg nhựa tái chế thay thế
cho 230kg bê tông/m (BD280) và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải
năng lượng và khí CO2.
II. Nguyên tắc cấu tạo cơ bản
- Tấm lưới thép trên
- Bóng rỗng làm từ nhựa tái chế
- Tấm lưới thép dưới
Hệ sàn Bubbledeck dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp bằng sáng chế -
phương pháp liên kết trực tiếp khối rỗng và thép. Sàn Bubbledeck là sàn rỗng làm việc hai
phương trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm thiểu lượng bê tông không cần thiết
đối với kết cấu. Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và chiều rộng của lưới
thép, kết cấu bê tông có thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng đồng thời các vùng
chịu moment uốn và vùng chịu lực cắt.
Việc lắp dựng chính là kết quả của đặc tính hình học của hai chi tiết cơ bản: lưới
gia cường và bóng nhựa rỗng. Khi lưới gia cường trên và dưới được liên kết theo cách

65% lượng bê tông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bê tông.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
4
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
III. Điểm nổi bật
. 1Về thiết kế
So sánh giữa sàn bubbledeck và sàn đặc thông thường
Phương án BTCT thường có dầm Phương án sàn Bubbledeck
Ưu điểm
- Thi công đơn giản hơn
- Mác bê tông thấp hơn
- Tính toán đơn giản hơn
- Tạo được trần đẹp
- Chiều cao tầng được nâng cao bởi không
bị hạn chế dầm
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
5
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
- Độ bền công trình cao, vì mác bê tông
cao, thép cường độ cao
- Không phải làm trần
- Thi công nhanh
- Không gian sử dụng linh hoạt
Nhược điểm
- Chiều cao tầng sẽ bị hạn chế
- Đặc biệt với những phòng rộng 100-
150m2 thì chiều cao tầng 3,6m, dầm cao
70cm thì thông thuỷ chỉ còn 2,9m, thấp qúa
- Độ bền công trình không cao do có sự
xuất hiện vết nứt dẫn tới sự ăn mòn thép

chỗ, việc chọn biện
pháp chống tuỳ ý
nhưng bước và nhịp
thường ngắn.
20% nhà trên thế
giới sử dụng sàn
đúc sẵn, việc chọn
biện pháp chống
giới hạn ở tường và
dầm tạo nên sự gò
bó cho xây dựng
Phương pháp mới của
Jorgen Breuning: linh
hoạt theo mọi hướng,
lựa chọn biện pháp
chống đỡ tuỳ ý và
bước nhịp dài hơn
Việc sử dụng Bubbledeck giúp cho thiết kế kiến trúc linh hoạt hơn - dễ dàng lựa
chọn các hình dạng, phần mái đua và độ vượt nhịp/diện tích sàn lớn hơn với ít điểm
chống đỡ hơn – không dầm, không tường chịu tải và ít cột làm cho thiết kế nhà khả thi và
dễ thay đổi. Cũng có thể thay đổi phần thiết kế nội thất trong suốt “vòng đời” của công
trình.
Các ưu điểm chính của sàn Bubbledeck
- Vượt được nhịp lớn mà không cần hệ dầm lớn như sàn truyền thống. Qua đó tạo
được không gian kiến trúc thoáng và thẩm mỹ.
- Giảm được trọng lượng bản thân của các kết cấu công trình, nếu như trọng lượng
bản thân của dầm sàn truyền thống bằng bê tông cốt thép đặc được tính 2.500kg/m3, thì
với sàn bubbledeck trọng lượng chỉ còn 1850kg/m3, dẫn đến các kết cấu khác như cột,
móng cũng được giảm tải trọng theo và tiết diện cột, móng cũng giảm so với kết cấu
truyền thống.

BubbleDeck có thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và EuroCode 2, có
bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống. Tỉ số
giữa nhịp/chiều cao tính toán của tấm sàn L/d ≤ 30 đối với sàn đơn, L/d ≤ 39 đối với sàn
liên tục, L/d ≤ 10.5 đối với sàn ngàm một phương
2.4 Kết hợp giải pháp căng sau
Khi cần vượt nhịp lớn (trên 15m) chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp BubbleDeck ứng
lực trước, thực hiện căng sau(PT). Khi vượt nhịp lớn, tấm sàn BubbleDeck thông thường
sẽ không gặp khó khăn về khả năng chịu lực nhưng cần hạn chế về độ võng lớn, vì vậy
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
8
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
phải thực hiện giải pháp PT. BubbleDeck International vừa hoàn thành 32,000m2 sàn khu
vực phát thanh và truyền hình cho trung tâm truyền thông Đan Mạch với kết cấu sàn ứng
lực trước căng sau dày 390mm, khẩu độ vượt nhịp trên 16m. Các dây cáp ứng lực trước
đặt cách nhau 3m cũng được chôn dễ dàng vào khe hở giữa các quả bóng của tấm sàn.
Xin liên hệ với trụ sở của chúng tôi để có thêm thông tin về BubbleDeck ứng lực trước
căng sau.
. 3Về phương pháp
- Nâng cao chất lượng nhờ quá trình sản xuất công xưởng hoá
- Giảm khối lượng thi công tại công trường, không đòi hỏi nhiều công nhân tay nghề
cao
- Lắp dựng đơn giản, dễ dàng
- Không cần nhiều không gian kho bãi
- Hệ giáo lắp dựng nhẹ và ít tốn kém
- Giảm thiểu rác thải trên công trường
. 4Về hiệu quả kinh tê
- Tiết kiệm vật liệu (tấm sàn, cột vách, móng) đến 50% so với sàn bê tông thông
thường
- Tránh được việc gia công, lắp đặt cốt thép ngay tại công trình
- Giảm mạnh chi phí vận chuyển

cùng chiều cao. Bubbledeck có thể giảm ồn cao hơn tấm sàn rỗng 1 phương 1db. Tiêu chí
chủ yếu giảm ồn là trọng lượng tấm sàn nên sàn Bubbledeck sẽ không hoạt động như
những loại sàn khác có cùng trọng lượng.
Việc chế tạo Bubbledeck tuân theo những tiêu chí chung và được tính toán dựa
trên những nguyên tắc chung, Việc chế tạo này không khác so với những gì đã biết đến và
được sử dụng. Việc chế tạo cũng tương tự như chế tạo một tấm sàn đặc.
Kết quả rõ ràng: Bubbledeck hoạt động và có thể được tính toán tương tự như tấm
sàn đặc!
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
10
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
PHẦN II : XÁC ĐỊNH HỆ CHỈ TIÊU ĐƯA VÀO SO SÁNH ĐÁNH GIÁ
Giải pháp kỹ thuật : Sàn BubbleDeck
A. Các phương pháp dùng để so sánh đánh giá
. IPhương pháp sử dụng một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp hệ chỉ tiêu
bổ sung
. 1Ý tưởng phương pháp:
Ta xem tính kinh tế của giải pháp kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong việc lựa
chọn cuối cùng thông qua một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp làm cơ sở để phân tích lựa chọn
biến thiên Max là tốt nhất hoặc Min là tốt nhất. Đồng thời việc so sánh lựa chọn còn chịu
sự ràng buộc bởi hệ chỉ tiêu bổ sung (không phản ánh tính kinh tế). Sự ràng buộc của các
chỉ tiêu này là thỏa mãn một “mức ngưỡng cho trước” (được gọi là ngưỡng tối thiểu)
theo điều kiện: ≥ ngưỡng cho trước.
. 2Nội dung và trình tự của phương pháp:
- Bước 1 : Tìm hiểu, nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đang xét (đặc điểm, tính chất, yêu
cầu)
- Bước 2 : Liệt kê tất cả các chỉ tiêu để đưa vào so sánh lựa chọn (có lược bớt các chỉ
tiêu không cần thiết)
- Bước 3 : Phân loại thành 2 nhóm
+ Nhóm 1 : Các chỉ tiêu phản ánh tính kinh tế và có liên quan đến tính kinh tế (quy

Sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện dưới dạng giá trị tính bằng tiền và giá trị sử
dụng là chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo. Từ đó phân tích theo biến thiên Max (Min) của
chỉ tiêu tổng hợp chung để so sánh lựa chọn ra phương án tốt nhất.
. 2Nội dung và trình tự của phương pháp:
+ Bước 1 : Tiến hành nghiên cứu giải pháp để thấy rõ các yêu cầu
+ Bước 2 : Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để so sánh và chọn hàm mục tiêu để so
sánh (Max hoặc Min)
+ Bước 3 : Làm đồng hướng các chỉ tiêu giá trị sử dụng (đối với các chỉ tiêu giá trị
thì không cần chú ý).
+ Bước 4 : Triệt tiêu đơn vị tính của các chỉ tiêu
+ Bước 5 : Xác định chỉ tiêu giá trị tổng hợp
+ Bước 6 : Xác định chỉ tiêu giá trị (chi phí) cần thiết để đạt một đơn vị giá trị sử
dụng tổng hợp
+ Bước 7 : So sánh chỉ tiêu giá trị (chi phí) cần thiết để đạt một đơn vị giá trị sử
dụng tổng hợp để chọn ra phương án tối ưu.

Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
12
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
B. Phương hướng xác định các chỉ tiêu so sánh đánh giá
. 1Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 1
.1.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế (chỉ tiêu kinh tế tổng hợp)
.1.1.1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh:
+Vốn đầu tư cho 1m2 sàn : Cd  min
+Doanh thu cho 1m2 sàn : D  max
Chỉ tiêu này xác định dựa trên công suất vận hành, khai thác của công trình và các
chính sách, hình thức khai thác của Chủ đầu tư trong các năm vận hành công trình.
+ Lợi nhuận cho 1m2 sàn
Ld = Gd – Cd  max
Trong đó:

+ Mức cơ giới hoá
+ Mức áp dụng các loại vật liệu và kết cấu hiện đại vào thiết kế
+ Các giải pháp kiến trúc hiện đại, tạo tiền đề cho việc áp dụng các kỹ thuật thi công
hiện đại
+ Các chỉ tiêu về kích thước, diện tích và khối tích xây dựng
+ Độ phức tạp thi công
+ Cấp công trình
+ Bậc chịu lửa
+ Tuổi thọ công trình
+Độ ổn định của công trình
+Độ ổn định của cấu kiện xung quanh
+ Chất lượng công trình
+ Mức độ phổ biến của giải pháp thiết kế
+ Thời gian thi công
+ Mức độ an toàn khi thi công
.1.2.2. Nhóm chỉ tiêu có liên quan tới con người và xã hội
+ Các chỉ tiêu vi khí hậu trong nhà có liên quan tới sức khoẻ con người
+ Sự phù hợp với người sử dụng công trình
+ Mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
+ Độ an toàn, vững chắc của công trình hoàn thiện khi có động đất, thiên tai
+ Các chỉ tiêu về phòng chống cháy nổ.
+ Chỉ tiêu về thẩm mĩ trong và ngoài công trình
+ Giá trị sản phẩm gia tăng
+ Mức độ đóng góp ngân sách nhà nước.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
14
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
. 2Hệ chỉ tiêu so sánh đối với phương pháp 2
.2.1. Phương pháp xác định
+ Phương pháp bình điểm đơn giản (hỏi ý kiến chuyên gia)

15
Giáo viên hướng dẫn : TS.Đinh Văn Khiên
+ Độ tiết kiệm do tận dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương
+ Chi phí vận hành máy móc
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế do máy móc đem lại cho tổ chức xây dựng
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong vận hành
+Thời gian tháo dỡ cốp pha
+ Thời gian thi công
+ Chi phí cho đảm bảo vi khí hậu bên trong công trình
+ Chi phí vận hành
+ Chi phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh giá trị sử dụng
+ Tính chịu lửa (xác định theo bậc quy định)
+ Tuổi thọ công trình (năm)
+ Năng lực phục vụ (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Độ ổn định (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Trọng lượng kết cấu (theo tính toán)
+ Tính chống thấm (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Tính chống ăn mòn (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Độ khó (dễ) thi công (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận
+Mức độ các sự cố cấu kiện
+ Phạm vi địa điểm áp dụng
+ Tính chống động đất, cháy nổ (xác định theo cấp quy định)
+ Tính thẩm mĩ (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Tính dễ cải tạo, sửa chữa theo yêu cầu (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Tính phổ biến của phương án (hỏi ý kiến chuyên gia)
+ Độ an toàn, tin cậy của phương án (hỏi ý kiến chuyên gia)
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status