Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó - Pdf 14

LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự
phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc
đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và
phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái
“logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức
phức tạp.
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy
nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân
và nhân loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ
đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế
giới.
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch
sử phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có
phê phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học
triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học
duy vật biện chứng, Mác đã phải cải cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng
duy tâm của Hêghen. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội,
một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã
thực hiện trong triết học. Vì vậy em nghiên cứu vấn đề “Phân tích thực chất của
cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa
của vấn đề đó” cho bài tiểu luận của mình.
NỘI DUNG
1. Vấn đề cơ bản của triết học
Trang 1
Triết học là hệ thống những quan điểm chung về thế giới, nó xuất hiện vào
thời kỳ phát sinh và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ ở thời cổ đại, vào khoảng
từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên với những thành tựu rực rỡ trong
các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp.
Trong gần 3000 năm tồn tại và phát triển, triết học có nhiều trường phái và

hiện về mặt tư tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp và phản ánh tồn tại xã hội của các
giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Thông thường, chủ nghĩa duy vật là biểu hiện về
mặt triết học của hệ tư tưởng các giai cáp và các tầng lớp tiến bộ, các lực lượng xã
hội quan tâm đến sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa duy tâm là biểu hiện về mặt triết
học của các giai cấp, các nhóm xã hội bảo thủ, các đảng phái chính trị phản động,
không quan tâm đến sự phát triển xã hội. Các nhà duy vật với tư cách là các nhà tư
tưởng của các lực lượng xã hội tiến bộ thường lấy những thành tựu, kết quả của
khoa học tiến tiến mà thực tiễn làm cơ sở cho thế giới quan của mình. Còn các nhà
duy tâm luôn luôn gắn với tôn giáo, củng cố vị trí của tôn giáo bằng những luận cứ
triết học duy tâm.
Sự xuất hiện các giai cấp đối kháng và chế độ người bóc lột người, việc tách
lao động trí óc khỏi lao động chân tay là những nguyên nhân xã hội làm cho chủ
nghĩa duy tâm xuất hiện. Các đại biểu của các giai cấp bóc lột, thống trị độc quyền
hoạt động trí óc luôn mong muốn tạo ra ấn tượng rằng, dường như lao động chân
tay, hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng lao động là cái thứ yếu, cái phụ
thuộc của lao động trí óc. Họ cho rằng lao động trí óc đóng vai trò chủ yếu trong đời
sống xã hội. Sự khẳng định này của các tư tưởng gia của giai cấp phản động không
tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa duy tâm triết học, tới những mưu toan, luận chứng các
hiện tượng tinh thần là cái có trước, các hiện tượng vật chất là cái có sau.
2. Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoi ơbắc và nguồn gốc ra đời của
Triết học Mácxít
a) Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoi ơbắc
- Hêghen: Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực
rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư
sản Đức, người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai
cấp phong kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ
điển cuối cùng, là trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm.
Trang 3
Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước,
vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế

luật phủ định của phủ định.
- Phoi ơbắc: là nhà triét học duy vật, đại biểu cho tâng lớp dân chủ cấ tiến
trong giai cấp tư sản Đức. Ông đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm của
Hêghen. Ông đã phê phán ý niệm tuyệt đối của Hêghen cũng như chủ nghĩa duy tâm
và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật.
Khi chống lại quan điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là “tồn tại
khác” của tinh thần, Phoi ơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn
tại ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ sở sinh sống của
con người. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở
bên trong nó.
Triết học của Phoi ơbắc mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên
luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần, cũng là một
thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là óc người. Từ đó cho phép khẳng
định mối quan hệ khăng khít giữa tồn tại và tư duy.
Phoi ơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản
của mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các
hiện tượng tâm lý tinh thần về các quá trình lý hoá, không thấy sự khác nhau về chất
giữa chúng, chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật.
Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoi ơbắc còn thể hiện ở chỗ ông
đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt
quan niệm về Thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần
học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo
ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói đến sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoi ơbắc
nói đến sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng, bản
chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới
nhứng cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong
thực tế những cái đó con người không đạt được nên gửi gắm tất cả ước muốn của
mình vào hình tượng Thượng đế. Từ đó Phoi ơbắc đã đi đến phủ nhận mọi thứ tôn
giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra con
người, chi phối cuộc sống con người.

xã hội của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mẫu thuẫn
Trang 6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status