Tiêu chảy cấp ở trẻ: Bệnh thường gặp trong mùa mưa, lũ doc - Pdf 14

Tiêu chảy cấp ở trẻ:
Bệnh thường gặp trong mùa
mưa, lũ
Người dân vùng lũ miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long đang phải chống đỡ
những dịch bệnh có thể phát sinh sau lũ như
tả, thưong hàn, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ…
Trong điều kiện mưa lũ ngập lụt, đi lại khó
khăn, khi trẻ mắc tiêu chảy cấp cần xử trí
tại nhà thế nào?
Rotavirut - Mối nguy hiểm cho trẻ em
Sau mưa lũ, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do
rotavirut ở trẻ em là rất lớn.
Khi bị lây nhiễm virut khoảng 12 giờ đến 4
ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn
mửa và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu
chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3
ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và
giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng
toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể
có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu
chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó
giảm dần. Trong giai đoạn này trẻ sẽ bị mất
nước nếu bị kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ tử
vong.

Phải cho uống oresol nếu
trẻ đang bú mẹ bị tiêu chảy
cấp. Ảnh: N.Đ
Chăm sóc tại nhà thế nào?
Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh

Cần đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế
khi trẻ có một trong những biểu hiện sau: Đi
ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục),
nôn tái diễn, trẻ rất khát, ăn uống kém hoặc
bỏ bú, tình trạng không được cải thiện sau 2
ngày điều trị, sốt cao hơn, có máu trong
phân.
Giữ vệ sinh để phòng bệnh
Đối với tiêu chảy cấp do rota virut, giữ vệ
sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để
phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen
rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau mưa lũ, cần vệ
sinh nhà cửa, lau rửa sàn nhà và các vật
dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử
khuẩn cloramin B. Nguồn nước cũng phải
đảm bảo vệ sinh, khử trùng theo hướng dẫn
của ngành y tế.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status