Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Pdf 15

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu cũng như trong
nước, các doanh nghiệp ngày càng đỏi hỏi lượng vốn lớn để phục vụ cho việc duy
trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực cung cấp vốn cho các
doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
Sự phát triển của các NHTM cả về quy mô và chất lượng đòi hỏi một hệ thống quản
lý chặt chẽ và mang tính chuyên nghiệp cao, có thể giúp các nhà quản lý và cơ quan
Nhà nước kiểm soát vốn một cách hiệu quả, tránh được các gian lận. Đây là lý do
cho sự ra đời của hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) trong các NHTM.
Ở Việt Nam kiểm toán ra đời từ những năm 80 và hoạt động KTNB bắt đầu
từ đầu những năm 90. Sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán nói chung và kiểm toán
nội bộ nói riêng đã tác động lớn đến tính hiệu quả, xu hướng hoạt động của các
doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế - mọi doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh trong đó
có các NHTM đều phải điều chỉnh và hoàn thiện các hoạt động của mình nhằm xây
dựng tổ chức mình ngày càng mạnh mẽ hơn, tạo sự tin cậy hơn trong công chúng để
tăng sức cạnh tranh của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên sự hoạt động của KTNB
trong các NHTM thì chỉ chính thức thực hiện khi ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban
hành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 1/8/2006, yêu cầu các ngân hàng
phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tầm
quan trọng của KTNB trong các NHTM hiện nay. Vì lý do này em đã quyết định
chọn đề tài cho đề án môn học của mình là: “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ
trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”.
Nội dung đề án gồm có:
Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức KTNB trong các NHTM ở Việt Nam
1.1 Lý luận chung về KTNB
1.2 Lý Luận về hệ thống KTNB trong các NHTM
1
1.3 Kinh ngiệm tổ chức KTNB trong các NHTM trên thế giới
Phần II: Thực trạng tổ chức KTNB trong các NHTM ở Việt Nam
2.1 Đặc điểm hệ thống KTNB trong các NHTM ở Việt Nam
2.2 Thực trạng của hoạt động KTNB trong các NHTM ở Việt Nam

kiểm toán là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức
để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp
đối với tổ chức đó.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên điểm chung của các quan
điểm này là đều đề cập đến khái niệm kiểm toán là một chức năng độc lập, ở trong
một tổ chức với vai trò hỗ trợ hoạt động của tổ chức đó.
3
1.1.2 Chức năng của kiểm toán nội bộ
Trên thế giới, KTNB đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên 60 năm và được
thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Cùng
với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh tế, vai trò và
chức năng của KTNB trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm soát
một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tế
công, kinh tế tư nhân và cả các tổ chức phi lợi nhuận. Chức năng của KTNB thể
hiện ở các hoạt động sau:
- Thứ nhất, thẩm tra các thủ tục kiểm toán đẻ xác định thích hợp và tính ưu việt của

Mục đích của việc thẩm tra tính thích hợp của kiểm toán nội bộ để khẳng
định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành đều đặn và có hiệu quả, đáp ứng mọi
mục tiêu đã định trước. Việc thẩm tra đẻ phơi bày mọi hành vi gian lận, không bình
thường và gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhăm ngăn chặn và giảm thiểu
chúng.
- Thứ hai, kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy của thông tin.
Kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy không chỉ
cua bản thân các thông tin tài chính mà cả các hoạt động và phương tiện sử dụng để
xác định, đo đạc phân loại và báo cáo các thông tin đó. Việc kiểm tra hệ thống
thông tin này là cơ sở để khằng định các số sách và báo cáo tài chính chứa dựng các
thông tin chính xác, kịp thời và hữu ích.
- Thứ ba, kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, các quy định, các kế hoạch và các
thủ tục hiện hành.

không và hệ thống kiểm tra kiểm soát có được thiết lập trong các hoạt động hay
chương trình không.
- Thứ bảy là nghiên cứu, phát hiện, dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong động của
đơn vị, góp phần ngăn chặn, xử lý các rủi ro. KTNN là tổ chức nội kiểm, am hiểu
mọi đặc trưng của quản lý và hoạt động của đơn vị, do đó có điều kiện và phải coi
trọng nhiệm vụ phát hiện, ngăn ngừa, xử lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ ưu
tiên, nhằm đảm bảo sự ổn định phát triển bền vững.
- Thứ tám, các nhiệm vụ đặc biệt khác khi lãnh đạo đơn vị giao phó.
Ngoài các chức năng trực tiếp, kiểm soát viên nội bộ có thể được giao thêm
những nhiệm vụ có ích cho Ban giám đốc. Một số ví dụ về các nhiệm vụ đặc biệt
giao cho kiểm soát viên nội bộ là: điều tra về cá nhân, đại diện cho Ban giám đốc
hoặc giám sát cho cuộc thỏa thuận, tham gia vào các chương trình đào tạo của đơn
vị…
Như vậy kiểm soát viên nôi bộ là sự hỗ trợ cho các nhà quản lý ở mọi cấp đệ
họ tiến hành công tác quản lý hiệu quả hơn. Các kiểm toán viên nội bộ luôn cố gắng
xem xét các vấn đề như thể bản thân họ là những người chủ và vì thế hộ trực tiếp
tìm kiếm các bằng chứng cần thiết cho giải pháp đối với các vấn đề về quản lý.
Trọng tâm ở đây là hiệu quả và hiệu năng cuối cùng của quản lý. Kiểm toán viên
nội bộ cố gắng đại diện cho chủ sở hữu trong tình huống khi hạn chế về thời gian và
sức lực đã không cho phép cả những chủ sỡ hữu lẫn các nhà quản lý có trách nhiệm
tiếp xúc trực tiếp với các khía cạnh cụ thể của đối tượng kiểm toán. Hay nói theo
một cách khác,chức năng kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể
chuyên tâm vào công việc đưa ra những quyết định đúng đắn mà không phải dành
một phần thời gian và sức lực vào công việc kiểm toán nội bộ.
6
1.1.3 Vai trò của kiểm toán nội bộ
KTNB là một hoạt động sinh ra từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho yêu
cầu quản lý. KTNB không chỉ cung cấp những thông tin xác thực nhất về tình hình
tài chính, hiệu quả, hiệu năng của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cho nhà quản lý
để nhà quản lý đưa ra các quyết định mà còn góp phần củng cố nề nề nếp kế toán,

Thứ nhất, chức năng của KTNB trong NHTM bao gồm: đánh giá một cách
độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình được thiết
lập trong ngân hàng; kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu quả của hệ
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Trên cơ sở kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá,
KTNB thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Thứ hai, đối tượng của KTNB trong NHTM là thực trạng tài chính; hiệu quả,
hiệu năng của các hoạt động, dự án cụ thể; tính hiệu lực, liên tục và hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Thứ ba, phương pháp kiểm toán của KTNB trong NHTM về cơ bản là giống
với các phương pháp áp dụng trong kiểm toán độc lập. Các kỹ thuật được áp dụng
bao gồm: quan sát, kiểm kê, xác minh, xem xét; đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ,
luật lệ; thu thập và đánh giá các bằng chứng; tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tra
trên máy tính; tổng hợp, lựa chọn thông tin; dự đoán, dự báo xu hướng, khả năng;
8
và các kỹ thuật khác được kiểm toán viên (KTV) sử dụng trong từng trường hợp cụ
thể. KTV có thể sử dụng riêng rẽ hay kết hợp các kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu của
cuộc kiểm toán.
Thứ tư, các phần hành KTNB cơ bản trong NHTM bao gồm: nghiệp vụ tín
dụng, nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, …
Thứ năm, loại hình KTNB trong NHTM gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán
tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo quản trị (BCQT), kiểm toán
công nghệ thông tin. Mỗi loại hình KTNB phải có một quy trình kiểm toán tương
thích để thực hiện được mục tiêu kiểm toán cụ thể gắn với từng loại hình.
Thứ sáu, bộ máy KTNB trong NHTM là cơ sở thực hiện các cuộc KTNB theo loại
hình kiểm toán và theo đối tượng kiểm toán cụ thể. Bộ máy KTNB trong NHTM là
hệ thống tổ chức của các KTV nội bộ do ngân hàng tự lập ra theo yêu cầu của quản
trị nội bộ và yêu cầu của Quy chế kiểm toán nội bộ của NHNN.
1.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNB trong NHTM

và ảnh hưởng của chúng với hoạt động của tổ chức tín dụng và đưa ra những
khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.
Thứ ba, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý
những vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại.
Thứ tư, đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa , khắc
phục những điểm yếu đã được báo cáo về các hoạt động nhằm hoàn thiện hê thống
kiểm tra, kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thỏa
đáng.
10
Thứ năm, lập báo cáo KTNB; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả
KTNB cho các bên hữu quan trong và ngoài ngân hàng theo đúng các chính sách,
quy trình, quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ sáu, thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác KTNB. Phát triển,
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp KTNB để có thể cập nhật, theo kịp sự
phát triển của hoạt động ngân hàng.
Thứ bảy, thiết lập hồ sơ về trình độ, năng lực vè các yêu cầu cần thiết đối với
KTV nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ tám, duy trì việc trao đổi thường xuyên với kiểm toán độc lập, thanh tra
NHNN nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với cơ
quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của KTNB.
Ở Việt Nam, các chức năng của của KTNB trong ngân hàng tương tụ được đề
cập trong Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/05 năm 2006 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về quy định thành lập KTNB trong NHTM.
1.2.3 Mục tiêu tổ chức KTNB trong NHTM
Tại Việt Nam, các mục tiêu của tổ chức KTNB nói chung được xác định
trong điều 2 của quy chế KTNB ban hành theo Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT
ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính: “Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ

hoạt động của KTNB, các thủ tục kiểm soát và kinh nghiệm về quản lý KTNB.
12
1.3.1 Phạm vi của KTNB trong NHTM
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng, phạm vi của KTNB rất rộng và bao gồm nhiều lĩnh
vực lớn như hệ thống kiểm soát nội bộ, các thủ tục quản trị rủi ro, hệ thống thông
tin tài chính, các thủ tục kiểm tra giao dịch, tuân thủ triệt để các yêu cầu về pháp lý
và các quy định của ngân hàng, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục đó và các điều
tra đặc biệt. Mặc dù báo cáo khảo sát tại hầu hết các quốc gia đều chỉ ra rằng kiểm
toán sổ sách kế toán thuộc phạm vi của KTNB nhưng tại một số quốc gia, kiểm toán
các báo cáo tài chính của ngân hàng không thuộc phạm vi của KTNB. Trong trường
hợp này, kiểm toán báo cáo tài chính được xem như là trách nhiệm của các KTV
độc lập và cai trò của KTNB là hỗ trợ các KTV độc lập.
Kết quả khảo sát tại các ngân hàng về phạm vi hoạt động của KTNB cũng
khá phù hợp với định nghĩa về KTNB của IIA: “KTNB là một hoạt động tư vấn độc
lập, đảm bảo tính khách quan được thiết kế nhằm đem lại giá trị gia tăng và tăng
tính hiệu quả cho các hoạt động trong tổ chức. KTNB giúp cho một tổ chức hoàn
thành mục tiêu bằng cách sử dụng những phương pháp mang tính hệ thống và có
tính nguyên tắc cao để đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của công tác quản trị rủi
ro, hệ thống kiểm soát và hoạt động quản trị điều hành.”
1.3.2 Kiểm toán nội bộ và chức năng tư vấn
Kết quả khảo sát tại các ngân hàng chỉ ra rằng: 75% - 95% thời gian KTV nội
bộ tập trung vào công việc KTNB, 5% - 12% vào đào tạo và 0% - 20% vào hoạt
động tư vấn. Liên quan đến chức năng tư vấn, các KTV nội bộ được phỏng vấn đều
nhấn mạnh rằng họ không có nhiệm vụ tham gia vào hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng. Những phản hồi từ các ngân hàng cũng chỉ ra rằng hoạt động tư vấn bị hạn
chế đối với những ý kiến đóng góp liên quan đến các hoạt động kiểm soát cho các
dự án lớn, cụ thể. Các ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm
bảo bất kỳ hoạt động tư vấn nào của KTNB đều không phương hại đến trách nhiệm
và tính độc lập của họ.
13

Nghiên cứu của Ủy ban Brasel đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của chức
năng KTNB phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và không thiên vị. Việc tuân thủ
các chuẩn mực của IIA cũng rất có ích trong việc hỗ trợ các nguyên tắc trên. Các
chuẩn mực của IIA được áp dụng từ tháng 1/2002 yêu cầu bộ phận KTNB phải
thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động và đánh giá lại tính độc lập sau mỗi 5
năm.
Tất cả các ngân hàng tham gia khảo sát đều khẳng định rằng bộ phận
KTNB đều độc lập với hoạt động đươc kiểm toán và các thủ tục kiểm soát hàng
ngày. Tất cả các bộ phận KTNB đều tin rằng họ có thể làm việc độc lập mà không
cần sự can thiệp của ban lãnh đạo, và có quyền báo cáo về những phát hiện, đánh
giá mà không có sự can thiệp cảu ban lãnh đạo.
Các ngân hàng được khảo sát đều ủy quyền cho các trưởng bộ phận
KTNB liên lạc trực tiếp với ban lãnh đạo. Quyền hạn của trưởng bộ phận KTNB
được quy định rõ trong điều lệ KTNB.
Mỗi ngân hàng đều có các biện pháp khác nhau trong việc đảm bảo tính
khách quan và không thiên vị của KTNB: các công việc khác nhau được luân phiên
cho các KTV nội bộ khác nhau; KTV nội bộ không tham gia vào các hoạt động
kinh doanh của ngân hàng; điều lệ KTNB phải ông nhận tính độc lập của KTNB và
những KTV nộ bộ được chuyển từ bộ phận khác sẽ không kiểm toán công việc cũ
của mình đã làm trong một thời gian nhất định.
15
Hoạt động của KTNB phải đảm bảo tính chuyên nghiệp.
Ủy ban Brasel cũng chỉ ra rằng để bộ phận KTNB hoạt động đúng chức
năng và hiệu quả thì cần có những KTV nội bộ làm việc chuyên nghiệp. Các KTV
nội bộ phải được đào tạo bài bản, đặc biệt là các ngân hàng lớn hay các lĩnh vực
kiểm toán đặc biệt như kiểm toán hoạt động thương mại và kiểm toán CNTT.
Phạm vi hoạt động và tổ chức bộ phận KTNB.
Khảo sát cho thấy mọi hoạt động và bộ phận trong ngân hàng đều thuộc
phạm vi của KTNB. Ủy ban Brasel đã điều tra về cách tổ chức bộ phận KTNB, đặc
biệt với những ngân hàng đa quốc gia có quy mô lớn và những ngân hang là một


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status