Luận văn:Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10 pot - Pdf 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN


ĐỖ XUÂN HÙNG THIẾT KẾ TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC
HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10
Hƣớng dẫn khoa học
PGS – TS: ĐÀO THÁI LAI Thái Nguyên – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
Viết đầy đủ
CNTT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
6
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
11
1.1.
Cơ sở lý luận
11
1.1.1.
Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài
11
1.1.2.
Internet – Web
13
1.1.3.
Một số quan niệm về tự học
15
1.1.4.
Một số hình thức tự học
15
1.1.5.
Chu trình tự học của học sinh
16
1.1.6.
Vai trò, ý nghĩa của việc tự học
16

20
1.3.2.
Đối tượng khảo sát
20
1.3.3.
Nội dung khảo sát
20
1.3.4.
Các phương pháp khảo sát
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.4.
Kết quả khảo sát
21
1.4.1.
Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình học
tập của học sinh lớp 10 THPT
21
1.4.2.
Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của
giáo viên lớp 10 THPT
21
1.5.
Kết luận chương I
22
Chƣơng II: Trang Web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
23
2.1.

2.2.5.
Tổ chức dạy học có sử dụng website
82
2.3.
Kết luận chương II
104
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm
105
3.1.
Khái quát chung
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
3.1.1.
Mục đích thực nghiệm
105
3.1.2.
Đối tượng thực nghiệm
105
3.1.3.
Nội dung thực nghiệm
105
3.1.4.
Tổ chức thực nghiệm
105
3.1.5.
Phương pháp đánh giá
106
3.2.
Kết quả thực nghiệm

1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ như vũ bão, các
nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành nghề và công nghệ nào lại phát
triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như CNTT. Sự ra đời của
Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên thông tin. Nhiều chuyên gia đã
dự đoán: trong thập kỉ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD -
Rom, DVD sẽ mang đến những biến đổi có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu
trong nhiều lĩnh vực.
Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên
hàng đầu của nhiều Quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào
tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn
học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến
mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ, đặc
biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết sự lựa
chọn các phương pháp học tập phù hợp.
Xã hội học tập – đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Thành
tựu nổi bật nhất của CNTT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học
thông qua các trương trình chạy trên nền Website. Nó cung cấp một kho tàng
kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình
độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo
dục đều cho rằng, khi đưa CNTT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng
trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và
học.
Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một Nền kinh tế tri thức đòi
hỏi phương pháp dạy học phải phát huy được tích cực và chủ động đối với người
học để đào tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở
trường Trung học phổ thông, đặc biệt là khả năng ứng dụng thành tựu của công
nghệ thông tin trong dạy học để từ đó thiết kế Website nhằm hỗ trợ quá trình
học toán cho HS lớp 10 nói riêng và cho học sinh THPT nói chung.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học toán của học sinh THPT với
sự hỗ trợ của CNTT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình sử dụng trang web hỗ trợ hoạt
động học tập môn toán của học sinh lớp 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được và sử dụng hợp lý trang Web sổ tay toán học thì sẽ góp
phần rèn cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tạo ra hứng thú học tập cho
học sinh góp phần nâng cao hiệu quả học toán cho HS lớp 10 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuẩn kiến thức toán học lớp 10 trung học phổ thông,
và cách thiết kế trang Web.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế trang Web
số tay toán học, các vấn đề về tự học, học tập không cần giáp mặt giáo viên, ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán học trong trường Trung
học phổ thông.
Phân tích chương trình cũng như phương pháp học tập môn Toán (Toán
học lớp 10) của các trường Trung học phổ thông.
Thiết kế một trang Web đơn giản hỗ trợ học tập toán cho HS lớp 10
nhằm cung cấp kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Tiến hành thực nghiệm việc sử dụng trang Web số tay toán học với HS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
lớp 10 trong quá trình dạy học.

dụng CNTT trong dạy học và lý luận về việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Toán học lớp 10 ở trường THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học Toán học 10, minh chứng cho tính khả thi của việc ứng dụng CNTT
trong dạy học Toán học 10 để thực hiện dạy học phân hoá, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng tự học của HS nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Toán học lớp 10 ở trường THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương II: Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ tự học toán cho HS lớp
10 ở trường trung học phổ thông.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11


chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước thì CNTT cũng đã thực sự
mang lại cho các ngành này các công cụ mới cho phép đẩy nhanh gấp bội tốc độ
xử lý nghiệp vụ. Có thể kể ra rất nhiều các thành tựu khoa học mới ra đời dựa
trên cơ sở ứng dụng CNTT như các thành tựu trong y học (chụp cắt lớp, mổ nội
soi, chuẩn đoán bệnh và điều trị từ xa ), trong sinh học (các nghiên cứu mới về
gen, cấy ghép tế bào ).
Trong bối cảnh chung này, giáo dục không thể là trường hợp ngoại lệ,
giáo dục cũng đã và đang chịu sự tác động sâu sắc bởi các thành tựu của CNTT.
1.1.1.2. Công nghệ thông tin trong giáo dục
Từ cuối thập kỷ 20 nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada,
Cộng hòa liên bang Đức, Liên Xô (cũ), các nước khu vực châu Á – Thái bình
dương như: Australia, Ấn độ, Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo … Đã
sớm ứng dụng Computer trong dạy học và trở thành nét đặc trưng của nhà
trường hiện đại. Các nước phát triển đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực
nghiên cứu xây dựng và sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học.
Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Viện khoa học giáo dục
là cơ sở đầu tiên bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm việc dạy học tin học ở trường
phổ thông. Tuy nhiên, việc sử dụng Computer với tư cách là phương tiện dạy
học còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới chỉ là một số cá nhân và
tổ chức tham gia: Phân mềm dạy học Violet, … Chương trình trắc nghiệm một
số môn học … Trên một số tạp chí của ngành giáo dục và trường Đại học xuất
hiện một số bài báo cáo đề cập đến những vấn đề lý luận về sử dụng Computer
trong dạy học và thiết kế trang Web học tập.
Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu mới sử dụng Computer để dạy
môn tin học ở trường, việc sử dụng Computer với tư cách là một phương tiện
dạy học còn ít được nghiên cứu, chủ yếu được sử dụng ở trường Đại Học. Hiện
còn quá ít những trang Web học tập dành cho HS phổ thông, đặc biệt là những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
trang Web tự học. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu dành cho vấn đề

dụng đó phải kể đến ứng dụng phổ biến là tổ chức và truy cập thông tin.
1.1.2.2. Web
1.1.2.2.1. Web là gì?
World Wide Web là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều
nhất hiện nay. Người ta viết tắt là WWW hay ngắn gọn hơn là Web. Theo nghĩa
Tiếng Anh Web có nghĩa là mạng nhện, diễn tả các thông tin trên Web được kết
nối nhằng nhịt với nhau trên khắp thế giới như mạng nhện. Web là một công cụ,
hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của
Net, Web chứa các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm trí
cả Video được kết nối với nhau. Web cho phép người sử dụng chui vào các ngõ
ngách trên Net, là những điểm chứa CSDL gọi là Website. Nhờ có Web nên dù
không phải là chuyên gia, người sử dụng vẫn có thể sử dụng được Internet. Phần
mềm sử dụng để định hướng Web gọi là bộ duyệt (Browser). Hiện nay bộ duyệt
thông dụng nhất là Internet Explorer của Microsoft, tiếp đó là Navigator của
Netscape.
1.1.2.2.2. Trang Web học tập
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet việc khai thác và sử dụng
World Wide Web một cách triệt để nhằm phục vụ cho giáo dục đang trở thành
một xu hướng của nền giáo dục hiện đại. Với những ưu điểm nổi bật của mình
không chỉ cho phép giáo viên kết hợp với văn bản, âm thanh, hình ảnh một cách
hiệu quả trong bài dạy mà còn có thể giúp họ cập nhập thông tin thường xuyên,
tự động hóa quá trình đào tạo, nâng cao năng lực của người học.
Bản chất của việc thiết kế một trang Web học tập chính là quá trình thiết
kế một tài liệu dạy học. Chính vì vậy khi xây dựng một trang Web học tập cần
phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các ý đồ sư phạm của nhà giáo dục và kỹ
thuật thiết kế Web đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các bước của việc thiết kế một
tài liệu dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
1.1.2.2.3. Những tiện ích của trang Web học tập

nghĩ, tự rút kinh nghiệm. Đó là tự học ở mức cao.
Hoạt động tự học của học sinh cũng có thể diễn ra khi không có sự điểu
khiển trực tiếp của giáo viên. Học sinh phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều
kiện vật chất để tự ôn, tự củng cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành
những kỹ năng, kỹ xảo ở một năng lực nào đó theo yêu cầu của giáo viên hoặc
quy định trong chương trình đào tạo nhà trường.
Họat động tự học của học sinh diễn ra dưới sự điều kiển trực tiếp của giáo
viên, thấy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn để trò phát huy những phẩm
chất và năng lực của mình như khả năng chú ý, óc phân tích, năng lức khái
quóat hóa …. Tự tìm ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà thầy đã định hướng cho
hoạt động này.
1.1.5. Chu trình tự học của học sinh
1.1.5.1. Pha 1: Tự tìm tòi.
Người học tự quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải
quyết vấn đề, giải quyết vần đề, tự tìm ra kiến thức mới (kiến thức này chỉ mới
đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô đối với cá nhân
người học.
1.1.5.2. Pha 2: Tự thể hiện.
Người học tự thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ
kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự tự học,
hợp tác, trao đổi, với các bạn và thầy cô giáo để tạo ra sản phẩm có tính chất xã
hội của cộng đồng lớp học.
1.1.5.3. Pha 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy cô
giáo, sau khi thầy cô giáo kết luận, người tự học kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm
ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh.
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng. Để tạo ra chất

1.1.8.2. Tính chất của sổ tay toán học
+) Gọn, dễ sử dụng.
+) Hấp dẫn mọi đối tượng.
+) Phù hợp nhiều đối tượng.
+) Có thể sử dụng tiện lợi, dùng mọi lúc, mọi nơi.
- Sổ tay toán thông thường thì lượng kiến thức hạn hẹp, nội dung tĩnh.

1.1.8.3. Đặc điểm của sổ tay toán học “điện tử”
+) Lượng kiến thức rộng, nội dung mang tính chất động.
+) Khả năng tra cứu nhanh.
 Ngoài ra sổ tay Toán điện tử có thể đáp ứng các nhu cầu khác như:
+) Tự kiểm tra đánh giá đối với người sử dụng.
+) Quản lý mọi đối tượng tham gia khai thác thông tin trên sổ tay toán học.
+) Diễn đàn, trao đổi.
+) Vui học: Trò chơi toán, truyện vui toán, bài toán vui.
 Hỗ trợ việc tự học:
+) Cho phép chia việc tự học thành các cấp độ. Người học phải tích lũy tri
thức tới mức độ nào đó mới được chuyển sang bước tiếp theo.
+) Đưa ra các thông tin phản hồi giúp người học tự điều chỉnh quá trình học
tập của mình.
1.1.9. Tự học với phương tiện là trang Web số tay toán học
Trang Web số tay toán học có khả năng kết nối và cập nhập thông tin một
cách nhanh chóng, hiệu quả vì vậy thông qua trang Web số tay toán học, học
sinh có thể ôn tập, hoàn thiện, hệ thống, bổ sung kiến thức mới, rèn luyện kỹ
năng giải toán, trau dồi vốn hiểu biết của mình hàng ngày, hàng giờ.
Trang Web số tay toán học trực quan, sinh động, thu hút, hấp dẫn học
sinh, giúp các em hiểu bài nhanh chóng, hiệu quả hơn, kích thích hứng thú học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
tập và nâng cao năng lực học tập của bản thân.

thông, phân hoá theo chuyên ban cho cả lớp 10, 11 và 12.
1.2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Toán trường THPT
Chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng toán đã được xây dựng dựa trên
kết quả thí điểm triển khai chương trình và sách giáo khoa, ý kiến các hội đồng
thẩm định, ý kiến đóng góp của các cơ sở, trường học, giáo viên môn toán của
một số địa phương có thí điểm.
1.2.4. Điều kiện thực tế của nhà trường THPT
Khi xây dựng chương trình và chuẩn đã xem xét các yếu tố thực tế như:
+) Năm 2009 sẽ kết nối Internet bằng đường truyền cáp quang tới tất cả
các trường THPT.
+) Khả năng trang bị máy tính ở các trường THPT ngày càng tốt hơn.
+) Hiện nay học sinh phổ thông có điều kiện truy nhập Internet tốt hơn (Ở
gia đình, ở nhà trường, ở các điểm Internet khác).
+) Nhu cầu học tập, tra cứu trên mạng ngày càng lớn.
1.3. Khảo sát khả năng sử dụng Internet trong dạy học ở các trƣờng THPT
tại Hà Giang và Thái Nguyên.
1.3.1. Mục đích khảo sát
Xác lập cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế trang Web sổ tay toán học hỗ trợ
học tập cho học sinh lớp 10 THPT.
1.3.2. Đối tượng khảo sát
Học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý của một số trường trung học phổ
thông tại Hà Giang và Thái Nguyên.
1.3.3. Nội dung khảo sát
Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học toán và khả
năng tự học toán học của học sinh lớp 10 trung học phổ thông.
Đối với học sinh: Thăm dò thực tế sự tiếp xúc của học sinh đối với mạng
Internet và các website học tập cụ thể là môn toán, nhu cầu trao đổi thông tin về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
toán như thế nào? Lợi ích của các website học tập đối với các em?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Hà Giang
1%
5%
94%
Thái Nguyên
3%
16%
81%
1.4.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo
viên lớp 10 THPT
Qua tọa đàm, trao đổi cho thấy các cấp quản lý giáo dục đã nhận thấy
được tầm quan trọng và khả năng vô tận của công nghệ thông tin trong dạy học.
Giáo viên rất hứng thú trong việc sử dụng máy tính điện tử trong dạy học, song
chưa nắm đươc phương pháp sử dụng và chưa biết khai thác những ưu việt của
máy tính trong dạy học.
Việc tổ chức cho học sinh trung học, học tập trên máy tính đã tạo điều
kiện cho giáo viên thực hiện cá thể hóa trong dạy học. Nó đã làm thay đổi
phương thức dạy – học trong nhà trường trung học phổ thông, làm cơ sở cho
việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trung học phổ thông. Kết quả
điều tra tại một số trường tại hai tỉnh Hà Giang và Thái Nguyên về vấn đề tiếp
cận công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học của giáo viên như sau.

Thƣờng xuyên
Thỉnh thoảng
Chƣa bao giờ
Hà Giang
1%
35%

TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 10 THPT
2.1. Cơ sở thiết kế nội dung trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng toán học 10 THPT là một căn cứ để
xây dựng trang web
2.1.1.1. Đại số
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
I – MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
MỆNH ĐỀ

Mệnh đề.
Mệnh đề chứa biến.
Phủ định của một mệnh đề.
Mệnh đề kéo theo.
Mệnh đề đảo.
Hai mệnh đề tương đương.
Điều kiện cần, điều kiện
đủ, điều kiện cần và đủ.

*) Kiến thức:
- Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định,
mệnh đề chứa biến.
- Biết ký hiệu phổ biến (

tập hợp bằng nhau.
- Hiểu các phép toán: Giao của hai tập hợp, hợp
của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
*) Kĩ năng:
- Sử dụng đúng các kí hiệu:
, , , , , \ , .
E
A B C A    
.
- Biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử
của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các
phần tử của tập hợp.
- Vận dụng được các khái niệm tập hợp con, tập
hợp bằng nhau và giải bài tập.
- Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai
tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp,
phần bù của một tập con. Biết dùng sơ đồ Ven để
biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập
hợp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status