đánh giá hiệu quả năng lượng của ứng dụng giám sát vùng trong mạng cảm biến không dây - Pdf 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Lê Huy Thực Số hiệu sinh viên: 20033351
Khoá:……48………….Khoa: Điện tử - Viễn thông Ngành: …Điện tử tin học
1. Đầu đề đồ án:
Đánh giá hiệu quả năng lượng của ứng dụng giám sát vùng trong mạng cảm biến
không dây sử dụng phương pháp tập trung dữ liệu
2. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Mô phỏng giao thức ứng dụng giám sát theo vùng sử dụng phương pháp tập
trung dữ liệu dùng OMNET++
Mô hình triển khai 75x75m
Số nút cảm biến : 49 nút đặt ở vị trí ngẫu nhiên
Khoảng phát sóng của nút : 20m
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
3.1 Tổng quan về mạng cảm biến không dây WSNs
3.2 Giao thức định tuyến trong mạng cảm biến
3.3 Ứng dụng giám sát theo vùng
3.4 Kết quả mô phỏng
3.5 Kết luận.
4. Họ tên giảng viên hướng dẫn: …Thạc sỹ Nguyễn Trung Dũng…… …………………
5. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 17/02/2008 .
6. Ngày hoàn thành đồ án: 14/05/2008 .
Ngày tháng năm
Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm
Cán bộ phản biện


2
Lời nói đầu
Nhờ có những tiến bộ trong lĩnh vực truyền thông vô tuyến vào những năm
gần đây, sự phát triển của những mạng gồm các sensor giá thành rẻ, tiêu thụ ít năng
lượng và đa chức năng đã nhận được những sự chú ý đáng kể. Hiện nay người ta
đang tập trung triển khai các mạng cảm biến để áp dụng vào trong cuộc sống hàng
ngày. Mạng cảm biến được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như trong đời sống
hàng ngày, y tế, kinh doanh…Tuy nhiên hiện nay mạng cảm biến đang phải đối mặt
với rất nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất trong mạng cảm biến
là nguồn năng lượng bị giới hạn và không thể nạp lại, hiện nay rất nhiều nghiên cứu
đang tập trung vào việc cải thiện khả năng sử dụng hiệu quả năng lượng trong từng
lĩnh vực khác nhau. Trong một tương lai không xa, các ứng dụng của mạng cảm
biến sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, nếu chúng ta
phát huy được hết các điểm mạnh mà không phải mạng nào cũng có được như
mạng cảm biến.
Trong đồ án này em sẽ giới thiệu một cách tổng quan về mạng cảm biến, các
giao thức cũng như các giải thuật định tuyến thường được dùng, đồng thời đánh giá
năng lượng tiêu thụ của các node cảm biến trong ứng dụng giám sát vùng khi sử
dụng phương pháp tập trung dữ liệu so với trường hợp truyền tin trực tiếp về trạm
gốc. Đồ án gồm 5 chương :
Chương 1: Tổng quan về mạng cảm biến WSN.
Chương 2 : Định tuyến trong mạng WSN.
Chương 3 : Hoạt động của ứng dụng giám sát vùng
Chương 4 : Mô phỏng ứng dụng giám sát vùng dùng OMNeT++.
Chương 5 : Tổng kết.

3
Để có thể hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này, em đã được học hỏi những
kiến thức quí báu từ các thầy, cô giáo của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong
suốt năm năm đại học. Em vô cùng biết ơn sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô

nguồn năng lượng mà cần phải tự động thích ứng với môi trường.
Đồ án này có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng cảm biến không dây (WSNs): đưa ra định
nghĩa, cấu trúc mạng WSN; cấu trúc của một nút mạng; 2 cấu trúc đặc trưng của
mạng cảm biến không dây là cấu trúc phẳng và cấu trúc tầng; các yếu tố ảnh hưởng
đến cấu trúc mạng WSN; các ứng dụng đồng thời đưa ra các thách thức mà mạng
WSN đang phải đối mặt.
Chương 2: Định tuyến trong WSNs :đưa ra các vấn đề phải đối mặt khi định
tuyến; đưa ra các giao thức định tuyến đang được dùng trong mạng cảm biến và
trình bày cách phân loại các cách tiếp cận với vấn đề này. Ba loại định tuyến chính
được đưa ra trong chương này là giao thức trung tâm dữ liệu, giao thức phân cấp và
giao thức dựa vào vị trí.

5
Chương 3: Ứng dụng giám sát theo vùng
Trình bày khái niệm về ứng dụng giám sát theo vùng và hoạt động của ứng
dụng.Đặt ra các vấn đề cần giải quyết như tính linh động của ứng dụng,vấn đề
năng lượng,lưu lượng trong ứng dụng và giải quyết vấn đề thông qua phương
pháp tập trung dữ liệu.So sánh phương pháp tập trung dữ liệu với phương pháp
truyền trực tiếp để làm rõ những ưu điểm của phương pháp tập trung dữ liệu.
Chương 4: Mô phỏng ứng dụng giám sát theo vùng dùng OMNeT++ : Khái
quát về OMNeT++ và đưa ra phần mô phỏng ứng dụng giám sát vùng. Kết quả mô
phỏng chỉ ra rằng dùng ứng dụng giám sát vùng sử dụng phương pháp tập trung dữ
liệu đã làm giảm sự tiêu thụ năng lượng của các nút trong mạng, tăng thời gian sống
của mạng so với khi dùng phương pháp truyền trực tiếp thông tin.
Chương 5: Tổng kết : Đưa ra những mặt còn hạn chế, hướng nghiên cứu và
phát triển cho tương lai.
Abstract



,-
              '  
    0            1  
1
2),-)Target Region
Define target region and its operation.
  3)   Target Region   +4-'55  )  
+4-'556Objective Modular Network Testbed in C+
+) and a clear simulation of DataCentric algorithm. The presented simulation results
show that used algorithm DataCentric reduced node energy dissipation and increase
the lifetime of WSN system. .
())'
77 

7
Mục lục
Mục lục 8
9
Mục lục hình vẽ 10
Danh sách các bảng biểu 11
Danh sách các từ viết tắt 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY 13
1.2. Cấu trúc mạng WSN 14
1.2.1 Cấu trúc của 1 nút mạng WSN 14
1.2.2 Cấu trúc của toàn mạng WSN 16
1.2.2.1 Cấu trúc của mạng cảm biến không dây 16
1.2.2.2 Hai cấu trúc đặc trưng của mạng cảm biến không dây 17
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc mạng cảm biến không dây 22
1.3 Kiến trúc giao thức mạng 25
1.4 Ứng dụng của mạng cảm biến không dây 28

3.3.Hai phương pháp truyền dữ liệu về trạm gốc 62
3.3.1. Phương pháp truyền trực tiếp 63
3.3.2.Phương pháp tập trung dữ liệu 63

8
3.4.Đánh giá phương pháp tập trung dữ liệu 64
3.4.1.Đánh giá về xử lý và phần cứng 64
3.4.2.Đánh giá về lưu lượng 64
3.4.3.Đánh giá về năng lượng 64
CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG ỨNG DỤNG GIÁM SÁT VÙNG DÙNG OMNET ++ 65
4.1 Giới thiệu chung về Omnet++ 65
4.1.1 Tổng quan về Omnet++ 65
4.1.1.1 Omnet ++ là gì ? 65
4.1.1.2 Các thành phần chính của OMNeT++ 65
4.1.1.3 Ứng dụng 66
4.1.1.4 Mô hình trong OMNeT++ 66
4.1.2 Sử dụng OMNeT++ 68
4.1.2.1 Xây dựng và chạy thử các mô hình mô phỏng 68
4.1.2.2 Chạy các ứng dụng trong OMNeT++ 71
4.2. Mô phỏng ứng dụng giám sát theo vùng 73
4.2.1 Giả thiết cho mạng 73
4.2.1.1 Giả thiết đầu vào: 73
4.2.1.2 Mô hình mô phỏng : 74
4.2.2 Hoạt động của mạng 75
4.2.3 Kết quả mô phỏng và nhận xét 84
4.2.3.1.Tổng năng lượng còn lại trên toàn mạng 84
4.2.3.2.Năng lượng tại các nút gần trạm gốc 85
4.2.3.3.Lưu lượng gửi tới trạm gốc 86
4.3.Kết luận: 86
CHƯƠNG 5. TỔNG KẾT 87

Hình 2.8 Ví dụ về lưới ảo trong GAF 55
Hình 2.9 Sự chuyển trạng thái trong GAF 56
Hình 2.10 Chuyển tiếp địa lý đệ quy trong GEAR 58
Hình 3.1. Ứng dụng Giám sát theo vùng 59
Hình 3.2. Hoạt động theo vòng 60
Hình 3.3. Hoạt động của pha thiết lập 61
Hình 3.4. Hoạt động theo khe thời gian 61
Hình 3.5. Truyền dữ liệu trực tiếp về trạm gốc 63
Hình 3.6. Phương pháp tập trung dữ liệu 63
Hình 4.1 Các module đơn giản và kết hợp 67
Hình 4.2 Các kết nối 68
Hình 4.4 Mô hình tiêu thụ năng lượng kênh vô tuyến Radio 74
Hình 4.5 BS gửi bản tin ADVMessage khởi động tới các nút 75
Hình 4.6 Các nút thiết lập kết nối tới các nút lân cận 78
Hình 4.7 Các nút gửi Status2BSMessage tới BS 79
Hình 4.8 BS gửi ClusterMessage tới các nút trong mạng 80
Hình 4.9 Nút chủ gửi TDMAMessage tới các nút trong cụm 81
Hình 4.10 Các nút trong vùng gửi dữ liệu về nút chủ 82
Hình 4.11 Nút chủ gửi dữ liệu về BS qua bản tin Data2BSMessage 83
Hình 4.12 Tổng năng lượng còn lại trên toàn mạng 84
Hình 4.14 Các nút lân cận trạm gốc trong trường hợp tập trung dữ liệu 85

10
Hình 4.15 Các nút lân cận trạm gốc trong trường hợp truyền trực tiếp 85
Hình 4.16 Lưu lượng dữ liệu gửi về trạm gốc 86
Danh sách các bảng biểu
Bảng 2.1 Phân loại và so sánh các giao thức chọn đường trong WSN …………44
Danh sách các từ viết tắt
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
WSNs Wireless Sensor Networks Mạng cảm biến không dây

Giao thức truyền thông không gian-
thời gian cho mạng cảm biến không
dây
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
SMP Sensor Management Protocol giao thúc quản lí mạng cảm biến
TADAP Task Assignment and Data Advertisement giao thức quảng bá dữ liệu và chỉ

11
Protocol định nhiệm vụ cho từng sensor
SQDDP Sensor Query and Data Dissemination
Protocol
giao thức phân phối dữ liệu và truy
vấn cảm biến
ADC Analog-to-Digital Converter Bộ chuyển đổi tương tự - Số
MAC Media Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
ADV Advertise Bản tin quảng bá
REQ Request Bản tin yêu cầu
DS - SS Directed-Sequence Spread Spectrum Trải phổ tuần tự
BS Base Station (Sink) Trạm gốc
CH Cluster Head Nút chủ cụm

12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG
DÂY
Chương này trình bày các khái niệm chung nhất về mạng cảm biến, cũng như
các thành phần của mạng,cấu trúc của 1 nút mạng và của toàn mạng, các yếu tố ảnh
hưởng đến cấu trúc mạng, và các ứng dụng vô cùng to lớn trong nhiều lĩnh vực
cuộc sống của mạng cảm biến. Bên cạnh đó cũng đề cập đến các thách thức mà
mạng đang phải đối mặt để có thể phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người.
1.1 Giới thiệu.

năng lượng, có các thiết bị cảm biến chính xác có thể cảm nhận, thu thập các thông
số môi trường, có khả năng tính toán và có bộ nhớ đủ để lưu trữ, và phải có khả
năng thu phát sóng để truyền thông với các nút lân cận. Mỗi nút cảm biến được cấu
thành bởi 4 thành phần cơ bản, như ở hình 1.2, bộ cảm nhận (a sensing unit), bộ xử
lý (a processing unit), bộ thu phát (a transceiver unit) và bộ nguồn (a power unit).
Ngoài ra có thể có thêm những thành phần khác tùy thuộc vào từng ứng dụng như là
hệ thống định vị (location finding system), bộ phát nguồn (power generator) và bộ
phận di động (mobilizer).

14
Hình 1.2 Các thành phần của một nút cảm biến.
• Các bộ phận cảm biến (sensing units) bao gồm cảm biến và bộ
chuyển đổi tương tự-số (ADC).
• Dựa trên những hiện tượng quan sát được, tín hiệu tương tự tạo ra
bởi nút cảm biến được chuyển sang tín hiệu số bằng bộ ADC, sau đó được đưa
vào bộ xử lý.
• Bộ xử lý thường được kết hợp với bộ lưu trữ nhỏ (storage unit),
quyết định các thủ tục làm cho các nút kết hợp với nhau để thực hiện các nhiệm
vụ định sẵn.
• Phần thu phát vô tuyến kết nối các nút vào mạng.Chúng gửi và nhận
các dữ liệu thu được từ chính nó hoặc các nút lân cận tới các nút khác hoặc tới
sink.
• Một trong số các phần quan trọng nhất của một nút mạng cảm biến là
bộ nguồn. Bộ nguồn có thể là một số loại pin. Để các nút có thời gian sống lâu
thì bộ nguồn rất quan trọng, nó phải có khả năng nạp điện từ môi trường như là
năng lượng ánh sang mặt trời.
• Ngoài ra cũng có những thành phần phụ khác phụ thuộc vào từng
ứng dụng. Hầu hết các kỹ thuật định tuyến và các nhiệm vụ cảm biến của mạng
đều yêu cầu có độ chính xác cao về vị trí. Vì vậy cần phải có các bộ định vị. Các
bộ phận di động, đôi lúc cần để dịch chuyển các nút cảm biến khi cần thiết để

các dữ liệu của nhiều nút trong một vùng rồi mới gửi tới trạm gốc (Sink) thì sẽ
tiết kiệm băng thông và năng lượng. Chẳng hạn như khi xác định nhiệt độ trung
bình , hay cao nhất của một vùng.
Do vậy , cấu trúc mạng mới sẽ:

16
• Kết hợp vấn đề năng lượng và khả năng định tuyến.
• Tích hợp dữ liệu và giao thức mạng.
• Truyền năng lượng hiệu quả qua các phương tiện không dây.
• Chia sẻ nhiệm vụ giữa các nút lân cận
Các nút cảm biến được phân bố trong một sensor field (trường cảm biến) như
hình 1.3. Mỗi một nút cảm biến có khả năng thu thập dữ liệu và định tuyến lại đến
các sink. Dữ liệu được định tuyến lại đến các sink bởi một cấu trúc đa điểm như
hình vẽ trên. Các sink có thể giao tiếp với các nút quản lý nhiệm vụ (task manager
node) qua mạng Internet hoặc vệ tinh.
Hình 1.3 Cấu trúc mạng cảm biến không dây
1.2.2.2 Hai cấu trúc đặc trưng của mạng cảm biến không dây.
1.2.2.2.1 Cấu trúc phẳng (flat architecture)

17
Hình 1.4 Cấu trúc phẳng
Trong cấu trúc phẳng (flat architecture) (hình 1.4), tất cả các nút đều ngang
hàng và đồng nhất trong hình dạng và chức năng. Các nút giao tiếp với sink qua
multihop sử dụng các nút ngang hàng làm bộ tiếp sóng. Với phạm vi truyền cố định,
các nút gần sink hơn sẽ đảm bảo vai trò của bộ tiếp sóng đối với một số lượng lớn
nguồn. Giả thiết rằng tất cả các nguồn đều dùng cùng một tần số để truyền dữ liệu,
vì vậy có thể chia sẻ thời gian. Tuy nhiên cách này chỉ có hiệu quả với điều kiện là
có nguồn chia sẻ đơn lẻ, ví dụ như thời gian, tần số…
1.2.2.2.2. Cấu trúc tầng (tiered architecture)
Trong cấu trúc tầng (tiered architecture) (hình 1.5), các cụm được tạo ra giúp

động thì các nút ít khả năng hơn sẽ chuyển các nhiệm vụ tính toán sang các nút này.
Nếu không có “computer servers” như vậy, một cụm các sensor cần thiết phải chọn
ra một nút để thực hiện các nhiệm vụ như là tập trung dữ liệu. Tuy nhiên trong một
số trường hợp chỉ có mỗi nút có tài nguyên vật lý thích hợp mới thích hợp để thực
hiện các nhiệm vụ định sẵn. Ví dụ một nút với hệ thống định vị toàn cầu (global
positioning system - GPS) có thể thực hiện vai trò chủ chốt trong việc định vị hoặc
đồng bộ thời gian. Do vậy, không có gì là ngẫu nhiên khi rất nhiều các mạng cảm
biến hiện nay được thiết kế theo cấu trúc phân cấp.
Hình 1.8 Cấu trúc mạng phân cấp logic
Mạng cảm biến xây dựng theo cấu trúc tầng hoạt động hiệu quả hơn cấu trúc
phẳng, do các lý do sau:
- cấu trúc tầng có thể giảm chi phí cho mạng cảm biến bằng việc định vị các
tài nguyên ở vị trí mà chúng hoạt động hiệu quả nhất. Rõ ràng là nếu triển khai các

20
phần cứng thống nhất, mỗi nút chỉ cần một lượng tài nguyên tối thiểu để thực hiện
tất cả các nhiệm vụ. Vì số lượng các nút cần thiết phụ thuộc vào vùng phủ sóng xác
định, chi phí của toàn mạng vì thế sẽ không cao. Thay vào đó, nếu một số lượng lớn
các nút có chi phí thấp được chỉ định làm nhiệm vụ cảm nhận, một số lượng nhỏ
hơn các nút có chi phí cao hơn được chỉ định để phân tích dữ liệu, định vị và đồng
bộ thời gian, chi phí cho toàn mạng sẽ giảm đi.
- Mạng cấu trúc tầng sẽ có tuổi thọ cao hơn mạng phẳng. Khi cần phải tính
toán nhiều thì một bộ xử lý nhanh sẽ hiệu quả hơn, phụ thuộc vào thời gian yêu cầu
thực hiện tính toán. Tuy nhiên, với các nhiệm vụ cảm nhận cần hoạt động trong
khoảng thời gian dài, các nút tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với yêu cầu xử lý tối
thiểu sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy với cấu trúc tầng mà các chức năng mạng
phân chia giữa các phần cứng đã được thiết kế riêng cho từng chức năng sẽ làm
tăng tuổi thọ của mạng.
- Về độ tin cậy: mỗi mạng cảm biến phải phù hợp với với số lượng các nút
yêu cầu thỏa mãn điều kiện về băng thông và thời gian sống. Với mạng cấu trúc

về tìm địa chỉ. Những chức năng như vậy có thể phân phối đến mọi nút, một phần
phân bố đến tập con của các nút. Giả thiết rằng các nút đều không cố định và phải
thay đổi địa chỉ một cách định kì, sự cân bằng giữa những lựa chọn này phụ thuộc
vào tân số thích hợp của chức năng cập nhật và tìm kiếm. Hiện nay cũng đang có rất
nhiều mô hình tìm kiếm địa chỉ trong mạng cấu trúc tầng.
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc mạng cảm biến không dây.
Thiết kế mạng cảm biến không dây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: năng
chịu lỗi, khả năng mở rộng, chi phí sản xuất, môi trường hoạt động, những ràng
buộc về phần cứng, cấu hình mạng cảm biến, phương tiện truyền dẫn, sự tiêu thụ
năng lượng.Những nhân tố này rất quan trọng vì chúng như là hướng dẫn để thiết kế
cấu trúc mạng,kiến trúc giao thức và thuật toán định tuyến cho mạng cảm biến
không dây.Các nhân tố đó cụ thể là như thế nào?
 Khả năng chịu lỗi (fault tolerance): Một số các nút cảm biến có thể không
hoạt động nữa do thiếu năng lượng, do những hư hỏng vật lý hoặc do ảnh
hưởng của môi trường. Khả năng chịu lỗi thể hiện ở việc mạng vẫn hoạt
động bình thường, duy trì những chức năng của nó ngay cả khi một số nút
mạng không hoạt động. Ở đây ta dùng phân bố Poisson để xác định xác suất
không có sai hỏng trong khoảng thời gian (0,t):
t
k
k
etR
λ

=)(
Trong đó:

k
λ
: tỉ lệ lỗi của nút k

Trong mạng cảm biến, hàng trăm đến hàng nghìn nút được triển khai trên
trường cảm biến. Mật độ các nút có thể lên tới 20 nút/m3. Do số lượng các nút cảm
biến rất lớn nên cần phải thiết lâp một cấu hình ổn định. Chúng ta có thể kiểm tra
các vấn đề liên quan đến việc duy trì và thay đổi cấu hình ở 3 pha sau:
 Pha tiền triển khai và triển khai: các nút cảm biến có thể đặt lộn xộn hoặc
xếp theo trật tự trên trường cảm biến. Chúng có thể được triển khai bằng
cách thả từ máy bay xuống, tên lửa, hoặc có thể do con người hoặc robot đặt
từng cái một.
 Pha hậu triển khai: sau khi triển khai, những sự thay đổi cấu hình phụ thuộc
vào việc thay đổi vị trí các nút cảm biến, khả năng đạt trạng thái không kết
nối (phụ thuộc vào nhiễu, việc di chuyển các vật cản…), năng lượng thích
hợp, những sự cố, và nhiệm vụ cụ thể.

23
 Pha triển khai lại: Sau khi triển khai cấu hình, ta vẫn có thể thêm vào các nút
cảm biến khác để thay thế các nút gặp sự cố hoặc tùy thuộc vào sự thay đổi
chức năng.
• Môi trường hoạt động (Environment)
Các nút cảm biến được thiết lập dày đặc, rất gần hoặc trực tiếp bên trong các
hiện tượng để quan sát. Vì thế, chúng thường làm việc mà không cần giám sát ở
những vùng xa xôi. Chúng có thể làm việc ở bên trong các máy móc lớn, ở dưới đáy
biển, hoặc trong những vùng ô nhiễm hóa học hoặc sinh học, ở gia đình hoặc những
tòa nhà lớn.
• Phương tiện truyền dẫn (Transmission media)
Ở những mạng cảm biến multihop, các nút được kết nối bằng những phương
tiện không dây. Các đường kết nối này có thể tạo nên bởi sóng vô tuyến, hồng ngoại
hoặc những phương tiện quang học. Để thiết lập sự hoạt động thống nhất của những
mạng này, các phương tiện truyền dẫn phải được chọn phải phù hợp trên toàn thế
giới. Hiện tại nhiều phần cứng của các nút cảm biến dựa vào thiết kế mạch RF.
Những thiết bị cảm biến năng lượng thấp dùng bộ thu phát vô tuyến 1 kênh RF hoạt

Trong mạng cảm biến, dữ liệu sau khi được thu thập bởi các nút sẽ được định
tuyến gửi đến sink. Sink sẽ gửi dữ liệu đến người dùng đầu cuối thông qua
internet hay vệ tinh. Kiến trúc giao thức được sử dụng bởi nút gốc và các nút cảm
biến được trình bày trong hình 1.9:
Hình 1.9 Kiến trúc giao thức của mạng cảm biến.
Kiến trúc giao thức này kết hợp giữa công suất và chọn đường, kết hợp số liệu
với các giao thức mạng, sử dụng công suất hiệu quả với môi trường vô tuyến và sự
tương tác giữa các nút cảm biến. Kiến trúc giao thức bao gồm lớp vật lý, lớp liên

25

Trích đoạn Phương pháp truyền trực tiếp Mô hình trong OMNeT++ Xây dựng và chạy thử các mô hình mô phỏng Chạy các ứng dụng trong OMNeT++ Kết quả mô phỏng và nhận xét
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status