BỆNH VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH (Kỳ 1) pot - Pdf 16

BỆNH VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH
(Kỳ 1)
I. Đại cương:
Viêm tắc động mạch là một bệnh của hệ thống động mạch trong đó
các biểu hiện bệnh lý nổi bật là tình trạng co thắt của động mạch, gây rối loạn dinh
dưỡng và đưa đến hoại tử vùng tổ chức do các động mạch đó chi phối.
Về mặt danh pháp tuy còn nhiều vấn đề chưa được hoàn toàn thống
nhất, nhưng danh từ “ Viêm tắc động mạch” đã được Winiwater đưa ra từ cuối thể
kỷ 19 và đã được nhiều tác giả công nhận.
Bệnh thường gặp ở Nam giới. Thường phát triển ở chi dưới nhưng
đôi khi cũng thấy ở các động mạch chi trên, ruột, động mạch vành, động mạch
não
II. Cơ chế bệnh sinh:
Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích cơ chế
bệnh sinh của bệnh Viêm tắc động mạch. Cơ chế được đa số tác giả công nhận là:
+ Các yếu tố kích thích của ngoại cảnh riêng lẻ hay tổng hợp như: khí
hậu lạnh và ẩm kéo dài, nghiện thuốc lá, ăn uống thiếu các Vitamin, các căng
thẳng kéo dài về tâm và sinh lý tác động lên hệ thống thần kinh trung ương cũng
như hệ thần kinh giao cảm, từ đó gây các phản ứng co thắt ở động mạch.
+ Tình trạng co thắt kéo dài của động mạch sẽ gây thiếu máu cục bộ và đau
đớn kéo dài ở vùng tổ chức phía ngoại vi. Chính những yếu tố này đến lượt chúng
lại trở thành các kích thích nội sinh tác động trở lại hệ thống thần kinh trung ương
và hệ thần kinh giao cảm, từ đó lại làm động mạch bị co thắt nặng thêm.
+ Kết quả của vòng phản xạ bệnh lý nói trên sẽ làm cho tình trạng co thắt
động mạch trở nên liên tục và dẫn đến các biến đổi ngày càng nặng của hệ thống
động mạch: lớp cơ của thành động mạch tăng sinh, lớp nội mạc động mạch dày
lên, xuất hiện những hiện tượng thoái hoá trong hệ thần kinh giao cảm của thành
động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại và dần dần tạo nên các cục nghẽn
+ Quá trình trên tăng lên dần dần dẫn tới tắc hoàn toàn động mạch. Vùng tổ
chức phía ngoại vi bị thiếu máu nuôi dưỡng nặng dần dẫn tới hoại tử tổ chức, gây
đau đớn kéo dài và nhiễm trùng nhiễm độc cho bệnh nhân.

- Dấu hiệu ép ngón chân cái: ấn vào ngón chân cái của bệnh nhân rồi
bỏ tay ra để quan sát. Khi màu da ngón cái hồng trở lại chậm thì chứng tỏ có rối
loạn tuần hoàn ở chi dưới.
+ Mạch chày sau và mạch mu chân yếu hoặc mất:
Phải bắt mạch cẩn thận và so sánh mạch ở cả hai chân.
+ Các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ở chi bị bệnh:
Có thể khám thấy các triệu chứng
- Rối loạn tiết mồ hôi.
- Da chi thường khô, teo . Lông thưa, rụng.
- Các cơ bị teo, nhẽo.
- Xương chi bị xốp do tình trạng loãng xương.
- Loét và hoại tử đầu chi: xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh, cảm giác đau ở
chi tăng lên và trở nên thường xuyên, xuất hiện các vết loét đầu tiên thường ở đầu
ngón chân và mu bàn chân, toàn trạng bệnh nhân suy sụp do nhiễm trùng nhiễm
độc nặng.
IV. Triệu chứng cận lâm sàng:
1. Đo dao động động mạch:
Xác định được mức độ giảm biên độ giao động của động mạch bị
viêm tắc ở chi tổn thương.
2. Soi mao mạch:
Xác định thấy giảm số lượng và đường kính các mao mạch ở chi tổn
thương, tốc độ di chuyển của hồng cầu trong mao mạch cũng bị giảm xuống.
3. Đo nhiệt độ da:
Xác định thấy nhiệt độ da của chi bị tổn thương bị giảm đi rõ rệt so
với bên lành.
Có thể tiến hành đo nhiệt độ da trước và sau khi phong bế hạch thần
kinh giao cảm thắt lưng, nếu sau khi phong bế hạch mà thấy nhiệt độ da ở chi tổn
thương tăng lên thì việc chỉ định mổ cắt hạch giao cảm thắt lưng sẽ có hiệu quả
tốt.
4. Siêu âm động mạch và nghiên cứu Doppler động mạch:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status