phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên - Pdf 16

phân tích bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên
Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời.
Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao,
dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu
sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương
chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân
phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của
hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca
dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu
tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ
nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và
trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.
Khổ thơ đầu được viết một cách nhẹ nhàng, êm, ái:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ ru
Có cánh cò đang bay
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng"
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
"Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng "
Ngủ yên! ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.
Khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại vẫn là ý
nghĩa của hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng
hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành.
Đoạn đầu từ:
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Là mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ
ấu. Cò "đứng ở quanh nôi", rồi cò "vào trong tổ"; còn có ngủ thì cò
mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị
nữa, mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu
cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con lớn hơn một chút thì tình
yêu mẹ dành cho con như thế nào? Đoạn thứ hai:
" Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân"
là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên
thiếu. Buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con.
Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ
có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất
cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu
thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:" con dù lớn vẫn là
con của mẹ". Thế nên "đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con". Có biết bao
nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô
tận như tình mẹ dành cho ta.
Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời
ru à ơi:
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.
Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng
của mẹ.
Lại một lần nữa các cụm từ:"ngủ đi", "cánh cò, cánh vạc", "nôi" được
nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi
cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người.
Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu
sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình
tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt.
Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận
được. Thế nhưng, với bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên, ta như


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status