MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH potx - Pdf 17


MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP
VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
KS. NGUYỄN TÀI DUY
Bộ môn Kinh tế Xây dựng
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bài báo đề cập đến một số vướng mắc và hướng hoàn thiện trong lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
Summary: The paper mentions some practical problems and offers several possible solutions
in terms of the management of work construction investment expenditures. I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình là một vấn đề hết sức phức tạp do lĩnh
vực xây dựng cơ bản có nhiều đặc điểm riêng
biệt. Những năm vừa qua Chính phủ và Bộ
Xây dựng đã ban hành những văn bản về quản
lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình nói riêng nhằm
giúp cho công tác quản lý và triển khai được
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực
tế, có một số vấn đề đã nảy sinh và tiếp tục
cần được tháo gỡ. Bài báo đề cập đến một số
vướng mắc và đề xuất để hoàn thiện công tác
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công

trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức
năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất,
thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã
được áp dụng cho công trình khác có tiêu
chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến
chân công trình được tính theo phương pháp
lập đơn giá xây dựng công trình;
- Giá nhân công xây dựng được xác định
theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến
của từng khu vực, tỉnh, theo từng ngành nghề
sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính
toán căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
bố; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của
chủ đầu tư và các yêu cầu khác.
Như vậy, sẽ có rất nhiều căn cứ để xác
định đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công và sẽ
có rất nhiều đơn giá khác nhau. Ở một khía
cạnh khác, khi mỗi tư vấn quyết định sử dụng
một căn cứ nào đó thì họ cũng không có gì để
chứng minh tại sao lại là căn cứ này mà không
phải căn cứ kia. Giá nhân công vừa yêu cầu
“theo mặt bằng thị trường lao động” vừa căn
cứ theo “khả năng nguồn vốn, khả năng chi
trả của chủ đầu tư”, như vậy hai điều này có
thể mâu thuẫn lẫn nhau. Với tinh thần này của
Nghị định 99 sẽ khiến công tác lựa chọn, phân

tính chất bắt buộc phải áp dụng. Song điều đó
hoàn toàn không làm cho cách quản lý này
giống như cách quản lý định mức xây dựng ở
các nước phát triển. Nếu nghiên cứu định mức
xây dựng ở một số quốc gia tiên tiến sẽ thấy
chúng được thể hiện đơn giản nhưng lại khoa
học và chi tiết, đảm bảo đầy đủ cơ sở để lập
dự toán phù hợp với các loại công trình cụ thể,
bằng việc sử dụng các hàm, công thức, các
bảng tra từ định mức cơ bản, rất thuận tiện
trong sử dụng.
* Về dự phòng phí cho yếu tố trượt giá
dựa trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công
trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù
hợp với loại công trình xây dựng. Chỉ số giá
xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến
động của giá xây dựng công trình theo thời
gian và làm cơ sở cho việc xác định tổng mức
đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình. Chỉ số giá xây dựng được xác định
theo loại công trình, theo khu vực và được
công bố theo từng thời điểm. Bộ Xây dựng
công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp
xây dựng chỉ số giá xây dựng.
Tuy nhiên Nghị định lại chưa nói rõ thời
gian xây dựng tính từ thời điểm nào, sẽ lựa chọn thời điểm thiết kế lập dự toán hay thời
điểm bắt đầu khởi công xây dựng công trình

- Do hiện nay chỉ số giá xây dựng mới
được xây dựng theo từng quý và cho ba khu
vực là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng đưa ra chỉ
số giá xây dựng theo từng tháng và cho từng
tỉnh để làm căn cứ điều chỉnh giá cho các công
trình ở nhiều địa phương khi có sự biến động.
- Đồng thời Bộ Xây dựng nên lập một
ngân hàng dữ liệu về giá vật liệu, giá ca máy,
giá nhân công từng tỉnh trong những khoảng
thời gian nhất định và được lưu trữ trong
nhiều năm phục vụ cho công tác quyết toán và
kiểm toán.
- Sự khác biệt về chi phí huy động lực
lượng thi công, chi phí đảm bảo giao thông
trong các khoản mục của chi phí dự toán và
chi phí dự thầu cần được Bộ Xây dựng hướng
dẫn và thống nhất quan điểm khi lập.
IV. KẾT LUẬN
Quản lý quá trình đầu tư xây dựng nói
chung và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình nói riêng là một quá trình thường
xuyên, liên tục hoàn thiện để cho phù hợp với
cơ chế thị trường. Những tiền đề ban đầu là
các nghị định của Chính phủ, các thông tư
hướng dẫn của các Bộ đã có. Tuy nhiên khi
nhà thầu, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, cơ
quan kiểm toán đứng trên quan điểm của mình
xem xét các văn bản này thì vẫn đưa ra các ý
kiến khác biệt nhau gây khó khăn trong công


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status