TỘI bắt cóc NHẰM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM - Pdf 19

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài 5
sản trong luật hình sự Việt Nam
1.1. Khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và ý nghĩa 5
của việc quy định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam
1.2. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển những quy định 9
của pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản
1.2.1. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 9
nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ phong kiến
1.2.2. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 12
nhằm chiếm đoạt tài sản trong thời kỳ pháp thuộc
1.2.3. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 13
nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám
cho đến trước khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành
1.2.4. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 19
nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ từ khi Bộ luật Hình sự năm
1985 được ban hành cho đến nay
1.3. Những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong 23
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
Chương 2: Những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
29
trong bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng
2.1. Những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của
các cơ quan bảo vệ pháp luật
3.2.2.1. Cơ quan điều tra 85
3.2.2.2. Viện kiểm sát nhân dân 87
3.2.2.3. Tòa án nhân dân 89
3.2.3. Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp 91
luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Kết luận 94
Danh mục tài liệu tham khảo 97
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Thống kê số liệu về số vụ án và bị cáo phạm tội bắt cóc 61
nhằm chiếm đoạt tài sản trong cả nước mà Tòa án đã thụ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
2.1 Biểu đồ thống kê các vụ án nói chung và các vụ án về các 59
tội xâm phạm sở hữu nói riêng
2.2 Mức độ tăng, giảm các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm 62
đoạt tài sản
2.3 Mức độ tăng giảm của số người phạm tội bắt cóc nhằm 63
chiếm đoạt tài sản
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với nhận thức như trên, học viên đã lựa chọn đề tài "Tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được đề cập
trong một số công trình khoa học như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
quốc gia, Hà Nội, 1997; Luận án Tiến sĩ luật học của TS. Nguyễn Ngọc Chí,
năm 2000 về "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu"; Đinh
Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội phạm, Tập 2,
Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, 2002; Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu
và bình luận các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Mũi
cà mau, 2000
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình cho thấy, tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác giả,
nên chưa phân tích sâu cả về lý luận cũng như thực tiễn hoặc có những công
trình chỉ tập trung vào phần lý luận nên các tác giả chưa đưa ra các giải pháp
có tính hệ thống và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những
vấn đề lý luận và thực tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở
3
đó đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, hoàn thiện việc áp dụng
những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này.
Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định

về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của
các cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là: phương
pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
6. Điểm mới của luận văn
Đây là đề tài khoa học đầu tiên làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam.
Điểm mới của luận văn gồm:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản trong luật hình sự Việt Nam;
- Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành
liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt
Nam; chỉ ra những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó và nguyên
nhân của chúng; đề xuất các giải pháp khắc phục;
- Đưa ra được hệ thống các kiến nghị, nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản;
- Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên
cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này
cũng như các độc giả khác có quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 7 mục.
5
Chương
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BẮT
CÓC
NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ

quyền sở hữu mà còn quyền nhân thân của người khác [48, tr. 29].
Theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế được thể hiện trong cuốn
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập II, thì "bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản" là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người
khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt
[31, tr. 90].
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của khoa Luật -
Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TSKH Lê Cảm chủ biên lại cho rằng "tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là việc người phạm tội với mục đích chiếm
đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn bắt cóc người khác làm con tin [12,
tr. 242].
Trong nội dung Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999, các nhà lập pháp
quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: "Người nào bắt cóc
người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt ". Như vậy, các
nhà lập pháp đã không miêu tả cụ thể những dấu hiệu của tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản mà chỉ nêu tội danh.
Theo quan điểm của chúng tôi, bắt người khác làm con tin là bắt
người và giấu đi để buộc người muốn chuộc con tin phải thỏa mãn những yêu
sách của người bắt. Tuy nhiên, hành vi bắt người để buộc người muốn chuộc
phải giao tài sản hoặc tiền thì mới bị coi là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp bắt người đem giấu một nơi nhưng không
đòi tiền chuộc mà nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm
7
đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể, người có hành vi bắt cóc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 134
Chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật Hình sự năm 1999. Như
vậy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu
của tội phạm thể hiện đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm
(dấu hiệu) của tội phạm là:

cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trong những năm qua, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp
trên tất cả các lĩnh vực. Các tội xâm phạm sở hữu có xu hướng gia tăng. Tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Việc
ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự hiện hành
tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố
tụng và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này.
Thứ ba, có ý nghĩa giáo dục người dân và các tác dụng răn đe đối với
người có ý định bắt cóc người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa giáo dục
mọi tầng lớp nhân dân và răn đe đối với người có ý định phạm tội này bởi lẽ
những người phạm tội này là vì mục đích vụ lợi, muốn có tiền không phải từ
sức lao động của mình. Như vậy, việc ghi nhận tội phạm này trong luật có ý
nghĩa giáo dục con người hướng đến cái thiện, xóa bỏ cái ác tức là giáo dục
về tư tưởng, hành vi, lối sống, nhân cách con người trong cuộc sống đáp ứng
những yêu cầu của xã hội.
Thứ tư, góp phần thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực
của Đảng và Nhà nước ta.
9
Ngày nay, nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực đã trở thành nhu cầu
khách quan của mỗi quốc gia. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), nên việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ,
phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và việc xây dựng, hoàn thiện về tư
pháp hình sự được coi là một đảm bảo hữu hiệu cơ chế hợp tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm là rất cần thiết.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa
VII đã nêu rõ: Phải tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam với các nước trong thời kỳ mới, phải mở rộng quan hệ
quốc tế về tương trợ tư pháp, về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự

Hình thư gồm một quyển để ban hành [30, tr. 75]. Cũng như bộ luật thời Lý,
bộ luật thời nhà Trần đã bị quan xâm lược Nhà Minh cướp mất nên chúng ta
cũng không biết là có điều luật nào quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản không?
Thời kỳ nhà Hồ, tuy tồn tại trong thời gian ngắn ngủi nhưng triều Hồ
rất quan tâm đến tình hình pháp luật. Năm 1401, Hồ Hán Thương định Đại
ngu quan chế hình luật (theo Cương mục), nhưng hiện nay chưa có tài liệu
nào cho ta biết rõ nội dung của hình luật ấy nên cũng không thể biết được có
quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không?
Thời kỳ nhà Lê, hoạt động lập pháp nói chung và lập pháp hình sự nói
riêng đã để lại những thành tựu đáng kể. Chính thời đại Lê Thánh Tông đã
cho ra đời Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Quốc triều
hình luật được coi là Bộ luật quan trọng và chính thống nhất không chỉ trong
thời Lê Sơ mà còn đối với triều Hậu Lê nói chung.
Trong Quốc triều hình luật, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chưa
được đề cập, nhưng hành vi bắt người rồi đem đi cầm bán cũng đã được thể
hiện trong một số điều luật.
11
Điều 312 Quốc triều hình luật quy định ‘Những kẻ đem người cầm
bán nhiều tầng thì phải biếm một tư, đòi lại nguyên tiền mua và tiền công
thuê trả lại cho chủ trước" [36, tr. 128].
Việc bắt người đem đi bán cũng được quy định tại Điều 453 của Quốc
triều hình luật:
Những kẻ bắt người đem bán làm nô tỳ, thì xử lưu đi châu
xa. Bắt người mà lại cướp của hay đồ vật, thì xử tội giảo. Dỗ người
đem bán thì bị tội nhẹ hơn một bậc. Nếu bắt được những nô tỳ đi
trốn mà đem bán, thì cũng xử như tội dỗ người. Cho đến kẻ bắt mà
đem bán những hàng dưới còn ít tuổi từ hàng cơ thân trở xuống, thì
phải tội hơn tội bán người thường một bậc, và phải bồi thường gấp
đôi tiền bán cho người có con bị bán [36, tr. 149].

đến việc xây dựng pháp luật. Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long giao
cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành là Tổng tài soạn thảo
bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Hoàng Việt luật lệ
được khắc in lần đầu vào năm 1812 ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813
trên phạm vi toàn quốc. Vì bắt chước nhà Thanh, cho nên Bộ luật của nhà
Nguyễn không gọi là hình thư hay hình luật như các bộ luật của các triều
trước, mà gọi là Hoàng Việt luật lệ.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Đại Thanh luật lệ khá nặng nề, nhưng
nhiều điều luật trong Hoàng Việt luật lệ vẫn được quy định trên cơ sở tiếp thu
những giá trị lập pháp của Bộ luật Hồng Đức. Tuy nhiên, trong Hoàng Việt
luật lệ chưa có điều luật nào quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
1.2.2. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản trong thời kỳ Pháp thuộc
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân phong kiến rất chú trọng
xây dựng pháp luật và coi đó là phương pháp cai trị hữu hiệu. Pháp luật thời
13
Pháp thuộc rất đa dạng và phức tạp. Việt Nam thời kỳ đó có hai hệ thống
chính quyền của Pháp và của phong kiến bản xứ, nên có hai hệ thống pháp
luật của Pháp và của triều Nguyễn.
Ở Nam Kỳ, theo Điều 11 Sắc luật ngày 25/7/1884, Bộ luật Gia Long
được áp dụng đối với người phạm tội là người bản xứ. Trong Sắc luật ngày
16/03/1890, thực dân Pháp quy định từ thời điểm này các Tòa án ở Nam Kỳ
phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ
pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu được [13, tr. 132-133].
Sắc luật ngày 31/12/1912 của Toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56
điều của Bộ luật Hình sự Pháp thành Hình luật canh cải và cho áp dụng tại
Nam Kỳ [39, tr. 66].
Tại Bắc Kỳ, Nghị định ngày 02/12/1921 của toàn quyền Đông Dương
đã cho áp dụng Luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, bằng Dụ số 43 ngày
31/7/1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành [39, tr. 67].

lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa". Đây là một biện
pháp hết sức kịp thời, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự xáo trộn trong đời
sống và quan hệ thường nhật của nhân dân, đồng thời tiếp tục duy trì những
trật tự, những quy định chung không phương hại đến nền độc lập và nền dân
chủ của đất nước. Biện pháp trên cũng chứng tỏ Nhà nước ta không cầu toàn,
không thụ động, mặt khác cũng không hẹp hòi, biết kế thừa những gì tốt
đẹp trong kỷ cương xã hội mà nhân dân ta đã bao đời xây dựng, bảo toàn.
Cùng với việc tạm thời giữ hiệu lực của một số đạo luật hình sự trước
Cách mạng, là việc cần kíp phải ban hành các văn bản pháp luật hình sự.
Ngày 28-02-1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 27/SL
về "Trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát". Sắc lệnh số 27/SL ngày 28-
02-
1946 quy định: "Những người phạm tội bắt cóc, tống tiền và ám sát sẽ bị phạt
từ
2 năm đến 10 năm và có thể bị xử tử. Những người tòng phạm hoặc trữ
những tang vật của các tội phạm trên cũng bị phạt như chính phạm" [4, tr.
79]. Tuy việc ban hành Sắc lệnh số 27/SL chủ yếu để đối phó với tình hình
15
bọn "Việt
16
Nam Quốc dân đảng" dùng các thủ đoạn bắt cóc, tống tiền, ám sát để chống
phá cách mạng nhưng có thể nói thời kỳ này pháp luật hình sự của nước ta đã
đề cập đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết,
miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và
bọn tay sai thống trị. Tại miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền
Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi
ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta đòi hỏi việc quản lý nền

Điều 3 Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa quy định tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa như sau:
1. Kẻ nào đe dọa dùng bạo lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy
hiếp tinh thần người công dân nhằm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ
nghĩa đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a. Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b. Chiếm đoạt một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng khác; thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm [40, tr. 213].
Điều 7 Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản
riêng của công dân cũng quy định tội cưỡng đoạt tài sản riêng của công dân
như sau:
1. Kẻ nào đe dọa dùng bạo lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy
hiếp tinh thần người công dân nhằm chiếm đoạt tài sản riêng của
người đó thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
18
a. Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b. Chiếm đoạt một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng khác; thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm [40, tr. 455].
Từ những quy định của pháp luật trên cho thấy, hành vi "bắt cóc con
tin" để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể coi là việc "dùng thủ đoạn
khác nhằm uy hiếp tinh thần" trong tội cưỡng đoạt tài sản bởi, vì việc "bắt cóc
con tin" sẽ làm cho người thân của người bị bắt cóc hoang mang lo sợ, không
biết tính mạng, sức khỏe của người bị bắt cóc có bị đe dọa không. Vì vậy,
mặc dù thời kỳ này luật chưa quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
nhưng nếu có hành vi "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" thì có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, trong khi chờ đợi thống nhất
nước nhà về mặt Nhà nước, trên thực tế về mặt hình thức, tạm thời tồn tại hai

hại nghiêm trọng cho tài sản công cộng thì bị phạt tù từ 6 tháng đến
7 năm. Trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù
đến 15 năm.
d. Biết rõ tài sản đã bị chiếm đoạt là tài sản công cộng mà
vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù đến 12 năm [41, tr. 159].
Điều 8 - Tội xâm phạm đến tài sản riêng của công dân nằm trong
chương X - Tội xâm phạm tài sản riêng của công dân của Sắc luật số 03-
SL/76 quy định:
a) Phạm tội cướp tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ
2 năm đến 12 năm. Trường hợp nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến 20
năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.
20
b) Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, lừa đảo, bội
tín, cướp giật, cưỡng đoạt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 3
tháng đến 3 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10
năm. Phạm tội trộm cắp nghiêm trọng thì phạt tù đến 15 năm.
c) Phạm tội cố ý hủy hoại tài sản riêng của công dân, thì bị
phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù
đến 20 năm.
d) Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản riêng của
công dân thì bị phạt tù từ 1 tháng đến 2 năm.
đ) Biết rõ là tài sản riêng của công dân đã bị chiếm đoạt mà
vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt đến 15 năm [41, tr. 224].
Tuy nhiên, trong Sắc luật số 03-SL/76 không có quy định nào đề cập
đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
1.2.4 Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985
đ

phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm:
a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b. Dùng vũ khí hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c. Gây hậu quả nghiêm trọng;
d. Tái phạm nguy hiểm [32].
Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời đã đóng vai trò tích cực trong đấu
tranh quyết liệt phòng chống tội phạm ở nước ta trong suốt thời kỳ lịch sử lâu
dài xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng và
bảo vệ chính quyền nhân dân với hai cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc

Trích đoạn Mặt chủ quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Hình phạt áp dụng đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Hình phạt bổ sung THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status