Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về những thách thức đối với việt nam trong quá trình hòa nhập thị trường thế giới phần 4 - Pdf 19

19
đầu tư Việt Nam. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đây là 2 quốc gia có đường
biên giới chung và truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam và Lào không chỉ có
sự gần gũi về kinh tế mà cả về chính trị, hơn nữa thị trường Lào lại là một thị
trường tương đối thân thuộc đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Những yếu tố đó đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Vịêt Nam xâm nhập vào thị trường Lào thông
qua con đường đầu tư trực tiếp để xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ
3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt Nam sang Lào cũng tập trung vào 3
lĩnh vực chủ yếu là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó khoảng 1 nửa
số dự án là thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực như sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và sản xuất thuốc chữa
bệnh…Ngoài ra còn có các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện,
giáo dục Lào hứa hẹn là một thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp Vịêt Nam
không chỉ ở hiện tai mà cả trong tương lai. Hiện nay có nhiều dự án lớn đầu tư
trực tiếp vào Lào đang trong quá trình thẩm định. Trong đó dự án đang thẩm định
lớn nhất có vốn đầu tư lớn hơn toàn bộ những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
từ trước đến nay, bao gồm các dự án đang được thẩm định là nhà máy thuỷ điện
Xekaman 3 tại Lào có vốn đầu tư là 273 triệu USD, dự án trồng 10.000 ha cao su
cũng tại Lào có vốn đầu tư là 25 triệu USD.
Tiếp đến là Liên bang Nga, nước đứng thứ 3 về số dự án và về số vốn đầu
tư. Nga là một đất nước rộng lớn, sớm có mối quan hệ kinh tế hữu nghị với Vịêt
Nam từ lâu đời nên trong những năm qua dòng vốn đầu tư trực tiếp vận động
không chỉ từ Nga vào Vịêt Nam mà còn theo chiều ngược lại. Tính đến cuối năm
2006 đã có 13 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Vịêt Nam vào thị
trường Nga với tổng số vốn đầu tư đăng kí đạt tới 38.3 triệu USD. Đối với doanh
nghiệp Vịêt Nam, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi mới, tuy có không ít rủi
ro nhưng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, củng cố thúc đẩy hoạt động
kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp tại nước sở tại, nhất là với những
thị trường mà việc thanh toán còn gặp nhiều khó khăn như thị trường Nga. Hơn
nữa khi đầu tư vào Nga các doanh nghiệp Vịêt Nam còn có thêm lợi thế là cộng
20

- Giúp các DN mở rộng thị trường tiêu thụ.
Khi mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn nhiều, đồng thời cũng mở ra những cơ hội
kinh doanh mới, và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển không chỉ ở hiện tại
mà cả trong tương lai.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Vịêt Nam tránh được
hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư.
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì các hàng rào bảo hộ thương mại dần
được dỡ bỏ. Do đó các quốc gia thường xây dựng nên những rào cản thương mại
ngày càng phức tạp hơn, như rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường. Do đó việc
xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia ngày càng khó khăn hơn. Và để có thể vượt
qua được hàng rào bảo hộ đó là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Việc đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm những chi phí vận
chuyển, và nhiều những chi phí cho khác
- Thay đổi cơ cấu SXKD của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, các trang thiết bị của doanh nghiệp bị hao mòn cả vô
hình lẫn hữu hình, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Vịêt Nam đã và đang giúp các máy móc thiết bị đó hạn chế sự hao mòn. Khi trang
thiết bị của doanh nghiệp Vịêt Nam ở trong nước đã trở nên lỗi thời, và đã giảm
được sức cạnh trạnh so với các doanh nghiệp trong nước thì việc chuyển giao các
công nghệ đó ra nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp đó nâng cao được sức
cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước sở tại. Như vậy đầu tư ra nước ngoài
22
giúp cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ, đồng thời kéo dài được chu kỳ sống
của công nghệ.
Ngoài ra việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp
kéo dài được đời sống của sản phẩm. Khi 1 sản phẩm đã trở nên bão hoà trong
nước, và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm mới có tính thay thế, thì
giải pháp đầu tư ra nước ngoài trở nên tối ưu, và sẽ kéo dài được chu kỳ sống của
sản phẩm.

- Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn hạn hẹp, mới chỉ tập
trung vào một số ngành công nghiệp, xây dựng, thăm dò, khai thác dầu khí, sản
xuất hàng gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ.
- Đối tác mà Việt Nam thực hiện đầu tư còn chưa rộng rãi, mới chỉ tập
trung ở một số nước như Mỹ, Nga, Anh, Nhật, Singapo, Lào, Campuchia…Hoạt
động đầu tư sang các nước phát triển khác còn hết sức khiêm tốn so với việc các
nước đó đầu tư trực tiếp sang Việt Nam.
- Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài. Các
dự án liên doanh chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn. Hình thức BC của các nhà đầu
tư Việt Nam ở nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào trong nước.
- Công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn
chậm, chưa rõ ràng.
* Nguyên nhân:
24
- Đây là một lĩnh vực còn rất mới với các doanh nghiệp Việt Nam, nên tư
duy nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa được hình thành một
cách đầy đủ, chính xác.
Trước đây Vịêt Nam chỉ là nước nhận đầu tư trực tiếp của các nước khác
cho đến những năm gần đây mới xuất hiện xu hướng đầu tư của doanh nghiệp
Vịêt Nam ra nước ngoài. Thông thường lĩnh vực nào còn mới thì còn ít người
quan tâm và nhiều người lo sợ bởi vì chúng tiềm ẩn những rủi ro mà họ không thể
lường tới. Đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của
các doanh nghiệp, cái gì quá mới mẻ đều khiến người ta nghi ngại, lo sợ và rụt rè
khi tiếp cận, từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa quan tâm nhiều
đến lĩnh vực này, nếu có thì chỉ chỉ ở mức độ dè chừng, bởi vì ai cũng lo sợ
những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực còn quá mới mẻ này đối với họ. Hơn nữa do
tư duy nhận thức của một bộ phận cán bộ có trách nhiệm và các nhà đầu tư là cho
rằng Vịêt Nam là một nước đang thiếu vốn nên cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
nước ngoài do đó mà không có khả năng và không cần thiết để thực hiện đầu tư


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status