BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN - Pdf 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  
LẠI THỊ HẢI BÌNH
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN
(Khảo sát trên các báo Sinh viên Việt Nam, Giáo dục & Thời đại,
Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60. 32. 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm qua, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, hệ thống báo chí
nước ta đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Báo chí có ảnh
hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinh
viên (HS-SV). Báo chí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sự góp
mặt của các báo tên tuổi như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh
Niên và Tuổi Trẻ.
Để có một kết luận chính xác, rút kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong
công tác, được sự đồng ý và hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Đăng Thao tác giả mạnh
dạn nghiên cứu đề tài: “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học
sinh- sinh viên” làm đề tài bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và Nhân văn
chuyên ngành Báo chí.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu về đối tượng HS-SV có thể nói là không
nhiều. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của báo chí đến quá
trình hình thành nhân cách của HS-SV lại càng ít nếu không muốn nói là không có.
Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này tác giả gặp nhiều khó khăn khi tìm tài liệu.
Vài năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đối tượng công chúng

6. KẾT CẤU
Dựa trên nội dung chính mà luận văn đặt ra, tác giả chia luận văn làm 3
chương lớn và có thêm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài tiệu tham khảo:
MỞ ĐẦU: Gồm các nội dung Lý do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề nghiên cứu,
Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu…
CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO
HỌC SINH- SINH VIÊN. Chương này chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề lí luận
về vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội và vai trò của báo chí với việc hình
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành và giáo dục nhân cách cho học sinh- sinh viên.
CHƯƠNG HAI: BÁO CHÍ VỚI ĐỀ TÀI HỌC SINH- SINH VIÊN. Qua
khảo sát sự phản ánh của báo chí từ năm 2003-2005 trên các báo dành cho học
sinh- sinh viên như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên,
Tuổi Trẻ… tác giả rút ra kết luận, đánh giá, nhận định về vai trò của báo chí với
quá trình hình thành nhân cách của đối tượng công chúng này.
CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN. Qua điều tra sự tiếp nhận của công
chúng với các sản phẩm báo chí đã nghiên cứu trong chương một và chương hai,
tác giả rút ra kết luận và nhận định về vai trò của báo chí với quá trình hình thành
nhân cách của sinh viên. Đồng thời tác giả cũng nêu ra các giải pháp có tính định
hướng nhằm nâng cao vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách cho
HS-SV.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO
HỌC SINH - SINH VIÊN
1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1. Vị trí
Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con
người. Dù ra đời chậm hơn các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí nhanh
chóng trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận thông tin bởi khả năng phản ánh

dung thông tin thông qua phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng.
Thông tin đó tác động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay
đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức xã hội dẫn đến hành vi xã hội tạo ra
hiệu quả xã hội.
1.3.2. Hiệu quả xã hội của hoạt động báo chí
Hiệu quả xã hội của hoạt động báo chí thể hiện ở những mức độ khác nhau.
Chúng ta có thể chia làm ba mức độ tiếp nhận:
- Mức độ thứ nhất là hiệu quả tiếp nhận
- Mức độ thứ hai là hiệu ứng xã hội
- Mức độ thứ ba- mức độ cao nhất của hiệu quả xã hội là hiệu quả thực tế
2. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI
2.1. Vai trò của sinh viên
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta xác định HS-SV là lực lượng nòng cốt,
đi đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Lực lượng này sẽ làm thay đổi diện mạo
của đất nước, làm vinh danh đất nước với bạn bè quốc tế. Sau 20 năm đổi mới,
cùng với sự đổi thay của dân tộc, đội ngũ thanh niên sinh viên cũng thay đổi. Họ đã
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chủ
thể
Thông
điệp
Ý thức
xã hội
Hàn h vi
xã hội
Hiệu
quả xã
hội
khẳng định vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trẻ, lực lượng nòng cốt, đi đầu

càng cao thì nhân cách càng lớn”.
PGS. TS Lê Đức Phúc trong công trình nghiên cứu: “Về nhân cách và nghiên
cứu nhân cách” đưa ra quan niệm: “Nhân cách là cấu tạo tâm lý phức hợp bao gồm
những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát triển trong cuộc sống và
hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người”.
3
3.2. Một số vấn đề về nhân cách và nghiên cứu nhân cách
3.2.1. Triết học phương Đông bàn về nhân cách con người
Khi bàn về khái niệm NGƯỜI và việc xây dựng nên những con người có đủ
các yếu tố tài, đức vẹn toàn đã có nhiều nhà nghiên cứu, danh nhân văn hoá đề cập
đến. Thời Xuân Thu- Chiến Quốc, Khổng Tử cho rằng người đàn ông trong xã hội
phải là người: “Tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Quan điểm của Khổng Tử
chủ yếu là những quan điểm về vũ trụ và con người với tư tưởng “Thiên nhân
tương đồng”. Nội dung cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là:
Nhân, Lễ, Trí, Dũng… Trong đó chữ “Nhân” được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng
nhất.
3.2.2. Nghiên cứu con người và nhân cách con người
Con người với tư cách là tột đỉnh tiến hoá của thế giới sinh vật và tiếp tục
phát triển thành cá thể, cá nhân và nhân cách. Khi con người là đại diện của loài ta
gọi là CÁ THỂ. Với tư cách là thành viên xã hội ta gọi là CÁ NHÂN và khi nó có
đủ khả năng để trở thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con
người trở thành NHÂN CÁCH.
3.2.3. Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách Việt Nam tiêu biểu được hun đúc
trong hệ thống giá trị truyền thống mấy nghìn năm lịch sử hùng tráng, quật cường,
bất khuất, hy sinh, chịu đựng của dân tộc. Nhân cách ấy ảnh hưởng đến sự hình
thành, phát triển nhân cách người Việt Nam. Tinh thần Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ
Chí Minh tạo ra sức mạnh tâm lý kỳ diệu Hồ Chí Minh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giáo dục nhân cách là cốt lõi nhiệm vụ giáo dục cho thế hệ trẻ và toàn xã

3.3.1.2. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về mô hình nhân cách
con người Việt Nam đi vào CNH- HĐH
- Chương trình cấp nhà nước KX07 “Con người Việt Nam- mục tiêu và
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” định hướng giá trị cơ bản của con người
như sau: con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ
lịch sử trọng đại là CNH- HĐH đất nước; con người đậm đà bản sắc dân tộc, có
tinh thần yêu nước; có bản chất nhân văn, nhân đạo, có ý thức cộng đồng; con
người khoa học, phát triển cao về trí tuệ; con người công nghệ được đào tạo, có tay
nghề; con người công dân, có ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi công dân.
- Tại hội thảo khoa học của Hội Tâm lý- giáo dục về “Nhân cách con
người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ông Trần Trọng Thuỷ đề xuất mô
hình nhân cách như sau: con người có sự phát triển hài hoà tâm lý bên trong, nhu
cầu và động cơ, hứng thú, sở thích, trí tuệ và tài năng, lý tưởng và niềm tin, tính
cách và khí chất phát triển theo hướng lành mạnh; có nhân cách lành mạnh sử lý
đúng các mối quan hệ nhân tình, phát triển tình bạn; có thể vận dụng hiệu quả trí
tuệ và năng lực đạt được thành công trong sự nghiệp.
3.3.2. Phác thảo mô hình nhân cách con người thời kỳ CNH- HĐH
Mô hình nhân cách con người Việt Nam gồm năm thành phần cơ bản: con
người nhân văn và xã hội; con người công nghệ; con người thích nghi; con người
thiên nhiên; con người sáng tạo.
3.4. Một số điểm cần chú ý trong nghiên cứu văn hoá con người và
nguồn lực sinh viên
3.4.1. Về thái độ của sinh viên
3.4.2. Về ý thức, sự tự ý thức và sự phát triển nhân cách
3.4.3. Hình thành và phát triển “CÁI TÔI” của sinh viên Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.5. Đặc điểm cơ bản và thuộc tính nhân cách của sinh viên
Một sinh viên hiện đại là người hội tụ được các yếu tố PHẨM CHẤT (Đức)
và NĂNG LỰC (Tài) như sau:

xã hội, có văn hoá trong giao tiếp và ứng xử.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2: BÁO CHÍ VỚI ĐỀ TÀI HỌC SINH- SINH VIÊN
1. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG TIỆN TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO
CHÍ CỦA HỌC SINH- SINH VIÊN
1.1. Một số nhận định bước đầu về điều kiện tiếp nhận các sản phẩm
báo chí của sinh viên
Báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần đặc biệt dành cho sinh viên. Hệ thống
ấn phẩm báo chí dành cho sinh viên của nước ta không phải là ít. Có thể thấy
những tên tuổi lớn như: Giáo Dục & Thời Đại, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi
Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Sinh viên Việt Nam… Ngoài ra các tờ báo khác
cũng dành một diện tích khá lớn để phản ánh về nhóm đối tượng này như: Lao
Động, Tuổi trẻ Thủ Đô, Văn hoá…
Khảo sát việc tiếp nhận sản phẩm báo chí cho thấy, hầu hết sinh viên tiếp cận
được với thông tin báo chí là do “mượn”, “nhờ”. Đa số sinh viên lựa chọn tiếp nhận
ấn phẩm báo chí qua thư viện. Hệ thống thư viện tại Hà Nội được xem là hệ thống
thư viện lớn nhất cả nước với các tên tuổi như: Thư viện Quốc Gia, Thư viện Hà
Nội, Thư viện Khoa học tự nhiên và Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện Quân đội,
thư viện các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn tại Hà Nội.
Sinh viên thích xem truyền hình nhưng đây là loại hình báo chí sinh viên ít
được đáp ứng nhất. Một số trường có hệ thống loa truyền thanh nhưng gần đây hệ
thống này gần như tê liệt.
1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống báo chí dành cho sinh viên
Hệ thống báo chí dành cho sinh viên được tổ chức tương đối chặt chẽ, nhằm
thoả mãn nhu cầu thông tin một cách đầy đủ với tỉ lệ thích hợp như sau:
- Báo lấy đối tượng phản ánh chính là SV như Sinh viên Việt Nam, Tạp chí
Sinh viên.
- Báo lấy đối tượng phản ánh chính là thanh niên- sinh viên như: Tiền Phong,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Giáo Dục & Thời Đại.
- Báo chính trị xã hội phản ánh về sinh viên như: Lao Động, Nhân Dân, Tin

thư viện, phòng xem truyền hình, hệ thống loa truyền thanh nội bộ, phát hành bản
tin sinh viên...
1.3.2. Vai trò của các tổ chức đoàn thể
Các tổ chức đoàn thể trong trường đại học và cao đẳng, nhất là Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam có điều kiện gắn bó, gần
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Trích đoạn Tiểu kết chương ba
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status