Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - Pdf 20

Phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển
dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị – xã hội của dân tộc
trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn
bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Không phải đến khi khủng hoảng tiền tệ xuất
phát từ Mỹ năm 2008 gây ảnh hưởng lan tỏa ra hầu khắp thế giới như hiện nay, cùng những
giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết cục bi thảm về
mặt kinh tế – xã hội do khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi lý của cái gọi là
“thị trường tự do”, “bàn tay vô hình”. Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà
chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó, tại Đại hội X,
Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”(1).
Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu
phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung vào khía cạnh thứ
hai vừa nêu.
Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao
đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế chính trị mà nền kinh
tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi
phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo
đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng
Cộng sản cầm quyền. Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành
hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật,
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông
qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó, Nhà nước
có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật,
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh
chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét
ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục
tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị

Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu
căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực
hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp
lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ
do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế
khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này.
Công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển và tăng
trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Một trong những mục tiêu của quá trình phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước hướng tới là xóa bỏ tình trạng vi
phạm công bằng xã hội. Đây là một nhiệm vụ lâu dài. Ở nước ta hiện nay, công bằng xã hội
trên lĩnh vực kinh tế được biểu hiện không chỉ ở chỗ lao động ngang nhau thì được hưởng thụ
ngang nhau, mà còn ở chỗ cống hiến – đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá khứ
cũng như trong hiện tại – ngang nhau cho sự phát triển đất nước thì được hưởng ngang nhau.
Từ đó, việc bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy đủ ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta
trong việc thực hiện chức năng phát triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước chủ động tham gia kinh tế thị trường nhằm bảo hộ cho hình thức tổ chức sản xuất
chứa đựng các yếu tố của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện cho chúng phát
huy ưu thế của mình; tạo vị thế cho kinh tế nhà nước có sức mạnh định hướng xây dựng mô
hình kinh tế cho phép giải phóng con người; ngăn chặn các xu hướng phát triển kinh tế không
có lợi cho quảng đại người lao động.
Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung khổ pháp lý
cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Chỉ duy nhất nhà nước có được chức
năng này. Hệ chuẩn pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn,
nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy
nhiêu. Song, tự nó, pháp luật kinh tế không gây ra những biến đổi trong hiện thực kinh tế. Để
cho các luật kinh tế trở thành tác nhân kích thích phát triển kinh tế, chúng phải được đưa vào
vận hành. Nhà nước chính là thiết chế chủ yếu đảm đương nhiệm vụ này. Năng lực điều hành
kinh tế bằng pháp luật là một thước đo đánh giá sự trưởng thành và vai trò của nhà nước trong

trường nói chung.
Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế, Nhà nước còn
định hướng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp là chính sách kinh tế, như chính sách tài
chính – tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách thu nhập và việc làm…
Việc nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế thị
trường ở nước ta không mâu thuẫn với vấn đề có tính nguyên tắc: sự vận hành của nền kinh tế
thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do các quy luật thị trường quyết định. Song, quy luật
kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh vực quy luật xã hội. Tính khách quan của nó được thể hiện và
thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Dựa trên việc nhận thức đúng đắn
những yêu cầu của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cụ thể hóa những yêu
cầu đó thành luật, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xác định đúng bước đi để
hiện thực hóa chúng. Đây là nhân tố có tác động trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế thị trường vận
động phù hợp với quy luật nội tại của nó. Ở đây có sự thống nhất giữa khách quan và chủ
quan. Song, sự thống nhất đó chỉ có được, khi lợi ích chân chính mà nhà nước theo đuổi phù
hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội nói chung, của kinh tế thị trường nói riêng;
chủ thể nhà nước có năng lực trí tuệ đủ tầm để nắm bắt, vận dụng yêu cầu của các quy luật
kinh tế vào việc hoạch định các chính sách phát triển. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện
nay, xét về bản chất, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích của dân tộc
đáp ứng đúng nhu cầu phát triển khách quan của xã hội làm mục tiêu hoạt động của mình.
Nhà nước ta lấy hệ tư tưởng cách mạng và khoa học (chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh) làm một trong những cơ sở xuất phát quan trọng để hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế. Đó là hai nhân tố bảo đảm có sự thống nhất giữa tính khách quan của quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò của nhà
nước xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nhân tố chủ quan tác động tích cực tới sự phát triển
của nền kinh tế đó.
Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy, Nhà nước ta đã có
nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát
triển nền kinh tế này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về chế độ sở hữu và cơ
cấu thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều
kiện thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã

sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên cơ sở tiên định những diễn biến xấu
có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8 nhóm giải pháp cấp bách, và bằng việc tổ chức thực hiện
có hiệu quả các giải pháp đó, Nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ
số giá tiêu dùng không ngừng giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng
11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối;
tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim
ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD,
tăng 28% so với năm 2007. Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định
xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng còn những hạn chế đáng kể: thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa được xây dựng đồng bộ, vận hành
suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập; chưa có giải pháp mang tầm đột phá
để kinh tế nhà nước thực sự hoàn thành tốt chức năng chủ đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập
thể còn rất yếu kém; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường…
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực tác động của Nhà nước tới phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước cần sớm hoàn thiện thể
chế của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu. Hệ thống
luật này phải khẳng định và bảo vệ sự tồn tại khách quan, lâu dài tính đa dạng của các hình
thức sở hữu; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu. Cần xác định rõ,
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước ta là cung cấp môi trường pháp lý tin cậy cho
các chủ thể kinh tế phát huy tối đa năng lực của họ.
Cùng với vấn đề then chốt trên, cần tiếp tục phân định rạch ròi chức năng quản lý hành chính
nhà nước đối với kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Nhà nước cần làm
tốt chức năng hỗ trợ cho toàn xã hội sản xuất hàng hóa công cũng như tư; đặc biệt là kết cấu
hạ tầng kinh tế và xã hội…
Để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cần cải cách thể chế xây dựng
chính sách, tích cực đấu tranh chống các hành vi độc đoán, chuyên quyền, tệ quan liêu, tham
nhũng trong bộ máy nhà nước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status