52 Thông tin thích hợp của kế toán cho việc ra quyết định doanh nghiệp - Pdf 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA: KINH TẾ QTKDCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP04/2005

QUYẾT ĐỊNH
ĐÚNG MỤC TIÊU
------------
Được sự phân công của quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Trường
Đại Học An Giang , sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
“Thông Tin Kế Toán Thích Hợp Cho Việc Ra Quyết Định Tại Doanh Nghiệp” .
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao , ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự
hướng dẫn tận tình của thầy cô , cô chú , anh chị tại các doanh nghiệp .
Em chân thành cảm ơn cô Thạc Sỹ :Nguyễn Tri Như Quỳnh , người đã hướng dẫn
cho em trong suốt ba tháng trời mệt mõi . Không những thế, vừa rồi chuyên đề năm ba, với
đề tài này cô cũng tận tình giúp đỡ em hoàn thành một cách thành công . Mặc dù cô bận đi
công tác ở Hoa Kỳ nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em , định hướng đi cho em ,để em hoàn
thành tốt nhiệm vụ .Một lần nữa em chân thành cám ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ .
Xin cảm ơn tất cả các doanh nghiệp , công ty đã giúp đỡ , dìu dắt em trong suốt
thời gian qua . Tất cả các doanh nghiệp đều nhiệt tình giúp đỡ , đặc biệt ở Doanh Nghiệp
Tư Nhân MêKong cũng như công Ty TNHH May Xuất Nhập Khẩu Đức Thành, mặc dù số
lượng công việc của công ty ngày một tăng lên nhưng công ty vẫn dành thời gian để hướng
dẫn rất nhiệt tình. Các cô chú , anh chị trong công ty từng bước chĩ dẫn cho em hoàn thành
tốt chuyên đề này , hướng cho em hướng đi hợp lý để chuyên đề càng thêm phong phú hơn
.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu xót , em rất mong

------------
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP Long Xuyên , Tỉnh An Giang
Ngày …….tháng…….năm 2005 .

Chương 1 Những vấn đề chung
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.3.1.Phương pháp thu thập số liệu: 3
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu: 3

3.8.1) Phân tích trường ợơp chỈ có 1 nguồn lực sản xuất bị giới hạn 42
3.8.2)có nhiều điều kiện giới hạn cùng lúc 46
Chương 4 Kết Luận Và Kiến Nghị
4.1 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 52
4.2 THỰC TRẠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 52
4.3 KẾT QUẢ 53
4.4 NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Chương 1 Những vấn đề chung
1.1TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Quá trình đổi mới cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật và các công cụ khác đã tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi là động lực cho ra đời các doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường của nước ta trong những năm vừa qua đã đặt ra yêu cầu cấp
bách là phải đổi mới cơ chế quản lý và hệ thống quản lý kinh tế. Việc áp dụng chính thức hệ
thống kế toán mới trong tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kể từ đầu năm 1996 là bằng chứng
khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Hệ
thống kế toán mới về nội dung và yêu cầu đã có những thay đổi căn bản so với trước đây. Tuy
nhiên nó chỉ mới đáp ứng những nhu cầu nắm bắt những thông tin tổng hợp, có tính qui định
về nội dung của Kế Toán Tài Chính , phần còn lại là nội dung của Kế Toán Quản Trị Doanh
Nghiệp đã được Bộ Tài Chính triển khai. Ở nước ta thuật ngữ “Kế Toán Quản Trị “ mới
được đề cập đến thông qua tài liệu dịch từ nước ngoài. Trong hệ thống kế toán trước đây chưa
có sự phân định ranh giới giữa Kế Toán tài Chính và Kế Toán Quản Trị. Những nước có
nền kinh tế thị trường như Mỹ , Pháp , Anh thì Kế Toán Quản trị đã được hình thành từ
những thập niên trước đây.
Phần lớn thông tin mà Kế Toán Quản Trị cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết
định của các nhà quản trị. Đó là chức năng xuyên suốt từ khâu lập kế hoạch , tổ chức thực
hiện cho đến khâu kiểm tra đánh giá , chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong
suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác
nhau. Trong đó mỗi phương án xem xét bao gồm nhiều thông tin kế toán nhất là những thông

giúp cho các nhà quản trị có những lựa chọn sáng suốt trên những thông tin của kế
toán trong việc ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
và tối đa hóa lợi nhuận. Vì quyết định đúng sẽ mang lại lợi nhuận cao chi phí thấp.
Đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường và mở rộng qui mô sản xuất.
Giúp nhà quản trị hiểu được khái niệm và cách thức để nhận diện thông tin thích hợp
.
 Thấy được sự cần thiết của đề tài vì sao phải phân biệt thông tin thích hợp với
thông tin không thích hợp nhằm giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả
.Giảm được thời gian công sức tập hợp các thông tin một cách đầy đủ. Hạn chế những
sai sót mắc phải khi sử lý quá nhiều thông tin không cần thiết .Tiết kiệm được thời
gian công sức và hao phí lao động khi đứng trước tình huống khó khăn phức tạp cần ra
quyết định .
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.Phương pháp thu thập số liệu :
• Nguồn thông tin thứ cấp nội bộ doanh nghiệp rất phong phú và có thể xử lý
nhằm cung cấp thông tin tốt phục vụ cho việc soạn thảo ra quyết định . Thí dụ :
chứng từ thu tiền , biên lai bán hàng, báo cáo công nợ , báo cáo kế toán , đánh
giá về nhân sự .
• Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài như : báo, tập chí , thời báo kinh tế Sài Gòn
, tài liệu hướng dẫn ở thư viện như :sách Kế Toán Quản Trị , Quản Trị Doanh
Nghiệp , Quản Trị Chiến Lược , Phân tích Hoạt Động Kinh Doanh …
• Nguồn thông tin sơ cấp nội bộ doanh nghiệp : cần đặt trọng tâm vào nguồn
nhân sự của doanh nghiệp , chủ yếu là bộ phận quản trị hay phòng kế toán .
Phỏng vấn trực tiếp các kế toán quản trị viên hay kế toán trưởng để hiểu thêm
những thông tin về tài chính , nhân sự hay tình hình kinh doanh khi doanh
nghiệp đứng trước sự lựa chọn nào mà cần phải ra quyết định .
• Nguồn thông tin sơ cấp bên ngoài : chỉ được sử dụng khi ba nguồn cung cấp
trên không cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết như : tìm hiểu nhu cầu
khách hàng , đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp .
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:

không .Do đó kế toán quản trị là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh theo kế hoạch đã đề ra , từ đó có những có những quyết định hợp lý để hoạt động kinh
doanh ngày càng đạt hiệu quả caohơn .Vì thế kế hoạch kinh doanh phải được xây dựng trên
những căn cứ khoa học và phải cần có kế toán quản trị là công cụ để điều hành quản lý doanh
nghiệp thông qua việc ra quyết định . Do đó ra quyết định là chức năng quan trọng của công
tác quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị không nên độc lập cho việc ra quyết định mà cần phải
xem xét kế hoạch và hành động cụ thể nói đúng hơn là phải hoà lẫn các chức năng với nhau
nếu không việc ra quyết định sẽ không hiệu quả .
LẬP KẾ HOẠCH
RA QUYẾT ĐỊNHĐÁNH GIÁ
KIỂM TRA
TỔ CHỨC
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang và một số công ty khác:
Doanh nghiệp tư nhân MÊ KONG 6G Nguyền Trãi , TP Long Xuyên , Tỉnh An
Giang
Cơ sở sản xuất nước đá của Ông Ao tại xã Kiến Thành , huyện Chợ Mới , Tỉnh An
Giang
Công ty TNHH sản xuất – Thương Mại TRần Đoàn. 90A/D7 Lý Thường Kiệt P14.
Q10. Tp Hồ Chí Minh.
Xí nghiệp sản xuất Giày da tại Xã Mỹ Luông - Huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang
Cty TNHH May Xuất Khẩu Đức Thành 12/1 Trần Hưng Đạo , Phường Mỹ Thới ,
TP Long Xuyên An Giang .
Chương 2 Khái niệm và cách nhận diện thông tin thích hợp
2.1KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN
Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án
 Xét về mặt thời gian:
Quyết dịnh ngắn hạn là quyết định chỉ liên quan đến đến một thời kỳ hoặc
ngắn hơn. Kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kế toán.
 Xét về mặt vốn đầu tư:

 Giá trị còn lại 10.000.000
 Thời gian sử dụng còn lại 5năm
 Giá trị bán hiện tại 8.000.000
 Chi phí khả biến hoạt động hàng năm 30.000.000
 Doanh thu hành năm 80.000.000
Dự tính máy mới:
 Nguyên giá 25.000.000
 Thời gian sử dụng 5năm
 Giá bán trong 5năm tới là bằng 0
 Chí phí khả biến hoạt động hàng năm 25.000.000
 Doanh thu hàng năm 80.000.000
Theo ý kiến của chủ cơ sở dù máy mới sử dụng hiệu quả hơn máy cũ , nhưng nếu bán
máy cũ mua máy mới thì họ bị thiệt hại 2.000.000 ( 10.000.000 – 8.000.000 ) , theo họ đầu tư
vào máy cũ nên tiếp tục sử dụng nó cho đến khi hết khấu hao thì loại bỏ cũng được. Suy nghĩ
như vậy liệu có đúng không ? khi tiến hành phân tích số liệu trên:
Chi phí và thu nhập qua 5năm:
(1) Máy cũ Máy mới Chênh lệch cũ /
mới
Doanh thu (80tr*5)
Chi phí khả biến hoạt động
Khấu hao máy củ
Khấu hao máy mới
Thu do bán máy củ
400.000.000
(150.000.000)
( 10.000.000)
-
0
400.000.000
(125.000.000)


Vậy ứng dụng chi phí thích hợp ta cũng tính được phần lãi thuần tăng lên do chọn
phương án sử dụng máy mới là 8.000.000.
2.3.2 CHI PHÍ KHÔNG CHÊNH LỆCH TRONG TƯƠNG LAI LÀ NHỮNG THÔNG TIN
KHÔNG THÍCH HỢP:
 Để ra quyết định lựa chọn phương án nào người ta loại trừ tất cả những thông tin
mà trong tương lai sẽ không chênh lệch giữa các phương án và ra quyết định trên
những cơ sở thông tin còn lại
 Là những chi phí tuy chưa phát sinh trong quá khứ và sẽ không thay đổi trong
mọi phương án tương lai.
Chúng ta nghiên cứu vấn đề sau để làm rõ khái niệm trên:
Vấn đề 2: tại công ty TNHH sản xuất – thương mại Trần đoàn 90A/D7 Lý Thường
Kiệt P11- Q10 – TP Hồ Chí Minh chuyên sản xuất mặt hàng nước giải khát có số liệu sau:
Công ty đang xem xét việc mua máy móc mới để giảm bớt chi phí lao động. Mua
máy mới với nguyên giá 50.000.000 sử dụng 10năm khấu hao theo đường thẳng.
Theo cách tính thông thường
Tuy nhiên ứng dụng thông tin thích hợp ra quyết định thì tính đơn giản hơn:
Bước1: Tập hợp tất cả thông tin của hai phương án đều này được thực hiện ở bảng trên.
Bước2: loại bỏ những thông tin không thích hợp
Chi phí ẩn: trong trường hợp này không có chi phí ẩn
Các khoản thu và chi không chênh lệch:
Định phí hoạt động hàng tháng ( không kể chi phí khấu hao máy như nhau là
24.000.000
Đơn giá bán sản phẩm đều là 252.000đ/thùng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của một sản phẩm đều là 120.000đ/thùng.
Chi phí về công nhân trực tiếp sản xuất chung ( v ) và định phí khấu hao máy là thông
tin thích hợp cho việc ra quyết định.
Bước3: Ra quyết định trên những thông tin còn lại
Chi phí nhân công tiết kiệm thực do sử dụng máy mới là (500*4.800đ) 240.000đ
Chi phí sản xuất chung (v ) được tiết kiệm (500*480đ) 240.000đ

Tổng biến phí
Số dư đảm phí
Tổng định phí
Chi phí khấu hao
Lãi ( lỗ )
126.000.000
60.000.000
21.600.000
14.400.000
96.000.000
36.000.000
24.000.000
6.000.000
126.000.000
60.000.000
19.200.000
12.000.000
91.200.000
34.800.000
24.000.000
1.250.000
9.550.000
 Vì vậy việc ứng dụng tiến trình phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định giúp
cho ta đơn giản hoá cách tính và việc tính toán nhanh hơn khi loại bỏ những thông tin không
thích hợp.
2.3.3 VÌ SAO PHẢI PHÂN BIỆT THÔNG TIN THÍCH HỢP VỚI THÔNG TIN
KHÔNG THÍCH HỢP.
Qua các vấn đề nghiên cứu trên cho ta thấy , dù phân tích trên cơ sở toàn bộ thông tin
hay chỉ dựa vào những thông tin thích hợp thì kết quả vẫn giống nhau. Vậy tại sao phải mất
thời gian để phân biệt thông tin thích hợp với thông tin không thích hợp trong các phương án

duy trì hay loại bỏ một bộ phận . Đây thực sự là một quyết định rất khó khăn vì nó bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố sử dụng tài sản , quy mô sản xuất kinh doanh , mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp .. chẳng hạn như : quyết định về việc giữ lại hay loại bỏ một phân xưởng sản
xuất , một sản phẩm , một thị trường hay một cửa hàng … Tuy nhiên có thể hình thành quyết
định thường căn cứ vào lợi nhuận của từng phương án. Điều đó phải nhìn nhận được từng loại
chi phí ảnh hưởng đến các phương án cho việc ra quyết định như: chi phí khả biến và chi phí
bất biến.
3.1.1)CHI PHÍ KHẢ BIẾN
Là những chi phí mà tổng số sẽ tăng ( giảm ) khi mức độ hoạt động tăng ( giảm ) dần.
Tuy nhiên tính trên một đơn vị thì mức độ hoạt động là chi phí không đổi và nó sẽ mất đi khi
ngưng hoạt động
 Chi phí khả biến thực thu: là những chi phí mà tổng số sẽ tăng ( giảm ) cùng một
tỷ lệ của sự tăng ( giảm ) của mức độ hoạt động
Vd: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
 Chi phí khả biến cấp bậc: là những chi phí mà tổng số sẽ tăng ( giảm ) khi mức độ
hoạt động tăng ( giảm ). Tuy nhiên không thường xuyên mà mức độ hoạt động phải
đạt đến mức độ nào đó dẫn đến sự thay đổi của chi phí dạng đường thẳng. Phạm vi
phù hợp quy định bởi mức sản xuất tối đa và tối thiểu.
Vd: chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì
3.1.2 CHI PHÍ BẤT BIẾN
Là những chi phí mà tổng số không tăng ( giảm ) khi mức độ hoạt động tăng giảm
dần. Do đó nếu tính trên một đơn vị thì chi phí sẽ giảm đi khi mức độ hoạt động tăng và
ngược lại .
 Chi phí bất biến bắt buộc: là những chi phí liên quan đến việc mua sắm tài sản cố
định , chi phí về cơ sở hạ tầng , chi phí cho ban quản lý … những khoản này có hai
đặc điểm:
• Bản chất lâu dài
• Không thể cắt bỏ được cho dù mức độ hoạt động suy giảm
 Chi phí bất biến không bắt buộc: là những chi phí liên quan đến từng kỳ kế
hoạch của nhà quản trị như: chi phí quảng cáo , đào tạo cán bộ … những khoản

mang đến hiệu quả chính không có nhưng bù lại doanh nghiệp được hưởng những khoản
thưởng do đạt chỉ tiêu doanh số bán của đơn vị chủ hàng và đạt yêu cầu đưa hàng tận đến
vùng sâu vùng xa (thu nhập khác trong báo cáo tài chính ) có phần tăng hơn , nên hoạt động
hiệu quả của doanh nghiệp chủ yếu nhờ vào nguồn thu nhập này là khả quan . Tuy nhiên
trong hướng tới chúng tôi chuyển hướng kinh doanh thêm ngành mua bán xăng dầu (chi
nhánh MeKong tại xã Kiến An , Chợ Mới , An Giang ) để tăng thêm thu nhập góp phần nâng
cao mức thực hiện đóng thuế TNDN trong năm 2005 và thu gọn kinh doanh ngành hàng bách
hoá , chỉ chú trọng những mặt hàng chủ lực : mì , dầu , trà , bột ngọt …”
Liệu kế hoạch trên có mang lại lợi nhuận tốt đẹp cho doanh nghiệp hay không ? nếu
chúng ta biết thêm một số thông tin thì sẽ rõ hơn .
Một số thông tin cho biết :
 Quá trình thu gọn kinh doanh bách hoá làm giảm 10% doanh số bán bách hoá .
Tất cả các chỉ tiêu khác đều biến đổi giảm theo doanh thu .
 Tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán hàng công nghệ phẩm như: CP
lương nhân viên bán hàng , chi phí vận chuyển bốc dỡ , chi phí tiếp khách và chi
phí hao mòn NVL và văn phòng phẩm sẽ mất đi nếu ngưng kinh doanh .
 Riêng chi phí điện , nước , điện thoại , v à chi phí khác sẽ mất ½ nếu ngưng kinh
doanh phần còn lại thuộc chi phí quản lý chung không thể cắt giảm đ ược
 Chi phí quản lý chung và chi phí hao mòn TSCĐ là không đổi
 Chuyển sang kinh doanh xăng dầu làm cho quá trình kinh doanh chuyển từ lỗ
sang lãi ( báo cáo chi tiết xăng dầu dự kiến )
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu dự kiến 2005
V ậy thu gọn kinh doanh bách hoá chuyển sang kinh doanh xăng dầu thì quyết định
trên có đúng không ?
Ứng dụng phương pháp phân tích thích hợp, chứng minh bằng số liệu cần thiết. Ta
tiến hành phân tích sau:
Phân tích định phí thành hai phần là:
Định phí trực tiếp là định phí phát sinh và tồn tại cùng với việc kinh doanh hàng
ngày .
Định phí gián tiếp là những định phí phát sinh chung trong doanh nghiệp , những

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh khi 10%DS bách hoá bị giảm.
Chỉ tiêu(***) Bách hoá 10%Bách hoá
Doanh thu 8.644.808.938 864.480.894
Biến phí 8.438.609.083 843.860.908
Số dư đảm phí 206.199.855 20.619.986
Định phí 217.216.635 21.721.664
1)Hao mòn TSCĐ 45.192.000 4.519.200
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 45.600.000 4.560.000
3)CP NVL hao mòn +văn phòng
phẩm 21.512.736 2.151.274
4)CP tiếp khách 10.390.900 1.039.090
5)CP bốc dỡ 20.000.000 2.000.000
6)CP vận chuyển hàng 27.861.524 2.786.152
7)CP điện , nước , điện thoại 15.499.475 1.549.948
8)CP quản lý chung 25.200.000 2.520.000
9)CP khác 5.960.000 596.000
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (11.016.780) (1.101.678)
Lãi khác 69.280.416 6.928.042
Lợi nhuận trước thuế 58.263.636 5.826.364
Thuế(28%) 16.313.818 1.631.382
Lợi nhuận sau thuế 41.949.818 4.194.982
1)Ngưng kinh doanh bách hoá thì chi phí HMTSCĐ vẫn phát sinh. Đó là khoản chi
phí chìm mà doanh nghiệp không tránh được khi kinh doanh hay không.
2)Tiền lương trực tiếp nhân viên bán hàng là định phí trực tiếp sẽ mất đi nếu ngưng
kinh doanh.
3)Chi phí nguyên vật liệu hao mòn + văn phòng phẩm là định phí trực tiếp liên quan
đến việc bán hàng nên có thể cắt giảm được.
4)Chi phí bốc dỡ liên quan đến việc bán hàng là định phí trực tiếp có thể cắt giảm.
5)Chi phí tiếp khách cũng sẽ mất đi nếu thu gọn kinh doanh bách hoá là định phí trực
tiếp cắt giảm được.

bắt buộc )
Mặt khác so sánh giữa lỗ hiện tại từ hoạt động kinh doanh là 1.101.678đ và số không
tránh được là 8.112.174đ (định phí gián tiếp ) thì nếu ngưng kinh doanh sẽ phải gánh chịu
khoản thiệt hại nhiều hơn thay vì lỗ hiện tại là :
8.112.174 – 1.101.678 = 7.010.496 đ
Kết quả vẫn tương tự như trên do đó theo phân tích báo cáo bộ phận thì nên tiếp tục
kinh doanh mặt hàng bách hoá .
Tuy nhiên khi xét chung cho toàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh mặt hàng bách hoá
sẽ mất khoản lời để bù đắp cho phần định phí bắt buộc là 7.010.496 đ nhưng khi chuyển sang
kinh doanh mặt hàng xăng dầu dự kiến số dư đảm phí (SDDP) mang lại khoản lợi là
114.248.553đ và sau khi bù đắp phần định phí cho việc bán xăng dầu thì lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh là 26.912.000đ .Mặt hàng xăng dầu đang lỗ từ 2.705.253đ chuyển thành
lời 26.912.000đ . Do đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh xăng dầu là phương án có
lợi hơn khi doanh nghiệp sử dụng nguồn lực để kinh doanh thay vì tiếp tục kinh doanh mặt
hàng bách hoá . Vì thế lúc này ta sẽ chọn phương án ngưng kinh doanh một số mặt hàng bách
hoá(thu hẹp quy mô 10% doanh số bách hoá ) và chuyển sang kinh doanh xăng dầu là quyết
định đúng đắn sẽ đem lại khoản lợi cho toàn doanh nghiệp tăng hàng năm là :
26.912.000 + 2.705.253 – 7.010.496 = 22.606.757đ
Báo cáo tài chính dự kiến năm 2005
Chỉ tiêu(*V) Tổng cộng Bách hoá Xăng dầu
Doanh thu 8.764.328.044
7.780.328.04
4 984.000.000
Biến phí 8.464.499.622
7.594.748.17
5 869.751.447
Số dư đảm phí 299.828.423 185.579.870 114.248.553
Định phí 290.943.698 203.607.145 87.336.553
1)Hao mòn TSCĐ 64.398.000 45.192.000 19.206.000
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 62.136.000 41.040.000 21.096.000

Vậy về mặt lượng nên thu gọn kinh doanh bách hoá chuyển sang kinh doanh xăng
dầu là quyết định đúng .
Nhận xét :
Ưu điểm : ngưng kinh doanh một bộ phận bách hoá chuyển sang kinh doanh xăng
dầu làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp từ lỗ chuyển thành lãi .
Mặt khác chủ doanh nghiệp cũng tận dụng hết nguồn lực tài chính nhàn rỗi đem lại hiệu quả
sử dụng vốn cao .
Nhược điểm : mở thêm chi nhánh cũng chính là mở thêm một thị trường mới nên
khách hàng phần lớn là những khách hàng mới . Trong khi đó lượng khách hàng bách hoá thì
đa số là lượng khách hàng thân tính đã từng kinh doanh mua bán với doanh nghiệp nhiều năm
.
Vì vậy so sánh giữa lợi trước mắt và lợi lâu dài chính là điều mà chủ doanh nghiệp
nên suy nghĩ lại .Liệu những khách hàng mới có hài lòng với việc cung ứng hàng hoá của
mình không ? lượng khách hàng mới sẽ tiếp tục kinh doanh với doanh nghiệp hay càng lúc
càng giảm ? Đó là mặt định tính mà chủ doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi ra
quyết định .
3.2)QUYẾT ĐỊNH CHO KẾ HOẠCH MUA HÀNG
Chính sách mua hàng bao gồm các chính sách về đặt hàng , giá cả và chất lượng hàng
mua , về việc chọn lựa nhà cung cấp …cần hình thành chính sách bằng văn bản chính thức
(hợp đồng ) để đảm bảo việc mua hàng nằm trong tầm kiểm soát của chủ doanh nghiệp.
Khi nhận hàng , bộ phận nhận hàng phải kiểm tra về mẫu mã, số lượng , thời gian
hàng đến và các điều kiện khác để lập báo cáo nhận hàng xem có đúng với hợp đồng hay
không.
Từ khi nhận về ,hàng được lưu giữ tại kho cho đến khi xuất ra để sản xuất hoặc bán
,do đó cần phải xác lập quy trình bảo quản tồn trữ để giảm hao hụt , không mất phẩm chất
.Một vấn đè không kém phần quan trọng trong kiểm soát hàng tồn kho là duy trì mức độ dự
trữ hợp lí ,bởi vì nếu dự trữ không đủ sẽ gây gián đoạn trong sản xuất kinh doanh.Còn ngược
lại ,nếu dự trữ thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn.Nhiều công cụ quản lý hàng tồn kho đã được ra đời
để đáp ứng yêu cầu trên,thí dụ EOQ(Economic Order Quantity) – công thức xác định số
lượng đặt hàng tối ưu .JIT ( Just In Time) - một mô hình quản lý sản xuất , trong đó số lượng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status