Tổng quan khảo sát thành phần hóa học rễ cây dâu tằm - Pdf 21

Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây dâu tằm Morus alba L.(Moraceae)
2. TỔNG QUAN:
2.1. Sơ lược về họ Dâu (Moraceae)
[1]
Họ Dâu, danh pháp khoa học là Moraceae, là một họ trong số các thực vật có hoa,
được xếp vào bộ Gai (Urticales). Bộ này trong các hệ thống phát sinh loài khác được
coi là phân bộ Hoa hồng (Rosales). Họ này là một họ lớn, chứa từ 40-60 chi và khoảng
1000-1500 loài thực vật phổ biến rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
nhưng ít phổ biến ở các vùng ôn đới. Trong họ này có một số loài được biết đến nhiều
như cây đa, cây bồ đề, dâu tằm, dâu đỏ hay mít.
Dưới đây liệt kê danh pháp khoa học của 41 chi.

Antiaris

Antiaropsis

Artocarpus

Bagassa

Batocarpus

Bosqueiopsis

Brosimum

Broussonetia

Castilla

Clarisia


Olmedia

Olmediopsis

Parartocarpus

Perebia

Poulsenia

Prainea

Pseudolmedia

Scyphosyce

Sorocea

Sparattosyce

Streblus

Treculia

Trilepisium

Trophis

Trymatococcus

Morus alba
Dâu trắng tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu hay dâu tằm, có tên khoa học là
Morus alba L., thuộc họ Dâu (Moraceae), có nguồn gốc tại khu vực phía Đông Châu
Á. Ở Việt Nam chỉ có cây dâu trắng, không có các chi dâu tằm khác như dâu đỏ, dâu
đen.

HVTH: Nguyeãn Kim Khaùnh - 3 - GVHD: TS. Nguyeãn Trung Nhaân
Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây dâu tằm Morus alba L.(Moraceae)


đất ẩm xốp và khí trời ấm áp. Được trồng phổ biến loại dâu gốc giống ở Thái Bình, Hà
Bắc, lá dày mềm mượt. Còn loại dâu cũ trước trồng ở vườn lá thô ráp, chất lượng kém
thì hầu như bị loại bỏ ít nơi trồng.
2.3.3 Trồng trọt, thu hái
[4]
Dâu trồng bằng cành hay bằng hạt gieo vào cuối đông đầu xuân. Trồng bằng
cành thường áp dụng nhiều nhất trong trường hợp trồng ở bãi lớn liền hàng. Đất trồng
dâu không cần luống cao, chỉ cày sâu độ 15-20 cm và không cần bón lót. Nếu gieo
bằng hạt thì phủ thêm lớp đất mùn, tưới nước chăm cho cây mọc. Khi cây cao độ 80
cm thì thu hoạch cắt cành để lấy lá, chỉ để lại phần gốc cách mặt đất khoảng 30 cm.
Quả dâu hái khi chín. Mùa hoa quả: tháng 3 – 4.
2.3.4. Tính vị và công năng
[5]
HVTH: Nguyeãn Kim Khaùnh - 5 - GVHD: TS. Nguyeãn Trung Nhaân
Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây dâu tằm Morus alba L.(Moraceae)
Lá dâu (Tang diệp) có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong, thanh
nhiệt, lương huyết, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm
ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương. Người ta nhận thấy lá dâu có tác dụng
trị tiểu đường, ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.
Vỏ rễ dâu (Tang bạch bì) đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô, có vị
ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, chỉ khái, hạ suyễn, tiêu
sưng, chữa chứng ho lâu ngày, sốt cao
,
băng huyết, cao huyết áp.
Cành dâu non (Tang chi) đã phơi hay sấy khô có vị đắng nhạt, tính bình, có tác
dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau.
Quả dâu (Tang thầm) có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận
huyết, trị tiểu đường, lao hạch.
Tầm gửi cây dâu (Tang ký sinh) có vị đắng, tính bình, có tác dụng mạnh gân
cốt, lợi huyết mạch, hạ hồng cầu, an thai, lợi sữa, lợi tiểu.

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả dâu làm thuốc mát trong cơn sốt và còn dùng làm
thuốc chữa viêm họng, khó tiêu và bệnh u sầu; vỏ dâu được dùng làm thuốc xổ và trị
giun. HVTH: Nguyeãn Kim Khaùnh - 7 - GVHD: TS. Nguyeãn Trung Nhaân


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status