105 Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính - Pdf 21

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực mà
quan trọng và đi đầu là trong lĩnh vực kinh tế. Các loại hinh doanh nghiệp
đang ngày càng được đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà hiện nay cả doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng đang tiến nhanh, tiến
mạnh để nhanh chóng, hoà mình vào với thị trường thế giới. Hàng loạt sự
kiện đã đánh dấu những bước phát triển trong quá trình hội nhập của Việt
Nam.
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thu hút
được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, các thương hiệu sản phẩm,
hàng hoá đã được thế giới biết đến nhiều hơn, thị trường chứng khoán Việt
Nam ngày càng sôi động, chứng khoán Việt Nam đã xuất hiện trên các sàn
giao dịch chứng khoán thế giới... Điều này đòi hỏi thị trường tài chính Việt
Nam phải lành mạnh, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
phải được phản ánh trung thực thông qua các báo cáo được phát hành. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế hoạt động kiểm toán cũng không những lớn
mạnh để thực hiện chức năng tư vân và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài
chính của doanh nghiệp, góp phần làm minh bạch thông tin tài chính, tạo
niềm tin cho những người sử dụng thông tin tài chính... Để đưa ra được ý kiến
xác đáng về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên,
phải vận dụng các kỹ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp
và đầy đủ. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng, thời gian, chi phí của cuôc kiểm toán, do đó nó cũng ảnh
hưởng tới tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích, trong kiểm
toán báo cáo tài chính là một kỹ thuật đơn giản, có hiệu quả cao, được sử
dụng rất rộng rải trong các cuộc kiểm toán. Với lý do đó, em đã lựa chọn đề
tài "Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính".
1
Mặc dù em đã rất cố gắng song do hạn chế về thời gian và trình độ, bài

bước: Lựa chọn loại hình phân tích phù hợp; Thu thập các dữ liệu tài chính và
các nghiệp vụ, xây dựng mô hình để dự đoán; Dự đoán và so sánh dự đoán
của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được kiểm toán; Sử dụng đánh giá
chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được
- Ý nghĩa của việc phân tích
+ Phân tích báo cáo tài chính giúp những người cần thông tin đánh giá
chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Đối với các
3
chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu
của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản
trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác như tạo công ăn việc
làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với chi phí thấp, đóng
góp phúc lợi xã hội. Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu
này nếu kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Đối với các chủ ngân hàng
và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếu hướng vào khả năng trả
nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản
khác có thế chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để
được khả năng thnah toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ ngân
hàng và các nhà cho vay tín dung cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ
sở hữu , bởi vì số vốn chủ sở hữu là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp
doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin
cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó sẽ được
thanh toán khi đến han. Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp vì đó là cơ sở để hoàn trả vốn và lãi vay dài han, Đối với
các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định xem
có cho phép khách hàng mua chịu hàng hóa, thanh toan toán chậm hay không.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi
ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn... Vì vậy, họ
cần có những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả
kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các

cũng cần thiết để làm thoả mãn quy định bằng chứng có giá trị và đầy đủ.
Những lý do quan trọng nhất của việc sử dụng các thể thức phân tích là:
- Hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng:
Kiểm toán viên xem xét kiến thức và kinh nghiệm thu thập được về công
ty khách hàng trong những năm trước như một điểm khởi đầu để lập kế hoạch
cho cuộc kiểm toán của năm hiện hành. Bằng cách tiến hành các thể thức
5
phân tích mà qua đó các thông tin chưa được kiểm toán ở các năm trước, các
biến động sẽ nổi rõ. Những biến động này có thể đại diện cho những xu
hướng quan trọng hoặc có các hiện tượng đặc biệt mà tất cả đều có ảnh hưởng
đến việc lập kế hoạch kiểm toán.
- Đánh giá khả năng công ty tiếp tục là một doanh nghiệp hoạt động phát
đạt. Các thể thức phân tích thường có tác dụng như một dấu hiệu của việc
công ty khách hàng đang đứng trước những khó khăn khắc nghiệt về mặt tài
chính. Khả năng thiếu hụt về mặt tài chính phải được kiểm toán viên xem xét
trong quá trình đánh giá các rủi ro liên hệ với kiểm toán cũng như liên hệ với
giả định doanh nghiệp hoạt động phát đạt của ban quản trị khi soạn thảo các
báo cáo tài chính. Một số thể thức phân tích nhất định có thể rất hữu ích cho
việc xem xét này. Những điều kiện đó không chỉ có ảnh hưởng đến kế hoạch
kiểm toán mà còn có thể chỉ rõ là có những nghi ngờ đáng kể về khả năng
công ty tiếp tục làm ăn phát đạt, điều này sẽ được yêu cầu một báo cáo bổ
sung.
- Dấu hiệu của sự hiện diện các sai số khả dĩ trên báo cáo tài chính.
Những chênh lệch đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa
được kiểm toán ở năm hiện hành với số liệu khác được dùng để so sánh
thường được xem như là những dao động bất thường. Những dao động bất
thường xảy ra khi những chênh lệch đáng kể không được dự kiến nhưng lại
tồn tại hoặc khi những chênh lệch đáng kể có được dự kiến nhưng lại không
xảy ra trong cả hai trường hợp, một trong những lý do khả dĩ đối với một dao
động bất thường là sự hiện diện của một sai số về kế toán hoặc sai quy tắc.

với các mục tiêu kiểm toán và ở trong những tình huống khác tốt nhất là xem
các thể thức phân tích như sự quan tâm có định hướng và không được dựa vào
đó để thu thập bằng chứng chính thức.
3. Nội dung của kỹ thuật phân tích.
Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để
xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ bao gồm
7
mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông
tin tài chính và các thông tin phi tài chính. Do đó, kỹ thuật phân tích gồm 3
nội dung: dự toán, so sánh và đánh giá.
- Dự toán: Là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị của các chỉ tiêu,
tỷ suất hoặc xu hướng....
- So sánh: Là việc đối chiếu số dự đoán với số liệu trên báo cáo.
- Đánh giá: Là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và kỹ thuật
khác (Phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so
sánh.
Phương pháp phân tích chủ yếu dựa vào quá trình so sánh các mối quan
hệ giữa các thông tin tài chính với nhau hoặc giữa các thông tin tài chính với
các thông tin phi tài chính. Cụ thể bao gồm những so sánh chủ yếu sau:
3.1. So sánh giữa các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính
kỳ trước.
Kiểm toán viên có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài
chính kỳ này với báo cáo tài chính các kỳ trước. Hoặc có thể so sánh giữa số
dư hoặc số phát sinh của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ. Mục đích của
việc so sánh đó nhằm phát hiện những khoản mục, những chỉ tiêu hoặc tài
khoản có sự biến động không bình thường để tập trung thẩm tra, xem xét. Thí
dụ: Sự tăng đột ngột của chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kỳ so với các
kỳ trước đó, cần phải xem xét điều tra những chi tiết sai sót nếu có và xác
định nguyên nhân hoặc lượng hàng tồn kho tăng đáng kể so với những kỳ
trước đó, thì kiểm toán viên cần xem xét đến tỷ số giữa vòng quay hàng tồn

đáng hơn.
Giả sử, so sánh giữa hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp với hệ số
vòng quay vốn bình quân của ngành, kiểm toán viên có kết quả.
9
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp Bình quân ngành
19 x4 19 x 5 19 x 4 19 x 5
Hệ số vòng quay vốn 3,5 3,4 4,1 4,3
Nếu chỉ nhìn vào hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp trong hai năm
thì thấy rằng doanh nghiệp có vòng quay vốn tương đối ổn định và không có
biểu hiện bất thường. Song nếu so sánh với tỷ lệ bình quân của ngành thì tình
hình sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng xấu đi và thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ bình quân của ngành. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ tiếp tục thu
thập bằng chứng để chứng minh cho điều dự toán trên.
Hãng thông tấn DUN AND BRADSTREET, ROBERT MORRIS và
nhiều nhà xuất bản khác trên thế giới cũng đang thu thập thông tin tài chính
cho hàng ngàn công ty và soạn thảo dữ kiện cho rất nhiều ngành kinh doanh
khác nhau. Nhiều công ty kiểm toán mua các bản tin này để sử dụng như một
căn cứ của việc so sánh ngành trong các công cuộc kiểm toán của họ.
Những lợi ích quan trọng nhất của quá trình so sánh ngành là nó như một
sự giúp đỡ để hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng và thấy được dấu
hiệu của khả năng phát triển hay thất bại về mặt tài chính của doanh nghiệp....
Nhược điểm chính khi sử dụng các tỷ số của ngành để kiểm toán là sự
khác nhau giữa bản chất của thông tin tài chính của khách hàng với bản chất
của các công ty được dùng để tính các kết quả của ngành. Vì các dữ kiện của
ngành là các số bình quân chung nên các quá trình so sánh có thể không có ý
nghĩa. Thường thì mặt kinh doanh của khách hàng không giống như các
chuẩn mực của ngành. Ngoài ra, các công ty khác nhau sử dụng các phương
pháp kế toán khác nhau và điều này ảnh hưởng đến tính so sánh được của dữ
kiện. Nếu hầu hết các công ty trong ngành sử dụng phương pháp FIFO để


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status